Những nhân tỏ khách quan và chủ quan đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tỏ cáo

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 84)

Ỏ NƯỚC TA TỪ 1999 ĐẾN NAY

2.2.3.Những nhân tỏ khách quan và chủ quan đòi hỏi phải hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tỏ cáo

thiện pháp luật về khiếu nại, tỏ cáo

2.2.3.1. Nlìữiìíị nhân tô khách quan

Thứ Illic it, xuất phát từ túc CÍỘIÌÍỊ của quá trình xây dụ’/lạ nén kinh t ế thị

t r ư ờ n i> c í ị n l ì hướníỊ x ã h ộ i c h ủ Ì i i ị ì ũ a .

Trong quan hệ giữa pháp luật và kinh tế, thì các tiền đề kinh tế không những là nguyên nhân trực tiếp dẫn đến sự ra đời của pháp luật mà còn quyết định toàn hộ nội dung, tính chất, cơ chế điều chỉnh pháp luật. Vì vậy, sự cần thiết khách quan đối với việc hoàn thiện hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo xuất phát trước hết từ thực trạng và xu hướng phát triến của các quan hệ kinh tế - xã hội nói chung và các yêu cầu, đòi hỏi của quá trình xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở nước ta.

Thực hiện việc chuyển đổi từ một nền kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang một nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa tất yếu sẽ làm thay đổi căn bán các quan hệ kinh tế, cũng như sự vận hành của các quy luật kinh tế. Đây là nguycn nhân trước hết dẫn đến những thay đổi và sự cần thiết phái hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung và hệ thống văn bản quy phạm pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng.

Vì vậy, việc điều chỉnh pháp luật nói chung cũng như điều chỉnh pháp luật trong lĩnh vực khic'u nại, tố cáo nói riêng cần phải phù hợp với thực trạng đó của nền kinh tế. Đây là nhân tố quan trọng hàng đầu đối với việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo, và chỉ trên cơ sở đó mới có thể tạo ra một hệ thống văn bản quy phạm pháp luật phù hợp, điều chỉnh có hiệu lực, hiệu quá, không mắc phái những sai lầm của tư duy chủ quan duy ý chí, nóng vội muốn xây dựng ngay một hệ thống pháp luật hoàn thiện nhưng không phù hợp với các điều kiện kinh tế.

Thực hiện sự quán lý của mình đối với nền kinh tế thị trường nhà nước sử dụng nhiều công cụ, phương tiện khác nhau như kế hoạch, chính sách pháp luật... Nhưng trong đó pháp luật được coi là phương tiện cơ bán nhất, quan trọng nhất. Do đó, xây dựng nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần vận

hành theo cơ chế thị trường có sự quán lý của nhà nước ở nước ta đã đặt ra ycu cẩu phái không ngừng hoàn thiện hệ thống pháp luật nói chung cũng như pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng. Mặt khác, tro/ìiị nén kinh tế thị trưởng, các quan hệ kinh t ế nói riêng và các quan hệ xã hội nói chung vận (ĨỘHỊị rất nhanh, đòi hỏi pháp luật nói cliuniỊ vờ pháp luật vê khiếu nại, tô' cáo nói riêng phái có sự thay đổi tươníỊ ứng dê có sự điều chinh nhan lì chóng, kịp thời, đáp ứiìỊị xêu cầu, đòi hói của thực tiễn. CÙHÍ> với sự phút triên của nên kinh tế, cức quyên con ni>ười, í/uvền côììiị dán ngàx càng được m ờ rộng, vì vậy quyên khiếu nại, quyền tố cáo CŨHÍỊ phải dược m à rộ nạ đ ể có thê tương .\ứfi}Ị với vai trò của quyền khiếu nại, quyền tố cáo là "quxén bào

vệ quyền

Các điều kiện kinh tế có ảnh hưởng mang tính quyết định đến cư chế thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo, cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo. Chính vì vậy chúng ta cần phái có tư duy mới, nhận thức toàn diện hơn về quycn khiếu nại, quyền tố cáo, về cơ chế giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm báo cho quyền khiếu nại, quyền tố cáo được thực thi đầy đủ trên thực tế. Điều này phái bắt đầu từ việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo.

Tliứ hai, .xuất phát từ tức động cùa tiến trình x ãV cIịờĩíị nhà nước pháp

cỊỉtyèn Việt Nam x ã hội chủ nghĩa và quá trình dân chủ ỈÌOÚ dờ i sông nhà

nước, đời son ạ x ã liội.

Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ IX Đáng Cộng sán Việt Nam đã kháng định một trong những quan điểm cơ bản nhằm tiếp tục xây dựng và hoàn thiện nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là: "Nhà nước ta là công cụ đẻ thực hiện quyển làm chủ của nhân dân, là nhà nước pháp quyền của dân. do dân, vì dân...Nhà nước quản lý xã hội bằng pháp luật ".|6tr 1311

Quản lý nhà nước bằng pháp luật là yêu cáu khách quan của một xã hội văn minh, công bằng, dân chủ, là phương pháp cơ bản đám bảo hiệu lực và hiệu quả quản lý của nhà nước. Xây dựng nhà nước pháp quyền hoạt động trên cơ sớ pháp luật, thực hiện quán lý tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội, báo đảm cho toàn xã hội nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật. Trên cơ sở đó, các quycn và lợi ích hợp pháp của công dân được bảo đảm, khắc phục được

sự tuỳ tiện, lạm quyền của các cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức trong bộ máy nhà nước.

Đại hội IX của Đảng chỉ rõ: "đổi mới cơ chế, xác định trách nhiệm của các cấp, các cơ quan, cán bộ, công chức trong việc giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân"|6'trl34ỉ. Điều này tác động rất lớn đến pháp luật về khiêu nại, tô cáo. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải được xây dựng sao cho nội dung của nó phản ánh được những tư tưởng về nhà pháp quyền Việt Nam XHCN irong lĩnh vực khiếu nại, tố cáo với những nội dung chính là:

- Pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải phản ánh được mối quan hệ trách nhiệm qua lại giữa Nhà nước và công dân. Khi khẳng định công dân có quyền khiếu nại, quyền tố cáo thì cũng phải khẳng định nhà nước có nghĩa vụ giải quyết khiếu nại, tố cáo, bảo đảm cho quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân.

- Pháp luật về khiếu nại, tố cáo thể hiện sự phân công rõ ràng và sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan nhà nước trong việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, có một chế độ trách nhiệm cụ thể của các cơ quan nhà nước, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo.

Mặt khác, quá trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa không tách rời với quá trình phát huy dân chủ xã hội chủ nghĩa. Vì vậy, Văn kiện Đại hội IX chỉ rõ: "Phát huy dân chủ, giữ vững kỷ luật, kỷ cương, tăng cường pháp chế...Thực hiện tốt quy chế dân chủ, mở rộng dân chủ trực tiếp ở cơ sở. Chăm lo cho con người, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của mọi người. Giải quyết kịp thời khiếu nại, tố cáo của công dân"|6 tr49). Vì vậy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo phải thể hiện được nguyên tắc dân chủ xã hội chủ nghĩa, thu hút quần chúng nhân dân tham gia vào hoạt động giải quyết khiếu nại, tố cáo, đảm bảo được sự kiểm tra, giám sát của nhân dân đối với quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo và thực hiện các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đã có hiệu lực pháp luật. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng phải tạo ra một cơ chế để huy động sức mạnh chung của cả xã hội vào việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công dân.

Thứ ba, do tác động của quá trình cải cách hành chính và hiện đại hóa nên hành chính.

Cải cách hành chính và hiện đại hóa nền hành chính là vấn đề mang tính phổ biến trên toàn thế giới, được mọi quốc gia quan tâm, nhưng mức độ và nhu cầu cải cách, hiện đại hóa nền hành chính ở mỗi nước lại rất khác nhau, tùy thuộc vào các quá trình chính trị, kinh tế- xã hội đang diễn ra rất sôi động và vào mức động năng động, khả năng thực tế “làm dịch vụ công cộng” của nền hành chính đối với xã hội, nhân dân; hình thức cấu trúc nhà nước; truyền thống lịch sử của quốc gia đó và nhiều nhân tố chủ quan, khách quan khác nhau.

Nhận thức được tầm quan trọng của cải cách hành chính, ngày 17/9/2001 Thủ tướng chính phủ đã ban hành quyết định số 136/2001/QĐ-Ttg phè duyệt chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước giai đoạn 2001-2010 với các nội dung lớn:

- Cải cách thể chế : Xây dựng và hoàn thiện các thể chế, trước hết là thể chế kinh tế của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, thể chê về tổ chức và hoạt động của bộ máy hành chính nhà nước;

- Cải cách bộ máy hành chính nhà nước;

- Thực hiện mạnh mẽ việc phân cấp trong hệ thống hành chính đi đôi với nâng cao tính tập trung, thống nhất trong việc ban hành thể chế. Quy định rõ trách nhiệm, quyền hạn của từng cấp, từng tổ chức, từng cá nhân, đề cao trách nhiệm cá nhân, khen thưởng, kỷ luật nghiêm minh;

- Đổi mới, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức; - Cải cách tài chính công.

Trong khi đó, hiện nay các cơ quan hành chính nhà nước là lực lượng chủ yếu giải quyết khiếu nại, tố cáo. Vì vậy, việc hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng phải được đặt trong lộ trình cải cách hành chính, góp phần tạo ra một cuộc cải cách hành chính đồng bộ, xây dựng một nền hành chính trong sạch, vững mạnh, hiệu lực, hiệu quả.

Tliứ tư, do tác động của cơ c h ế quản lý cũ

Trong một thời gian dài, cơ chế quán lý tập trung đã nảy sinh ra sự quan licu trong hoạt động bộ máy nhà nước ta nói chung và trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo nói riêng. Trong rất nhiều trường hợp từ sự quan lièu của nhà nước đã dần đến các quyết định pháp luật cá biệt, hành vi công vụ bất hợp pháp, xâm phạm quyền, lợi ích hợp pháp của công dân, cơ quan, tổ chức làm phát sinh khiếu nại, tố cáo. Đồng thời, quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng do quan liêu làm cho khiếu nại, tố cáo kéo dài, vượt cấp. Vì vậy pháp luật về khiếu nại, tố cáo cần phải được thiết kế theo hướng sao cho khắc phục được sự quan liêu này. Muốn như vậy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cần phái có các quy định để buộc các cơ quan, tổ chức, cá nhân có thẩm quyền giải quyết khiếu nại, tố cáo phải thực sự sâu sát thực tế, điều tra, nghicn cứu, đánh giá bán chất của sự việc một cách khách quan, toàn diện để nhàm tạo ra các quyết định giải quyết khiếu nại, tố cáo đúng đắn. Mặt khác, pháp luật về khiếu nại, tô cáo hcn cạnh các quy định xác định cụ thê trách nhiệm của các cấp giải quyết khiếu nại, tố cáo cũng cần có các quy định về trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức, cá nhân tham mưu, giúp việc cho cấp cỏ thẩm quyén giải quyết khiếu nại, tố cáo, và phải có quy định mang tính nguycn tắc đê dám báo dân chủ trong quá trình giải quyết khiếu nại, tố cáo. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ năm, sự tác độĩìỊỉ n ia X II thếlìội nhập vờ toàn cầu hóa

Nước ta là một quốc gia có quy mô dân sô' lớn, đa dạng về tiềm năng lại nằm ở một vị trí quan trọng trong khu vực Đông Á và Đông Nam Á. Cho nên nước ta một mặt chủ động hội nhập, mặt khác cũng chịu sự tác động mạnh mẽ của xu thế hội nhập và toàn cầu hóa. Điều này có nghĩa là, các quan hệ xã hội mang tính quốc tế, có yếu tố nước ngoài ở nước ta ngày càng nhiều, phong phú, phức tạp. Tức là các khiếu nại, tố cáo có yếu tố nước ngoài cũng sẽ tăng lên cùng với mức độ hội nhập của nước ta. Vì vậy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng cần phải có những thay đổi nhất định để phù hợp với pháp luật và thông lệ quốc tế về khiếu nại, tố cáo và giải quyết khiếu nại, tố cáo, góp phần tạo điều kiện cho tiến trình hội nhập của đất nước.

Tlìứ sáu, sự tác dộng của bôi cành chính trị troní* và HiỊoùi nước

Một trong những điều kiện tiên quyết để đất nước ta phát triển là phải có một nền chính trị ổn định, đám bảo sự lãnh đạo của Đáng đối với nhà nước và xã hội. Trước sự phát triển của xã hội hiện nay cũng như sự phức tạp của bối cánh chính trị, nên việc khiếu nại, tố cáo, giải quyết khiếu nại, tố cáo trong rất nhiều trường hợp đã gây tác động xấu đến tình hình chính trị trong nước, nhất là các trường hợp khiếu nại, tố cáo không được giải quyết dứt điểm, có cơ sở pháp lý và phù hợp với thực tiễn dẫn đến khiếu nại, tố cáo kéo dài, đơn thư vượt cấp, gửi nhiều nơi hoặc các trường hợp khiếu kiện đông người. Những trường hợp này, thực tiễn cho thấy, nó chứa các tiềm ẩn nguy hại cho sự ổn định chính trị trong nước, dễ bị các thế lực thù địch lợi dụng, can thiệp. Vì vậy, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cần phải tạo ra cơ sở pháp lý đầy đủ, đám báo giải quyết khiếu nại, tố cáo dứt điểm ngay từ khi khiếu nại, tỏ cáo mới phát sinh.

2 .2 3 .2 Nliíin tô chủ (/naII

Thứ nhất, nliân tô chủ quan íĩòi hỏi phủi tiếp tục hoàn thiện plìáp luật vê khiêu nại, to cáo dó cliính là các nhược điểm của pháp luật vé khiếu nại, tố cáo hiện nay.

Những nhược điểm này (được trình bày chi tiết tại mục 2.1.2) làm cho pháp luật về khiếu nại, tố cáo chưa thật sự trở thành phương tiện pháp lý vững mạnh cho công dân thực hiện quyền khiếu nại, quyền tố cáo và chưa tạo ra được một cơ sớ pháp lý đầy đủ cho việc giải quyết khiếu nại, tố cáo của công

Tliứ hai, do những nhược diêm cluinq cùa hệ tliấniỊ pháp luật nước ta hiện nay.

Bởi vì, như trên đã phân tích, để giải quyết triệt để một khiếu nại, tố cáo, không thể chí dựa vào các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo mà còn phải dựa vào rất nhiều các văn bản quy phạm pháp luật khác để làm căn cứ pháp lý kết luận xem khiếu nại, tố cáo đó đúng hay sai. Nhưng bản thân hệ thống pháp luật nước ta hiện nay còn chưa đồng bộ, hay thay đổi,

nhiều văn bản quy phạm pháp luật còn chồng chéo thậm chí "có những chính sách đúng bị biên dạng qua nhiều tầng nấc hành chính quan liêu. Việc ban hành các văn bản pháp quy hướng dẫn thi hành luật rất chậm" '6tr7í 76> và đòi hỏi hiện nay là phải "tăng cường công tác lập pháp, xây dựng chương trình dài hạn về lập pháp, hoàn thiện hệ thống pháp luật, đổi mới quy trình ban hành và hướng dẫn thi hành luật"|6lrl32ỉ.

Trước sự đòi hỏi của thực tiễn, sự tác động của các nhân tố nói trên, pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện nay rõ ràng chưa đáp ứng được với các yêu cầu của thực tiễn, chưa xứng đáng được với vị trí là cơ sở pháp lý cho quyền khiếu nại, quyền tố cáo của công dân. Vì vậy, việc tiếp tục hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo trong giai đoạn hiện nay là một vấn đề cấp thiết đồng thời cũng mang tính chiên lược lâu dài nằm trong tiến trình xây dựng nhà nước pháp quyền Việt Nam xã hội chủ nghĩa.

Chương 3

PHƯƠNG HƯỚNG HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ KHIÊU NẠI, TỐ CÁO VÀ CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU L ự c ,

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta trong giai đoạn hiện nay (Trang 84)