Một sô phương hướng nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vê khiếu nại, tô cáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI, Tố CÁO

3.1.2.Một sô phương hướng nhằm hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vê khiếu nại, tô cáo

phạm pháp luật vê khiếu nại, tô cáo

Đê đáp ứng được các yêu cầu của tính hoàn thiện nói trên, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay cần đi theo nhũng phương hướng cơ bản sau.

3.1.2.1. Hoàn tliiện theo hướng phủ hợp với thực tiễn của đời sống kinh tế - xã hội

Pháp luật là một phạm trù chủ quan, phản ánh hiện thực khách quan. Sự phản ánh đó phải xuất phát từ đòi hỏi của đời sống hiện thực không thể cao hơn trình độ phát triển kinh tế- xã hội trong từng thời kỳ. Pháp luật có phản ảnh đúng đắn hiện thực khách quan thì mới điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội và mới được xã hội chấp nhận.

Tính khách quan của pháp luật quy định tính khách quan của hoạt động hoàn thiện pháp luật, như C.Mác đã khẳng định: "Quyền lập pháp không tạo ra luật pháp, nó chỉ phát hiện và nêu luật pháp" |ltr395).

Đc hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo bảo đảm được tính khách quan, đòi hỏi các cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải bám sát đường lối, chủ trương của Đảng, chiến lược phát triển kinh tế - xã hội; thực tiễn xã hội, thực tiễn và yêu cẩu của quản lý nhà nước trong từng thời kỳ, bám sát thực tiễn pháp lý trên cơ sở tổng kết tình hình thi hành pháp luật về khiếu nại, tố cáo; đánh giá thực trạng văn bản quy phạm pháp luật hiện hành liên quan đến khiếu nại, tố cáo; khảo sát đánh giá thực trạng quan hệ xã hội, thực trạng thái độ, tâm lý, phản ứng của dư luận xã hội, của giai cấp, tầng lớp, cộng đồng dân cư đối với những vấn đề, những nội dung chính, cơ bản về khiếu nại, tố cáo.

Tính khách quan trong hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật cũng đòi hỏi phải khắc phục, gạt bỏ các căn bệnh cục bộ địa phương, cục bộ ngành, đề cao lợi ích, sự thuận tiện cho địa phương mình, ngành mình, coi thường lợi ích chung, lợi ích chính đáng của xã hội, của ngành, địa phương khác trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo hoặc cần quy định sao cho

tránh dược việc cấp trên bao che cho cấp dưới, cấp dưới đùn đẩy cho cấp trên trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Tính khách quan trong hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật đòi hỏi việc ban hành pháp luật phải phù hợp với trình độ nhận thức hiểu biết pháp luật của nhân dân, giải quyết hài hoà mối quan hệ giữa nhu cầu hoàn thiện hệ thống pháp luật theo những quy luật nội tại của nó với nhu cầu điều chỉnh pháp luật của cuộc sống.

3.1.2.2. Hoàn thiện theo hướng phù hợp với quan điểm của Đảng về khiếu nại, tố cáo

Báo đảm sự lãnh đạo của Đảng đối với nhà nước và xã hội là vấn đề hết sức quan trọng ở nước ta trong giai đoạn hiện nay, bởi vì chỉ có như vậy mới đảm bảo "giữ vững bản chất giai cấp công nhân của nhà nước, bảo đảm mọi quyền lợi thuộc về nhân dân, đưa công cuộc đổi mới đi đúng định hướng xã hội chủ nghĩa"15 Ir59i.

Trong sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, Đảng đã đề ra nhiều đường lối quan trọng có tính định hướng trực tiếp hoặc gián tiếp cho việc hoàn thiện pháp luật, trong đó có pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Nghị quyết Đại hội lần thứ IX của Đảng là sự tiếp tục và phát triển hơn nữa đường lối đổi mới kinh tế, đổi mới quản lý nhà nước và tăng cường vai trò của pháp luật. Những đường lối, chính sách của Đảng là cơ sở lý luận cho sự nghiệp đổi mới nói chung và đổi mới, hoàn thiện hệ thống pháp luật nói riêng trong đó có pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Trong điều kiện hiện nay, sự lãnh đạo của Đáng tập trung vào nhiệm vụ bảo đảm thực hiện thắng lợi hoạt động hoàn thiện hệ thống pháp luật theo những định hướng lớn đã được Hội nghị lần thứ ba Ban chấp hành Trung ương Khoá VIII, Đại hội IX vạch ra, nhằm tạo lập cơ sở cho hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng. Nghị quyết Đại hội IX nêu rõ: " Đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân" f6trl34|? đồng thời phải "Khắc phục tình trạng trùng chéo, đùn đẩy trách nhiệm, gây khó khăn, chậm trễ trong cồng việc và giải quyết khiếu kiện của dân"|6tr217ỉ.

Trên cơ sở các định hướng chiến lược của Đảng, việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật vể khiếu nại, tố cáo cần phải theo các hướng:

- Hệ thống vãn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải theo hướng phục vụ cho sự nghiệp đổi mới, phù hợp với điều kiện của một nền kinh tê thị trường theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đảm bảo pháp luật về khiếu nại, tố cáo là công cụ quan trọng để tăng cường quản lý nhà nước về khiếu nại, tố cáo; phục vụ nhân dân, củng cố và tăng cường mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa nhà nước và công dân; tăng cường sự tham gia của nhân dân vào các hoạt động quản lý nhà nước, là cơ sở pháp lý cho việc thực hiện quyén khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo trên cơ sở bám sát với yêu cầu của cuộc sống, sát với điều kiện thực tế, giữ vững và phát huy truyền thống dân tộc, phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa, phát huy tính tích cực chính trị của công dân.

- Hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo theo hướng tăng cường và củng cố pháp chế xã hội chủ nghĩa, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, vi phạm pháp luật, những biểu hiện quan liêu, cửa quyền.

3.1.2.3. Hoàn thiện theo hướng mở rộng và củng c ố nền dân chủ x ã hội chủ nqlũa

Dân chủ là thuộc tính cơ bản của pháp luật xã hội chủ nghĩa bởi nó là phương tiện tổ chức của một nhà nước dân chủ, một xã hội dân chủ, bảo đảm trên thực tế quyền lực nhà nước là thống nhất và thuộc về nhân dân.

Nói cách khác, pháp luật dân chủ phải là pháp luật vì con người. Đó là định hướng xuyên suốt quá trình phát triển của pháp luật, là tư tưởng chỉ đạo công tác khiếu nại, tố cáo pháp luật. Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng định là phải làm sao cho pháp luật dân chủ ngày càng nhiều hơn, tốt hơn.

Đê tạo điều kiện cho nhân dân làm chủ trực tiếp phải quán triệt tinh thần và nội dung cụ thể của nguyên tắc dân chủ trong từng mắt khâu của quy trình xây dựng pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Điều có ý nghĩa quan trọng là phải

bảo đám dân chủ thực sự trong việc tổ chức lấy ý kiến nhân dân thực hiện " cải tiến việc lấy ý kiến về các văn bản pháp luật theo hướng thiết thực, tránh hình thức lãng phí" (3'lr4l|( và phải " có quy chế giao trách nhiệm nghiên cứu, tập hợp và trả lời thư của nhân dân góp ý về công việc chung của đất nước"

(3.30)

Mặt khác, bên cạnh việc tạo điều kiện cho nhân dân trực tiếp tham gia pháp luật, cần tập trung nâng cao năng lực lập pháp của Quốc hội, tiếp tục dân chủ hoá sinh hoạt của Quốc hội, nhất là trong các kỳ họp Quốc hội thảo luận thông qua các dự án luật, nâng cao năng lực của Hội đồng dân tộc, các Uỷ ban của Quốc hội, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đại biểu, tăng cường đại biểu chuyên trách; chú trọng tham khảo ý kiến của các tổ chức chính trị xã hội, đoàn thể quần chúng có liên quan đến nội dung các dự án pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Có quy chế phối hợp chặt chẽ giữa Quốc hội với Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể quẩn chúng để tập hợp trí tuệ của nhân dân tham gia vào các dự án luật và những vấn đề quan trọng của đất nước nói chung và các dự án luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 95)