Một sô giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tô cáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 114)

1 việc khiếu nại, tố cáo, dẫn tới nhiều quyết định giải quyết khiếu > không đầy đủ cơ sở pháp lý và cơ sở thực tế.

3.2.2. Một sô giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả trong công tác giải quyết khiếu nại, tô cáo

công tác giải quyết khiếu nại, tô cáo

Từ thực tiền giái quyết khiếu nại, tô cáo trong thời gian qua, xuất phát từ những nguyên nhân làm giảm hiệu lực, hiệu quá công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong thời gian qua, theo chúng tôi, bên cạnh việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, thì cần thực hiện một số giải pháp cơ bản đế nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo.

3.2.2.I. Nâní> cao Iihận thức về tầm quan trọng của quyền khiếu nại,

quyên tô cáo của CÔI1ỊỈ dân, của công tác lỊĨcíi qitxết khiếu nại, tố cáo, huy ííộiìịỊ sức mạnh dồng bộ của các cơ quan, tổ chức (kế rà của Nhủ nước và cùa các tô chức xã hội) trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo

Khiếu nại, tố cáo của công dân là vấn đề có tính chính trị- pháp lý- xã hội. Do đó, việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của nhân dân vừa là bức xúc vừa là lâu dài, là vấn đề nhạy cảm, việc xử lý không chỉ thuần tuý về quyền lợi về kinh tế, mà nó gắn chặt với công tác chính trị tư tưởng, tổ chức, liên quan đến an ninh và trật tự an toàn xã hội. Vì vậy, cần nhận thức rằng đảm bảo hiệu lực, hiệu quả công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo không chỉ là công việc của các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền mà cần phải có sự lãnh đạo chặt chẽ của cấp uỷ đáng, sự phối hợp đồng bộ của các tổ chức chính trị- xã hội: Mặt trận Tổ quốc, Công đoàn, Hội Nông dân, Hội Cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn thanh niên và các đoàn thể khác. Thực tiễn cho thấy, ở đâu cấp

uỷ đảng và chính quyền các cấp quan tâm, tập trung chỉ đạo giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân, giữ vững ổn định tình hình xã hội thì địa phương đó mới thực hiện được các mục tiêu phát triển kinh tế - chính trị- văn hoá- xã hội. Cấp uỷ, chính quyền các ngành, địa phương phải khẳng định đây là nhiệm vụ chính trị- pháp lý quan trọng của ngành, địa phương.

Chính quyền các cấp dưới sự chỉ đạo của cấp uỷ Đảng, phối hợp chặt chẽ với Mặt trận Tổ quốc, các đoàn thể: Công đoàn, Hội Nông dân, Hội cựu chiến binh, Hội Phụ nữ, Đoàn Thanh niên... để giáo dục, vận động, thuyết phục công dân, thành viên, hội viên của mình chấp hành đúng chính sách, pháp luật; đảm bảo đúng quyền, nghĩa vụ của mình khi khiếu nại, tố cáo để khiếu nại, tố cáo của công dân và giải quyết khiếu nại, tố cáo của các cơ quan nhà nước đi vào nề nếp, kỷ cương, chú trọng tổ chức tốt việc hòa giải ở cơ sứ đế giải quyết kịp thời nhanh chóng các tranh chấp, mâu thuẫn trong nội bộ nhân dân ngay tại cơ sở, ngay từ khi mới phát sinh.

Bản chất của giải quyết khiếu nại, tố cáo như trong chương 1 đã trình bày là việc giải quyết các vi phạm pháp luật. Các cơ quan nhà nước cần thấy mục tiêu cuối cùng là xử lý nghiêm minh các vi phạm pháp luật, khôi phục quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan tổ chức chứ không phải là giải quyết cho xong thẩm quyền của mình để trốn tránh trách nhiệm. Vì vậy, bên cạnh việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, các cơ quan nhà nước cần hướng dẫn, giải thích cho công dân hiểu những khiếu nại, tố cáo không có căn cứ để tránh tình trạng hiểu sai về cách làm việc của các cơ quan nhà nước nên công dân vẫn thấy quyền lợi bị thiệt thòi, các yêu cầu đòi hỏi của mình không được giải quyết tiếp tục khiếu nại, tố cáo kéo dài, không chấm dứt, ngày càng phức tạp hơn.

Tiếp tục tuyên truyền, phổ biến chính sách, pháp luật sâu rộng trong cán bộ, nhân dân, đê mọi người nắm vững và thực hiện nghiêm chỉnh nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; nhất là trong lĩnh vực trọng tâm thường phát sinh nhiều khiếu nại, tố cáo như đất đai, nhà cửa, chính sách xã hội, các lĩnh vực tư pháp, để cơ quan nhà nước, công dân nắm vững và thực

hiện; giám sát cán bộ, công chức thực hiện đúng pháp luật. Tuyên truvền pháp luật về khiếu nại, tố cáo, trước hết là Luật khiếu nại, tố cáo.

3.2.2.2. Tập trung giải quyết dứt điểm các khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp, kiên quyết xử lý cơ quan, tồ chức, cá nhân vi phạm pháp luật nói chung và vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo nối riêng

Tập trung chỉ đạo giải quyết dứt điểm các vụ khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài, chấn chỉnh các mặt quản lý nhằm hạn chế các vi phạm pháp luật; giải quyết về cơ bản tình trạng khiếu nại, tố cáo đông người không đúng chỗ. Đối với những vụ việc khiếu nại, tố cáo đông người, phức tạp, kéo dài phải có những chủ trương, biện pháp hiệu quả nhằm giải quyết dứt điểm, không đê tình hình phức tạp thêm, lừng bước hạn chế và đi đến chấm dứt tình trạng khiếu nại, tố cáo này. Việc xem xét, giải quyết các vụ việc phải dứt điểm từ địa phương, cơ sở nơi phát sinh khiếu nại, tố cáo, đảm bảo lợi ích chính đáng của nhân dân và lợi ích của Nhà nước. Quá trình xem xét, giải quyết phải dân chủ, công khai, công bằng, kết hợp chặt chẽ giáo dục, thuyết phục và tôn trọng pháp luật; kết hợp các biện pháp hòa giải, kinh tế, hành chính, hình sự để việc giải quyết có hiệu quả và hiệu lực. Tăng cường trực tiếp đối thoại giữa cán bộ chủ chốt của địa phương với những người khiếu nại, tố cáo. Thông qua việc đối thoại, cấp có thẩm quyền nắm được chính xác tâm tư, nguyện vọng và những yêu cầu chính đáng của công dân đế chỉ đạo, điều hành các cơ quan hữu quan xem xét, giải quyết một cách thống nhất, đồng bộ, triệt để các vấn đề dân khiếu nại, tố cáo. Đối thoại trực tiếp là thê hiện làm tốt công tác dân vận, đê người dân hiểu và thực hiện chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đối thoại với công dân trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo còn là biện pháp thực hiện dân chủ, công khai, để nhân dân cùng biết, cùng thực hiện. Đây là biện pháp tốt để tháo gỡ những bức xúc, những bất bình của công dân trong khi khiếu nại, tố cáo tập thể, đông người, tạo niềm tin của quần chúng nhân dân đối với chính quyền các

Quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo phải chặt chẽ, linh hoạt, vừa phải báo đảm dân chủ, quyền và lợi ích hợp pháp của nhân dân, lợi ích Nhà nước,

nhưng phải đúng pháp luật, giữ nghiêm kỷ cương phép nước; không đê kẻ xấu lợi dụng thành vấn để chính trị phức tạp.

Xử lý nghiêm minh đối với những cán bộ, công chức thiếu tinh thần trách nhiệm trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, có hành vi tiêu cực, vi phạm quyền dân chủ của nhân dân, lợi dụng quyền dân chủ làm trái pháp luật Đối với người khiếu nại, tố cáo đã được nhiều cấp, ngành giải quyết có lý, có tình, đúng chính sách pháp luật, nhưng cố ý không chấp hành, lợi dụng khiếu nại, tố cáo để đeo bám, gây mất trật tự xã hội, vu cáo và những kẻ kích động, cầm đầu, đứng ra tổ chức khiếu nại, tố cáo trái pháp luật, thì tuỳ theo tính chất, mức độ vi phạm phải xử lý theo quy định của pháp luật.

3 .2 .2 3 . Phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, đẩy mạnh công tác chỉ đạo, điêu hành việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, nânạ cao trách nhiệm của các cơ quan nhà nước trong việc gidi quyết khiếu nại, tố cáo

Thực tiễn cho thấy ở những nơi phát huy dân chủ, những việc liên quan đến lợi ích chính đáng của người dân được công khai bàn bạc để nhân dân biết và cùng thực hiện thì số lượng khiếu nại, tố cáo giảm phần lớn, không có phát sinh khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người. Thực hiện đầy đủ quy chế dân chủ ở cơ sở để mọi việc đều làm theo pháp luật có sự giám sát, kiểm tra của quần chúng là vấn đề rất quan trọng để hạn chế tới mức tối đa việc vi phạm pháp luật, vi phạm quyền dân chủ là nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo. Đây là biện pháp đi trước để hạn chế khiếu nại, tố cáo phát sinh phức

Thủ trưởng các cơ quan nhà nước phải đề cao trách nhiệm, quan tâm chỉ đạo các ngành, các cấp, các đơn vị thuộc quyền xem xét giải quyết kịp thời các vụ khiếu nại, tố cáo thuộc thẩm quyền theo đúng qui định của Luật khiếu nại, tố cáo, đặc biệt là các khiếu nại, tố cáo phức tạp, đông người và phải chịu trách nhiệm đối với việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, thi hành các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Chính phủ cũng đã đặt ra yêu cầu đặt ra là: "Các cấp, các cơ quan hành chính nhà nước phải thực hiện đầy đủ trách nhiệm và quyền hạn của mình trong việc giải quyết khiếu

kiện của dân, tích cực xử lý những vụ việc tồn động từ trước và không để kéo dài những vụ việc mới"|56 lr5ỉ.

Đồng thời các cơ quan, tổ chức phải thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương VI (lần 2) về xây dựng và chỉnh đốn Đảng; tiếp tục củng cố và xây dựng chính quyền trong sạch, vững mạnh là vấn đề có ý nghĩa quyết định cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền kết luận và xử lý khiếu nại, tố cáo có lý có tình và chấm dứt khiếu nại, tố cáo, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức.

3.2.2.4. Tiếp tục kiện toàn các tổ chức thanh tra và đẩy mạnh đào tạo cán bộ, công chức.

Củng cố và tăng cường công tác thanh tra và tổ chức thanh tra các cấp kể cả thanh tra chuyên ngành, chú trọng đến các tổ chức thanh tra Tài chính, Ngân hàng, Địa chính, Xây dựng, Lao động và thương binh xã hội, Giáo dục, Y tế... là những lĩnh vực có nhiều khiếu nại, tố cáo, đảm bảo số lượng, chất lượng cán bộ để làm tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền giải quyết tốt khiếu nại, tố cáo của công dân theo quy định của Luật khiếu nại, tố cáo; phải coi công tác thanh tra là công tác thường xuyên để phát hiện những nhân tố tích cực, phòng ngừa những vi phạm, kịp thời uốn nắn sửa chữa để đưa mọi hoạt động đi vào kỷ cương, pháp luật, thực hiện chức năng quản lý nhà nước, kiểm tra đôn đốc trách nhiệm của thủ trưởng các cấp, các ngành, các đơn vị cấp dưới thuộc thẩm quyền của mình về công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo. Nhân tố con người luôn là nhân tố quyết định. Vì vậy, việc tiếp tục đẩy mạnh công tác bồi dưỡng, đào tạo đội ngũ cán bộ, công chức nói chung và đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng là một vấn đề luôn mang tính thời sự và tính chiến lược. Chính phủ đã đặt "công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, công chức theo yêu cầu mới, cả về phẩm chất và năng lực, trình độ chuyên môn, kỹ năng hành chính là trọng tâm của chương trình tổng thể cải cách hành chính"f56 tr5), để từ đó có một đội ngũ cán bộ, công chức có năng lực, phẩm chất, có tinh thần trách nhiệm và thạo việc cả về chuyên môn và quản lý hành chính nhà nước đảm đương được nhiệm vụ được giao nhằm làm cho bộ máy nhà nước hoạt động tốt, có hiệu lực và hiệu

quá, bảo đảm dân chủ và tiến tới hiện đại. Thông qua đó, nâng cao chất lượng giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng như góp phđn đám bảo cho hiệu lực thi hành của pháp luật về khiêu nại, tố cáo.

3 .2 2 .5 . Tiếp tục ban hành các văn bàn quy phạm pháp luật về khiếu

nại, tố cáo, dặc biệt lù troììiị lĩnh vực điều tra, truv tố, xét xử, thi hành án

Ngoài việc tiếp tục sửa đổi, bổ sung Luật khiếu nại, tố cáo như trên đã trinh bày (phần 3.1.3.1) thì các quy định về khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp còn chưa cụ thể. Vì vậy, Viện Kiểm sát nhàn dân Tối cao, Toà án nhân dân tối cao cần nghiên cứu có các hướng dần cụ thể, trước mắt có thể ban hành thông tư liên tịch về vấn đé khiếu nại, tố cáo và giai quyết khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực tư pháp. Đồng thời Toà án nhân dân tối cao và Viện Kiểm sát nhân dân tối cao phải phối hợp chỉ đạo xem xét giải quyết khiếu nại, tố cáo về điều tra, truy tố xét xử nhất là các việc khiếu nại, tố cáo kéo dài, phức tạp.

3.22.6. Nghiên cứu chuyến cơ c h ế iịiài quyết khiếu nại hiện n a \ chuyển sung cơ c h ế T o ù Ún, theo hướng các tranh chấp, khiếu nại đều được íỊÌái quyết tại Toù án, đồtìịị thời phủi chuẩn bị mọi mặt cho Toà án đ ể có thê dâm dương dược thêm nhiệm vụ mới

Như phán trên đã phân tích, về tổng thể, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo của chúng ta hiện nay vẫn là CƯ chế khép kín làm cho thiếu đi tính khách quan trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. Mặt khác làm cho các cơ quan hành chính nhà nước sa vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo quá nhiều, chưa tập trung đưực vào việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước. Vì vậy, đế đám báo việc phân công rõ ràng giữa các cơ quan nhà nước trong việc thực hiện các quycn lập pháp, hành pháp, tư pháp thì cần phải mở rộng thẩm quyên của Toà án nhân dân trong việc giải quyết khiếu kiện của dân theo hướng: "Nâng cao vai trò của Toà án nhân dân trong việc giải quyết khiếu kiện hành chính"16217'.

Việc mớ rộng thẩm quyển của Toà án nhân dân bằng cách quy định: Khi có khiếu kiện hành chính, công dân có quyền khởi kiện tại Toà án trong cá hai trường hợp: Khơi kiện trực tiếp tại toà Ún mà không nhất thiết phái

qua thủ tục khiếu nại lần đầu và họ vẫn có th ể khởi kiện tại Ttìà Ún khi đã qua thù tục khiếu nại lân đầu. N hư vậy, Nhả nước đã tạo thêm cho công dân lìhiêu cách lựa chọn đê bảo vệ các quyền, lợi ích hợp pháp của mình.

Tuy nhiên để giải pháp này có tính khả thi, theo chúng tôi, cần phải chuẩn bị đầy đủ mọi mặt cho Toà án khi Toà án nhận nhiệm vụ mới. Bởi vì thực tế cho thấy, các Toà án vần còn đang thiếu cán bộ, công chức, đội ngũ cán bộ, công chức hiện có vần còn nhiều bất cập, cơ sở vật chất vẫn còn thiếu và các Toà án nhân dân vẫn đang bị quá tải đối với các vụ án hình sự, dân sự. Vì vậy cần phải có sự chuẩn bị đầy đủ cho Toà án nhân dân đảm bảo sao cho Toà án nhân dân đủ lực lượng, đủ cơ sở vật chất để thực hiện công việc xét xử các khiếu kiện của dân.

Mặt khác, khi Toà án nhân dân nhận thêm nhiệm vụ mới thì nó liên quan đến các luật tố tụng. Vì vậy, chúng ta cũng cần phải tính đến việc nghiên cứu để sửa đổi, bổ sung pháp luật tố tụng nói chung và pháp luật tố tụng hành chính nói riêng nhằm tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ cho hoạt động của Toà án nhân dân khi giải quyết các khiếu nại, tố cáo của công dân.

Trên đây là một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Tuy nhiên, cần nhấn mạnh rằng, các giải pháp này chi phát huy thực sự khi nó được thực hiện đồng bộ với nhau và đồng bộ với các gi ái pháp trong tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam x ã hội chủ nghĩa.

KẼT LUẶN

1. Trong hệ thống các quyền con người, quyền công dân ở nước ta thì

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 114)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(127 trang)