Những hạn chẽ trong công tác giải quyết khiếu nại, tô cáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)

Ỏ NƯỚC TA TỪ 1999 ĐẾN NAY

2.2.2.Những hạn chẽ trong công tác giải quyết khiếu nại, tô cáo

Công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo bên cạnh những mặt đạt được thì còn một số hạn chế cơ bản sau:

Tlìứ nhâu tình hình khiếu kiện của công dân các địa phương có chiều hướng gia tăng, đáng lưu ý là tình trạng khiếu kiện đông người, phức tạp kéo dài trong nhiều năm do không được giải quyết, giải quyết không đúng pháp luật.

Thứ hai, nhiều trường hựp cơ quan nhà nước làm sai, nhưng khi dân khiếu kiện lại khổng giai quyết kịp thời hoặc giái quyết không khách quan thấy sai không chịu sửa, nhất là lỗi thuộc cơ quan nhà nước, bao che cho cấp dưới. Việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật và kỷ luật cán bộ có sai phạm còn chậm; thậm chí xử lý nương nhẹ đối với người sai phạm, làm cho một hộ phận cán bộ và dân ở nơi có khiếu kiện và người đi khiếu kiện thiếu tin, gửi đem vượt cấp hoặc trực tiếp đi khiếu kiện lên cấp trên.

Mặt khác, nhiều nơi cơ quan Nhà nước đặt ra các qui định, thủ tục tạo lợi thế, thuận lợi cho mình; coi nhẹ lợi ích của dân; quá trình xử lý, giải quyết ít lắng nghe đầy đủ ý kiên của người khiếu kiện để làm rõ tình tiết, bản chất sự việc, dẫn đến quyết định giải quyết khiêu tố chưa công tám, không nghiêm, không kịp thời, dứt điểm.

Có một số vụ việc qua thanh tra, kiểm tra đã phát hiện sai phạm, nhưng xử lý không nghiêm; không ít vụ việc khiếu tố xảy ra đã lâu, ý kiến giải quyết giữa các cơ quan khác nhau, làm cho lãnh đạo chẩn chừ, do dự hoặc một số việc do một số cán bộ trước làm sai hoặc giải quyết sai, người lãnh đạo mới biết, nhưng nc tránh, ngại va chạm, không dám quyết định dẫn đến dế kéo dài. Có những đối tượng là cán bộ bị khiếu tố còn thách đố người khiếu tố, làm cho quan hệ giữa dân và quan nhà nước căng thẳng, có trường hợp còn mặc cảm, định kiến với người khiếu kiện, nên đưa ra cách

g iả i qu yết th iếu k h ách quan, k h ô n g triệt để; VI vậy tâm lý “được th ua” trong

kiện tụng khá nặng nề.

Thứ ba, việc sửa chữa khuyết điểm sau khi tiến hành tự phê bình và phc bình theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 6 (lần 2), đặc biệt là việc giải quyết các vụ việc nổi cộm ở một số địa phương hoặc cơ sở thiếu khẩn trương; một số cấp ủy, chính quycn chưa thấy hết tính bức xúc của vấn đề này nên giải quyết thiếu kịp thời, ngay cá các vụ việc đã được thanh tra làm rõ, nhưng việc xử lý của cấp có thẩm quyền đối với người vi phạm chưa nghiêm túc, không ít vụ việc còn né tránh, làm cho một bộ phận cán bộ và nhân dân không đồng tình, tiếp tục khiếu kiện vượt cấp để gây áp lực từ trên xuống.

Thứ tư, nhận thức và hiểu biết pháp luật của một bộ phận nhân dân, kể cả cán bộ trong các cấp chính quyền và các cơ quan nhà nước còn hạn chế, công tác tuyên truyền phổ biến chính sách, pháp luật yếu. Vì vậy mà người đi khiếu kiện chưa nắm vững các qui định của pháp luật, số vụ việc khiếu kiện sai vẫn chiếm tỷ lệ cao, từ 30 đến 40%. Nhiều trường hợp, người khiếu kiện sai tuy đã được giải thích rõ, nhưng họ vẫn cố tình không tôn trọng kết luận và quyết định giải quyết theo pháp luật của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; tiếp tục khiếu kiện vượt cấp. Trong khi đó một số người lợi dụng dân chủ và quyền khiếu nại, tố cáo có hành vi kích động, dẫn dắt, lôi kéo, tụ tập đông người để đi khiếu kiện, có hành vi quá khích đê gây áp lực, nhiều vụ việc khiếu kiện gắn với tôn giáo làm cho tình hình thêm phức tạp, ảnh hưởng đến an ninh và trật tự xã hội.

Thứ năm, qua kiểm tra việc thực hiện Luật khiếu nại, tố cáo cho thấy một số địa phương, bộ, ngành giải quyết khiếu nại của cơ quan có thẩm quyền thường chậm so với thời gian Luật định, vụ việc tồn đọng nhiều (vụ việc thuộc thẩm quyền giải quyết của cấp tỉnh hoặc Bộ còn tồn đọng như năm 2000: ở Lạng Sơn còn 120 vụ việc, Bắc Giang 52 vụ, Quảng Ngãi 93 vụ, thành phố Hồ Chí Minh 737 vụ, Tổng cục Địa chính 11 vụ, Bộ Xây dựng 46 vụ, Bộ Giáo dục và Đào tạo 17 vụ); cấp trên chưa kiểm tra thường xuyên, chặt chẽ cấp dưới để đôn đốc, nhắc nhở giải quyết hoặc xử lý các trường hợp vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Khá nhiều vụ việc xem xét chưa thật khách quan, giải quyết chưa thỏa đáng hoặc còn ý kiến khác nhau làm cho người khiếu nại tiếp tục khiếu tái lên trên; một số quyết định giải quyết chưa chuẩn xác hoặc quyết định giải quyết đã có hiệu lực pháp luật nhưng chưa được người khiếu nại hoặc người bị khiếu nại, cơ quan tổ chức có liên quan thực hiện nghiêm túc, đúng thời gian do đó làm giảm hiệu lực, hiệu quả của cơ quan nhà nước về cồng tác này, làm giảm lòng tin của nhân dân. Ví dụ, tại Thành phố Hồ Chí Minh từ năm 1997 đến 10/1999 ban hành 2.302 quyết định, đến nay còn 630 quyết định chiếm 27,37% chưa được thực hiện; Uỷ ban nhàn dân tỉnh Long An ban hành 171 quyết định nhưng mới có 11 quyết định được tổ chức thực hiện, 21 quyết định phải điều chỉnh lại, 19 quyết định

phải xem xét phúc tra lại; 105 quyết định đang thực hiện dở dang; Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang ban hành 70 quyết định mới thực hiện được 45 (đạt 64%); Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi ban hành 13 quyết định mới thực hiện được 1 quyết định; Ưỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Nam ban hành 8 quyết định giải quyết mới thực hiện được 3 quyết định, Uỷ ban nhân dân tỉnh Phú Thọ ban hành 10 quyết định, mới thực hiện được 5 quyết định; Uỷ ban nhân dân tỉnh Hưng Yên có 30 vụ việc thuộc thẩm quyền, kết luận giải quyết 18 vụ việc, mới ban hành quyết định giải quyết 3 vụ, nhưng chưa thực hiện xong; Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hóa có 19 vụ việc thuộc thẩm quyền mới ra quyêt định giải quyết được 6 vụ, 6 vụ mới có kết luận thanh tra, 6 vụ đang thẩm tra xác minh; tỉnh Nghệ An còn 6 vụ đã có quyết định giải quyết cuối cùng nhưng còn tái khiếu; Bộ Công nghiệp ban hành 6 quyết định giải quyết khiếu nại cuối cùng, mới đang thực hiện 2 quyết định, 4 quyết định đương sự còn khiếu tiếp... Nhiều nơi khác cũng có tình trạng tương tự.

Thứ sáu, nhiều nơi việc giải quyết khiếu nại chưa đúng thủ tục pháp luật qui định, dùng thông báo, văn bản kết luận thay cho quyết định giải quyêt, nhiều trường hợp xử lý đơn chưa đúng thẩm quyền, chuyển đơn vòng vo; không ít vụ việc đúng thẩm quyền nhưng do lơ là, chậm trễ, né tránh việc giải quyết để người khiếu nại khiếu vượt cấp lên trên. Đối với người khiếu nại, tố cáo, gửi đơn thư đến nhiều cơ quan không thuộc thẩm quyền hoặc chức năng giải quyết, một số cơ quan đoàn thể nhận được đơn thư lại chuyển đến cơ quan không đúng thẩm quyền, vì vậy, đơn thư khiếu kiện gửi tràn lan tuy có giảm so với trước nhưng chậm được khắc phục.

Thứ bảy, chưa có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan chức năng, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể, chưa phát huy đẩy đủ vai trò của Thanh tra nhân dân và tổ hòa giải ở cơ sở tham gia vào quá trình giải quyết bằng các hình thức hòa giải, giải quyết hành chính, kinh tế hoặc quan hệ dân sự tại cơ

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 80)