Tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật về khiếu nại, tô cáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)

HIỆU QUẢ CÔNG TÁC GIẢI QUYẾT KHIÊU NẠI, Tố CÁO

3.1.1.Tiêu chí đánh giá tính hoàn thiện của pháp luật về khiếu nại, tô cáo

tô cáo

Pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng và pháp luật nói chung được đánh giá là hoàn chỉnh khi nó có "cơ cấu hoàn chỉnh, thống nhất và ổn định"122 lr3461. Đối với pháp luật về khiếu nại, tố cáo, tính hoàn thiện của nó được thê' hiện qua các tính sau đây :

3.1 . ì .1. Tính đầy đủ, hoàn chỉnh

Xã hội bao gồm nhiều lĩnh vực khác nhau nhưng luôn tồn tại trong một chỉnh thể thống nhất. Mỗi một lĩnh vực có những tính chất khác nhau nên sự điều chỉnh pháp luật đối với mỗi lĩnh vực sẽ có mức độ điều chỉnh khác nhau. Vì vậy, tính đầy đủ của hệ thống pháp luật đòi hỏi ở khả năng bao quát toàn bộ đời sống xã hội, bảo đảm không một lĩnh vực quan trọng nào của đời sống xã hội đứng ngoài sự điều chỉnh của pháp luật. Tính đầy đủ là tiêu chuẩn đầu tiên thể hiện mức độ hoàn thiện của hệ thống pháp luật về pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Yêu cầu chung của tính đầy đủ của hệ thống pháp luật, thể hiện ở sự đầy đủ các ngành luật theo cơ cấu nội dung lô gic khách quan và sự thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật tương ứng. Cơ sở xác định cơ cấu ngành luật là tính đặc thù của các quan hệ xã hội cần sự điều chỉnh pháp luật. Các quan hệ xã hội này dù phức tạp và nhiều loại, bao giờ cũng nằm trong một chỉnh thể xã hội, đều hình thành và phát triển theo quy luật sự vận động khách quan của xã hội.

Yêu cầu chung của tính đầy đủ không chỉ đòi hỏi sự đầy đủ của các ngành luật mà còn đòi hỏi sự phát triển đồng bộ giữa các ngành luật, tức là các ngành luật phải cùng nằm trên một mặt bằng phát triển.

Điều này có nghĩa là pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải mở rộng hơn nữa phạm vi điều chỉnh của mình để có thể bao quát được phần lớn các khiếu nại, tố cáo trong xã hội, đảm bảo cho công dân khi thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo họ có được hệ thống cơ sở pháp lý đầy đủ, vững chắc.

3.1.1.2. Tính thống nhất, đồng bộ

Hệ thống pháp luật bao gồm nhiều bộ phận liên quan và thống nhất với nhau. Khi xem xét mức độ hoàn thiện của một hệ thống pháp luật, phải tính đến việc giữa các bộ phận của hệ thống pháp luật có trùng lắp, chồng chéo hay mâu thuẫn không. Một hộ thống pháp luật không đồng bộ, giữa các bộ phận của nó chứa đựng mâu thuẫn, chồng chéo, thì hệ thống ấy không thê tạo ra sự điều chỉnh pháp luật có hiệu quả.

Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật trước hết được xác định bởi sự đồng bộ giữa các ngành luật trong hệ thống. Để đạt được điều này, cần phải chú ý xác định rõ ranh giới các ngành luật, tạo ra được hệ thống quy phạm căn bản thống nhất.

Sự đồng bộ của hệ thống pháp luật còn được xác định bởi sự đồng bộ ngay trong bản thân từng ngành luật cụ thể. Sự thống nhất giữa các quy phạm và giữa các chế định pháp luật trong các quan hệ cấu trúc của ngành luật tạo ra logic khách quan trong việc điều chỉnh các quan hệ xã hội thuộc đối tượng của ngành luật.

Như vậy, đối với pháp luật về khiếu nại, tố cáo sự thống nhất, đồng bộ được thể hiện qua hai yêu cầu:

Thứ nhất, sự thống nhất, đồng bộ ngay trong nội tại của pháp luật về khiếu nại, tố cáo. Giữa các quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải thống nhất với nhau. Việc quy định đối tượng của quyền khiếu nại, thẩm quyền, thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo trong nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn rất khác nhau như hiện nay thì chưa thể coi là thống nhất được.

Thứ hai, sự thống nhất, đồng bộ giữa pháp luật về khiếu nại, tố cáo với bộ phận khác của hệ thống pháp luật. Như trong chương 1 đã trình bày, quyền khiêu nại, tố cáo của công dân là "quyền bảo vệ quyền" cho nên quyền khiếu nại, quyền tố cáo có thể xuất hiện trên bất kỳ lĩnh vực nào của cuộc sống. Vì vậy, bất kỳ ngành luật nào cũng đều có các quy định về khiếu nại, tô cáo. Điều quan trọng là phải thiết kế sao cho các quy định đó thống nhất với nhau. Hiện nay các ngành luật quy định về khiếu nại, tố cáo rất khác nhau. Chẳng hạn Luật khiếu nại, tô cáo quy định rõ thời hạn giải quyết khiếu nại, tố cáo, còn Bộ luật Tố tụng hình sự (năm 1988) thì lại chỉ mới dừng lại các nguyên tắc chung về khiếu nại trong lĩnh vực tố tụng hình sự mà không có các quy định cụ thể tiếp theo.

3.1.1.3. Tính phủ hợp với thực tiễn và có một sự ổn định nhất đinh

Hệ thống pháp luật được hình thành do nhu cầu điều chỉnh các quan hệ xã hội, hướng chúng phát triển theo một trật tự nhất định. Xã hội nào, pháp luật ấy. Do vậy, tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện sự tương quan giữa trình độ của hệ thống pháp luật với trình độ phát triển của kinh tế xã hội. Nó không thê thấp hơn hoặc cao hơn trình độ phát triển của kinh tế xã hội nhưng phải đón đầu được sự phát triển của xã hội trong một tương lai gần. Tính phù hợp của hệ thống pháp luật thể hiện nhiều mặt. Khi xem xét tiêu chuẩn này, cần chú ý đến các mặt và giải quyết tốt mối quan hệ giữa pháp luật với kinh tế, chính trị, đạo đức, tập quán, truyền thống và các quy phạm xã hội khác.

Điều này có nghĩa là các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải có nội dung phù hợp với thực tiễn xã hội, phù hợp với trình độ phát triển kinh tế - chính trị - xã hội, phải phù hợp với truyền thống đạo đức của dân tộc, với bản sắc văn hoá dân tộc. Đồng thời pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải có tính ổn định nhất định. Chúng ta có Pháp lệnh quy định việc xét và giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân năm 1981, đến năm 1991 Pháp lệnh khiếu nại, tố cáo của công dân, năm 1998 có Luật khiếu nại, tố cáo. So với sự tồn tại của các văn bản quy phạm pháp luật khác như thế là tương đối dài. Nhưng đến Luật khiếu nại, tố cáo thì chắc chắn phải sửa đổi, bổ sung trong

thời gian tới. Việc tạo ra một hệ thống pháp luật ổn định là rất quan trọng, tạo ra nề nếp, thói quen trong thực hiện pháp luật. Đế giải quyết khiếu nại, tố cáo có hiệu lực, hiệu quá, rõ ràng không chỉ dựa vào pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà còn phái dựa vào nhiều văn bán quy phạm pháp luật khác. Khi các vãn bán quy phạm pháp luật khác thay đổi, dẫn tới nội dung giải quyết khiếu nại, tố cáo thay đổi và như vậy sẽ làm phức tạp thêm tình hình khiếu nại, tố cáo. Khiếu nại, tô' cáo trong lĩnh vực đất đai, nhà cửa là một ví dụ. Do pháp luật trong lĩnh vực đất đai, nhà cửa thay đổi nhiều nên là một trong các nguyên nhân dẫn đến khiếu nại, tố cáo trong lĩnh vực này chiếm số lượng rất

3.1.1.4. Tính nhân văn

Hệ thống pháp luật nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng phái chứa đựng được các giá trị nhân văn của thời đại. Trong pháp luật vé khiếu nại, tố cáo các quy định của pháp luật phải có nội dung sao cho khi công dân thực hiện quyển khiếu nại, quyền tố cáo là thực hiện một cách đúng đắn, vạch rõ mục đích của quyền khiếu nại, quyén tố cáo là nhằm bảo vệ quycn lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức, của Nhà nước và xã hội, tránh việc lợi dụng khiếu nại, tố cáo để hãm hại người khác, mưu cầu lợi ích cá nhân. Đổng thời các biện pháp xử lý vi phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải được quy định cụ thể, chặt chẽ, vừa xử lý nghiêm người vi phạm, vừa có tác dụng giáo dục người khác.

3.1 ,J .5. Tính kỹ thuật lập pháp cao

Kỹ thuật lập pháp là một vấn đề rộng lớn, phức tạp, bao gồm tổng thê nhũng phương pháp, phương tiện được sử dụng trong quá trình soạn thảo và hệ thống hoá pháp luật, chứa đựng các nguvên tắc, các quy tắc khoa học nhằm báo đảm cho pháp luật có được đầy đủ các khả năng để điều chỉnh có hiệu quả các quan hệ xã hội. Hoạt động này đòi hỏi phải có trình độ chuyên môn và trình độ pháp lý: ngôn ngữ pháp lý phải báo đảm tính cô đọng, lôgíc, chính xác và một nghĩa.

Để pháp luật về khiếu nại, tố cáo có chất lượng, rõ ràng là nó phải được xây dựng, ban hành bởi một trình độ kỹ thuật lập pháp cao.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 91)