Với quan điểm duy vật lịch sử, cần phải xcm xét, đánh giá pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở nước ta qua các thời kỳ lịch sử, từ đó đánh giá được ưu điểm, nhược điểm của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở mỗi một giai đoạn và xu hướng vận động của nó. Trên cơ sở đánh giá tổng thể, có thể chọn lọc được những ưu điểm, những kinh nghiệm trong lịch sử pháp luật về khiếu nại, tố cáo , để tiếp thu, kế thừa, bổ sung vào pháp luật về khiếu nại, tố cáo hiện nay. Với cách tiếp cận này, chúng tôi chia sự hình thành phát triển của pháp luật về khiếu nại, tố cáo thành các giai đoạn lớn, đó là:
- Thời kỳ đầu dựng nước cho đến khi đất nước ta được độc lập tự chủ (cho đến năm 938 - thời kỳ Bắc thuộc);
- Thời kỳ phong kiến (938 - 1945); - Thời kỳ 1945 - nay.
ỉ .2.2.1. Thời kỳ đầu dựng nước cho đến khi đất nước ta được độc lập tự chủ (cho đến năm 93H - thời kỳ Bắc thuộc)
Nhà nước Việt Nam cổ đại ra đời vào khoáng thế kỷ VII - VI trước CN. Nhà nước Văn Lang của các Vua Hùng145" ' 1''61, sự khới dầu cho lịch SỪ nhà nước và pháp luật Việt Nam nói chung và pháp luật về khiếu nại, tô cáo nói ricng.
Cũng như nhà nước, pháp luật Việt Nam thời kỳ Văn Lang - Au Lạc còn rất đơn giản, thô sơ, trình độ kỹ thuật lập pháp còn non yếu, pháp luật thành văn không nhiều và trong một thời gian dài, nguồn pháp luật chú yếu là tục lệ, tập quán, về nội dung còn mang nặng nhiều dâu ấn của xã hội thị tộc. Các tài liệu lịch sử còn lại để nghiên cứu tình hình pháp luật thời kỳ này rất ít. không cho phép luận văn mô tá chi tiết về I1Ó. Tuy nhicn, căn cứ vào tài liệu ớ Hậu Hán Thư nói rằng Mã Viện "tâu (vé kinli) hơn mười việc về luật cùa người Việt khác với luật của người Hán"|4v" ,(1' cho phép chúng ta có cơ sớ khẳng định Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc đã có pháp luật.
Hệ thống pháp luật thời kỳ này cũng chỉ ớ dạng đang hình thành, các quy phạm pháp luật còn ít, phạm vi điều chỉnh cùa pháp luật còn hẹp với mức độ điều chính còn I11Ờ nhạt. Mặc dù là các quan hộ xã hội còn đơn gián, nhưng không phải là không có các tranh chấp làm phát sinh các khiêu kiện nới chung (trong đỏ có cả khiếu nại, tô cáo) buộc Nhà nước phải giái quyết. Việc giải quyết này chủ yếu dựa trên tục lệ, tập quán của cộng đổng dân cư mà chắc chắn dựa vào cá các phán quyết của Nhà nước trên cơ sở các tập quán pháp.
Sau Nhà nước Văn Lang- Âu Lạc, đất nước rơi vào sự đô hộ của phong kiến phương Bắc trong một thời gian dài (1000 năm). Với đặc điểm lịch sử như vậy, trong thời kỳ Bắc thuộc (trừ những khoáng thời gian ngán giành được độc lập qua các cuộc khởi nghĩa) mô hình tổ chức hộ máy cai trị, nội dung pháp luật được áp đặt đều là của Trung Quốc. Tức là về nguyên tác pháp luật thi hành ở xứ bị đô hộ là pháp luật của nước đô hộ- pháp luật phong kiến Trung Quốc. Tuy nhiên việc áp dụng này, theo chúng tôi có sự cái biên nhất định do điều kiện, hoàn cảnh ở Việt Nam khác Trung Quốc, mật khác do sức sống mạnh mẽ của truyền thống dân tộc, bán sác văn hoá của dân tộc Việt Nam làm cho quá trình đồng hoá của phong kiến phương Bác gặp phái
rất nhiều khó khăn, trong nhiều trường họ'p phải chịu sự nhượng bộ. Ví dụ như "ở những miền núi thì sự tác động của pháp luật chính quyền trung ương lỏng lẻo hơn nhiều là miền trung du và đồng bằng. Phạm vi chi phối của các quy tắc tục lệ đặc biệt rộng rãi"t45 lr731. Nội dung pháp luật chủ yếu tập trung quy định về sự thống trị của phong kiến phương Bắc, phục vụ cho sự đô hộ của phương kiến phương Bắc, đàn áp các phong trào giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Do vậy, về cơ bản, pháp luật trong thời kỳ này là pháp luật phong kiến Trung Quốc. Cho nên các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo ở thời kỳ này chủ yếu là các quy định của pháp luật phong kiến Trung Quốc, mà theo chúng tôi, nội dung chủ yếu của nó cơ bản là phục vụ cho lợi ích giai cấp phong kiến phương Bắc với các quy định chưa thống nhất, việc áp dụng còn tuỳ tiện, bởi vì việc thực thi pháp luật "một phẩn là dựa vào bạo lực trực tiếp do quyền uy quân đội và quan lại cai trị có quyền hành rộng lớn tuỳ tiện làm, không dựa trên những pháp luật có hiệu lực phổ biến" [45-tr70]. Trên cơ sở những đạc điểm chung của pháp luật thời kỳ này, cho nên pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng mang nội dung tương tự của các quy định của pháp luật phong kiến Trung quốc về khiếu nại, tố cáo. Pháp luật về khiếu nại, tố cáo thời kỳ này còn ở trạng thái đơn giản, sơ khai, chủ yếu phục vụ cho mục đích thống trị, đô hộ của phong kiến Trung Quốc.
Củnq với sự ra đời, hình thành pháp luật ở Việt N am thì trong giai đoạn này, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng xuất hiện nhưng còn ở hình thức đơn g iả n, tản mạn và dựa vào các tục lệ, tập quán là chủ yếu. N ội dung ảnh hưởng nhiều của pháp luật phong kiến Trung Quốc và chủ yếu là phục vụ cho sự thông trị của phong kiến phương Bắc.
1.2.2.2. Thời kỳ Nhà nước phong kiến Việt Nam (T h ế k ỷ 10 - 1945)
* Trong giai đoạn đầu (Ngô - Đinh - Tiền Lê)
Đây là giai đoạn đầu của Nhà nước pháp luật phong kiến Việt Nam độc lập. Nhà nước còn non trẻ, tổ chức bộ máy Nhà nước còn đơn giản, thô sơ, chủ yếu mô phỏng tổ chức bộ máy Nhà nước phong kiến Trung Quốc. Nhà nước tập trung củng cố chính quyền Trung ương, chính quyền trung ương chưa thực sự vững mạnh. Đồng thời lại do tình hình chiến tranh cho nên Nhà
nước cũng chưa tập trung được nhiều cho công việc xây dựng pháp luật. Pháp luật phong kiến Việt Nam thời kỳ này còn tản mạn, không có tính thống nhất cao. Hình thức pháp luật chủ yếu là tập quán pháp. Tuy nhiên "chắc chắn là từ thời Tiền Lê, Nhà nước đã ban hành những văn bản pháp luật đầu tiên mở đầu lịch sử pháp luật thành văn của dân tộc"[19tr67]. Nội dung của pháp luật chủ yếu tập trung vào việc trừng phạt các hành vi xâm phạm sự thống trị của Nhà nước, chịu ảnh hưởng nhiều từ các tư tưởng tôn giáo. Sử cũ có chép tháng 3/1002, "Lê Hoàn" đặt luật lệ pháp lệnh" [32 tr267]. Nội dung của luật lệ pháp lệnh đó như thế nào, do điều kiện hạn chế về tài liệu, chúng tôi chưa thể làm rõ, nhưng chắc chắn sẽ có những quy định về việc hình ngục nói chung, trong đó có những quy định nhất định về khiếu nại, tố cáo dưới dạng các vụ án hình sự, bởi vì ngay từ thời Đinh Tiên Hoàng năm 971, Vua Đinh đã "đặt phẩm cấp cho quan văn, quan võ. Lưu Cơ làm đô hộ phủ sĩ sư" |32 lr2381, một chức quan coi việc ngục hình.
Cùng với Nhà nước, pháp luật thời kỳ này cũng còn ở rình trạng chưa p h á t triển, còn tản mạn, rời rạc. Với đặc điểm đó, các quy định của pháp luật vê khiếu nại, t ố cáo cũng ở tình trạng tương tự, và do đặc điểm của lịch sử, các quy định về khiếu nại, t ố cáo cũng nhằm tập trung bảo vệ quyển lực N hà nước, báo vệ lợi ích giai cấp phoníỊ kiến Việt Nam.
* Giai đoạn Lý- Trần (110 - 1400)
Đây là giai đoạn Nhà nước và pháp luật đi vào ổn định và phát triển. Nhà nước có điều kiện tập trung hơn cho việc xây dựng và tổ chức bộ máy Nhà nước, có thời gian tập trung quản lý xã hội, các hoạt động lập pháp bắt đầu phát triển, theo đó, pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng có sự phát triển đáng kể. Do tài liệu bị thất lạc nhiều, nên việc nghiên cứu chi tiết nội dung pháp luật thời Lý- Trần rất khó khăn. Tuy nhiên ta có thể thấy một số sự kiện đáng chú ý :
T h ứ nhất, Nhà nước đã có những quan tâm nhất định đến việc giải quyết các việc kiện tụng của dân. Chẳng hạn, vua Lý Thái Tổ đã ra lệnh xây cung Long Đức làm nơi xử kiện. Đến vua lý thái Tông, vào 3/1052 đã cho "đúc chuông lớn ở sân rồng điện Thiên An, cho dân hễ ai có điều gì oan ức không
thông đạt được lên trên thì đánh chuông đê thâu đến nhà vua"132'11'3321. Năm 1344, Trần Dụ Tông dặt "kiểm pháp quan ở Viện Đăng Văn xét xử việc ngục tụng'-2lrM71.
Thứ hai, qua các tài liệu sử học thì đúng chú ý trong giai đoạn nhà Trần "là việc thành lập các cơ quan phụ trách tư pháp ở triều đình, các cơ quan đó là Thẩm hình viện, Tam ty viện"1451' 1141. Dưới triều Trần có đặt "Bình bạc Ty ở Thăng Long coi việc hình án, kiện tụng"145" 1141.
Ở chính quyền địa phương thì quan lại hành chính ở các địa phương đồng thời phụ trách cà việc xét xử tội phạm và các việc kiện tụng khác.
Tliứ ba, các quy định về khiếu nại, tố cáo đã được thể hiện dần dần, bao gồm ca các quy định về nội dung và thú tục. Chẳng han, khi Lý Công u ẩ n lên ngôi đã xuống chiếu "cho phcp từ nay hễ ai có việc tranh giành thưa kiện, được đến tận triều đình mà tâu bày, nhà vua sẽ thân ra xử"1’2" 2*21, v ề nội dung khiếu nại, tố cáo bcn cạnh việc quy định chung chung là các việc "kiện tụng", "ngục hình", pháp luật cũng đã có một số quy định cụ thê về một số hành vi tố cáo vù trách nhiệm tố cáo. Chẳng hạn, tháng 3 năm 1117, vua Lý Nhân Tông xuống chiếu quy định "người láng giềng không tố cáo kẻ trộm hay giết trâu bò thì phạt 50 trượng"1321'3691 hoặc cấm một số hành vi không được tố cáo như tháng 5 năm 1315, vua Trần Minh Tông xuống chiếu "cấm cha con, vợ chồng và gia nô không được tố cáo lẫn nhau"|l7'lrl001.
Đến đời nhà Trần hoạt động xây dựng, ban hành pháp luật được tăng cường hưn nữa qua các sự kiện đáng chú ý như năm 1230 Trần Thái Tông cho "kháo xét các luật lệ của triều trước soạn thành Quốc triều thông chê và sửa đổi hình luật lệ gồm 20 quyển"1171' 121. Năm 1244 Trần Thái Tông lại cho "định các cách thức về luật hình'’|l7lr2<)|. Đặc biệt là vào năm 1341, Trần Dụ Tông sai "Trương Hán Siêu, Nguyễn Trung Ngạn biên soạn bộ Hoàng Triều đại điển và khảo soạn hình thư để ban hành"|l7trl271. Do thất lạc nên chúng ta không có được nội dung chi tiết về bộ luật này, song chắc chắn trong đó có những quy định về khiếu nại, tố cáo và Nhà nước đã có một sự quan tâm nhất định về giải quyết khiếu nại, tố cáo.
Thứ tư, một đặc điểm của các quy định về khiếu nại, tố cáo ở thời kỳ này (và đặc điểm này cũng được thể hiện trong một thời gian rất dài về sau) là việc các quy định vé khiếu nại, tố cáo thường được th ể hiện dưới dạnạ các quy phạm pháp luật hình sự (hoặc có c h ế tài hình sự kèm theo). Việc giài quyết khiếu nại, t ố cáo đều theo chung một thủ tục của các việc " kiện tụng", được xem xét tại công đường. Trong các việc kiện tụng đó, theo chúng tôi suy đoán có cả việc kiện tụng việc làm sai trái của các quan lại, các oan ức của dân- tức là các khiếu nại theo ngôn ngữ ngày nay.
Như vậy cùng với sự phát triển của pháp luật phong kiến Việt Nam nói chung, pháp luật vê khiếu nại, tồ' cáo ở thời kỳ này đ ã có bước phát triển đáng kê, các quy định về khiếu nại, tố cáo đ ã được th ể hiện nhiều hơn ở dạng thành văn. v ề nội dung, xuất phát từ bản chất chung của pháp luật phong kiến là ý chí của giai cấp phong kiến và là công cụ sắc bén để bảo vệ quyền lợi của giai cấp phong kiến, cho nên, các quy định của pháp luật về khiếu nại, tô cáo cũng chủ yểu được ban hành đ ể nhầm bảo vệ lợi ích của giai cấp phong kiến. Tuy nhiên trong m ột chừng mực nhất định, việc giải quyết các việc kiện tụng, với các hình thức kiện tụng trực tiếp (n hư đánh trống kêu oan, gặp vua) cũng đ ã phần nào bảo vệ được quyền lợi của nhân dân lao động.
* Thời nhà H ồ ( 1400 -1407)
Thời kỳ này có đặc điểm là tồn tại trong một thời gian ngắn, Nhà Hồ một mặt tập trung ổn định chính quyền, trong đó có biện pháp cải cách bộ máy Nhà nước, tăng cường lực lượng quân sự, mặt khác tìm cách thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong số các biện pháp đó có việc ban hành một số pháp luật về kinh tế và xã hội. Sử cũ có chép Hồ Hán Thương "có quy định về hình luật"[45 trl32]. Tuy nhiên, theo chúng tôi, do tồn tại ngắn, nên hoạt động lập pháp của nhà Hồ không có nhiều. Do vậy pháp luật thời nhà Hồ nói chung và pháp luật về khiếu nại, tố cáo nói riêng ở giai đoạn này không có sự thay đổi lớn.
* Thời nhà Lê (1428 - 1527)
Thời nhà Lê, đặc biệt là thế kỷ XV, là thời kỳ hưng thịnh của các triều đại vua Lê, đồng thời cũng là thời kỳ phát triển đạt đến đỉnh cao nhất của
Nhà nước phong kiến trung ương tập quyền Việt Nam. v é mặt lịch sử Nhà nước và pháp luật, đây là thời kỳ Nhà nước và pháp luật phong kiến Việt Nam phát triển mạnh mẽ nhất và đạt tới trình độ cực thịnh vào thời vua Lê Thánh Tỏng (1460 - 1497). Trong đó, về mặt pháp luật, nổi bật lên là việc nhà Lê nói chung tăng cường hoạt động lập pháp. Hoạt động lập pháp thời nhà Lê hết sức phong phú, đánh dấu một bước quan trọng, nổi bật trong lịch sử vận động, phát triển của Nhà nước và pháp luật Việt Nam.
Theo đó, các quy định của pháp luật về khiếu nại, tố cáo cũng đã có những bước phát triển một bậc cá về số lượng, chất lượng, thể hiện sự quan tâm của Nhà nước trong việc giải quyết các việc kiện tụng. Trong quá trình tồn tại của nhà Lê, các vua Lê đã nhiều lần ban hành các chiếu mà nội dung ciia nó quy định trực tiếp hoặc liên quan đến việc kiện tụng, thủ tục giải quyết việc kiện tụng của dân.
Chẳng hạn, Lê Thái Tổ, ngay sau khi lên ngôi, năm 1428 đã xuống chiếu quy định luật lệ về kiện tụng, điển lệ và tước phong phẩm trật trong đó quy định: "phàm tố cáo được âm mưu làm phán, âm mưu làm những việc đại nghịch bất đạo và tố cáo kẻ nào đã tiết lộ việc trọng đại của Nhà nước thì được thướng tước ba tư " | : ! 2 ' t r H 4 0 i và "cáo tỏ những vụ ẩn lậu ruộng đất và bãi phù sa Ihì được thưởng 1/30 trong số ruộng đất và bãi đã phát giác ây" |Uư
Thủ tục kiện tụng cũng được các vua nhiều lần quan tâm, xuống các chiếu cụ thể, đảm bảo cho việc kiện tụng được giải quyết theo một trật tự nhất định. Vua Lê Thái Tông vào tháng 7năm 1434 xuống chiếu quy định "vụ kiện tụng nào là việc trọng đại thì mới cho phép tâu thẳng lên triều đình, còn những việc kiện tụng nhỏ trước phải thưa ở xã quan xét xử, rồi mới lên huyện, huyện xử không xong mới lên lộ, lên phủ, lcn đạo cứ theo bậc mà làm"|32'trS821. Năm 1480, Lê Thánh Tông lại định thể lệ xét đơn kiện tụng trong đó có quy định "các quan giữ việc hình ngục xét hỏi kiện tụng, việc kiện nào đã quyết đoán xong thì phải tâu trình, mỗi tháng 3 iần"[32 tr<W11 đồng thời đế tránh cho việc kiện tụng tràn lan, vua cũng đã xuống chiếu "cấm việc
nào đã quyết đoán xong mà đương sự lại còn khiếu tố một cách khiên cưỡng"1
Tháng 5 năm 1663 vua Lê Huyền Tòng ra sắc lệnh cho ngự sử đài và các viên giám sát ở 13 đạo: "xét hỏi đơn từ kiện tụng, phải tuân theo luật lệnh