Nguyên nhân của những hạn chế còn tồn tại trong quản trị quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công Ty Cổ

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại Quản trị quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công Ty Cổ Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long (Trang 50)

Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long

Những tồn tại trong quản trị quá trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của công ty là do các nguyên nhân chủ yếu sau:

-Thứ nhất:Nhà quản lý chưa coi trọng việc lập kế hoạch về nguyên vật liệu,dẫn đến việc lập kế hoạch một cách sơ sài thiếu chi tiết,thường chỉ ước lượng mức nguyên vật liệu cần cho sản xuất dựa trên kinh nghiệm chứ không tính toán chi tiết một cách có khoa học.

-Thứ hai: Công ty thiếu một bộ phận chuyên nghiên cứu thị trường Ấn Độ và chủ động tiếp cận với khách hàng 1 cách chuyên nghiệp để có thể tìm hiểu về nhu cầu ở Ấn Độ một cách thấu đáo từ đó có thể đa dạng mẫu mã,nâng cao chất lượng sản phẩm nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu của thị trường Ấn Độ,công ty không có khoản tiền nào được dùng để nghiên cứu thị trường ngay từ đầu,mà chỉ bắt đầu xuất khẩu sau đó sử dụng lợi nhuận thu được từ việc bán sản phẩm trên thị trường này để tiến hành đầu tư lại.

-Thứ ba: Công ty không có một bộ phận nào để đảm nhiệm công việc sửa chữa máy móc hỏng hóc cũng như không chủ động có những phương án dự phòng trường hợp máy móc có vấn đề.

-Thứ tư: Công ty chưa tập trung vào công tác đào tạo để nâng cao chất lượng nhân viên trong khâu kiểm tra hàng hóa.Thêm vào đó là việc ngại đổi mới,cải tiến cũng như sợ tốn kém về chi phí đầu tư trang thiết bị hiện đại để kiểm tra hàng hóa.

-Thứ năm: Do thiếu đội ngũ quản lý, tại cơ sở sản xuất chỉ có một tổ trưởng

phân xưởng nên việc giám sát quá trình sản xuất khó khăn. Mặt khác, phân xưởng có vị trí địa lý cách xa với văn phòng làm việc của ban lãnh đạo nên hạn chế phần nào việc giám sát sản xuất và kiểm tra chất lượng sản phẩm. Mặt khác, ở công ty còn tồn tại khoảng cách giữa cán bộ quản lý, giám sát với nhân viên thực hiện. Vì khối lượng công việc nên nhà quản lý không thể giám sát một cách trực tiếp công tác chuẩn bị hàng tại phân xưởng mà phải dựa vào sự tin tưởng đối với nhân viên, dựa vào các chứng từ và báo cáo mà nhân viên cung cấp.

-Thứ sáu: Trình độ quản lý của nhà quản lý chưa được nâng cao.Các nhà quản lý đương nhiệm thường giải quyết vấn phát sinh theo một cách đơn giản và đỡ mất công sức nhất cho mình và cách xử lý vấn đề phát sinh thường được đưa ra dựa trên những quyết định của các nhà quản trị trước đó,chứ không được nhà quản trị đương nhiệm tìm tòi cách giải quyết mới,sáng tạo và đem lại hiệu quả cao hơn.

Một phần của tài liệu luận văn khoa thương mại Quản trị quy trình chuẩn bị hàng đá xây dựng xuất khẩu sang thị trường Ấn Độ của Công Ty Cổ Phần Khai Thác và Xuất Nhập Khẩu Khoáng Sản Thiên Long (Trang 50)