Nguyên nhân từ phía Techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Lý Thường Kiệt (Trang 47)

- Môi trường luật pháp

2.3.2.1Nguyên nhân từ phía Techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt Nguyên nhân chủ quan

5. Hoàn thiện hồ sơ tín dụng

2.3.2.1Nguyên nhân từ phía Techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt Nguyên nhân chủ quan

Nguyên nhân chủ quan

- Xét về chính sách tín dụng : Là một ngân hàng khá trẻ không dám mạo hiểm trong chính sách cho vay, điều này dẫn tới Techcombank bị mất đi nhiều khách hàng tiềm năng, doanh số cho vay không lớn. Lãi suất cho vay cũng là một vấn đề lớn trong chính sách cho vay của chi nhánh. Hiện nay thì lãi suất của Techcombank không được cạnh tranh mấy trên thị trường ngân hàng. Việc sử dụng các biện pháp tăng lãi suất tiền gửi để thu hút thêm nguồn vốn nhưng đây là một biện pháp giới

hạn vì tăng lãi suất như thế nghĩa là sẽ làm tăng chi phí đầu vào ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng và chủ yếu là huy động ngắn hạn nên việc sử dụng để cho vay trung và dài hạn thì có quá nhiều rủi ro cho ngân hàng. Điều này dẫn đến việc khó khăn cho chi nhánh mở rộng tín dụng cá nhân trung và dài hạn.

Bên cạnh đó thì Techcombank-Lý Thường Kiệt vẫn chưa có chính sách cụ thể rõ ràng đối với đối tượng khách hàng cá nhân. Điều này dẫn đến việc cho vay phụ thuộc rất nhiều vào sự đánh giá của cán bộ tín dụng, mất tính khách quan khi cho vay với khách hàng và làm giảm uy tín của chi nhánh.

- Xét về quy trình tín dụng: Công tác thu thập thông tin thường dựa vào số liệu do khách hàng cung cấp và cũng có tham khảo thêm môt số thông tin thu thập từ bên ngoài. Nhưng nhiều lúc, công tác này còn chưa tốt dẫn tới việc đánh giá, thẩm định bị sai sót. Công tác tái thẩm định chưa thật sự tốt nên nhiều khi làm giảm tốc độ cho vay của khách hàng. Công tác đánh giá tài sản thế chấp cả về giá trị và tính pháp lý của tài sản đôi khi chưa được chính xác dẫn đến việc làm giảm chất lượng cho vay. Công tác kiểm tra giám sát khi cho vay của chi nhánh đôi khi chỉ mang tính hình thức, không phát hiện kịp thời những sai phạm hoặc có phát hiện nhưng chưa có biện pháp xử lý hữu hiệu.

- Xét về hoạt động marketing và hệ thống chi nhánh, kênh phân phối: Chi nhánh chủ yếu chỉ tập trung vào các hoạt động bề nổi như quảng cáo, còn việc vận dụng marketing nhằm nghiên cứu khách hàng, xác định thị trường mục tiêu, định vị hình ảnh, nâng cấp chất lượng dịch vụ thì vẫn còn chưa tốt. Ngoài ra chi nhánh cũng chưa có những biện pháp tích cực để lôi kéo khách hàng vẫn còn thụ động trong việc tìm kiếm khách hàng mới. Hiện nay thì chi nhánh chưa có phòng marketing riêng nên công việc tiếp thị khách hàng thường do chuyên viên quan hệ khách hàng đảm nhiệm luôn nên đôi khi vô hình chung cán bộ tín dụng không chú tâm nhiều vào việc tiếp thị thường xuyên đến khách hàng. Vì vậy mà kết quả của việc marketing ngân hàng chưa đạt được hiệu quả cao. Hiện tại một số khu vực mới phát triển của một số địa bàn thì chi nhánh chưa kịp có các phòng giao dịch và kênh phân phối để khai thác tiềm năng khách hàng ở các địa bàn đó. Ví dụ như ở khu vực

Hà Nội mới thì các chuyên viên tín dụng còn ngại đi xa để quảng bá và bán sản phẩm, khách hàng cũng e ngại khi phải đi giao dịch xa. Điều này cản trở mở rộng tín dụng cá nhân trong khi chi nhánh cần mở rộng mạng lưới phân phối để thuận tiện cho cả hai bên.

- Xét về trình độ cán bộ và sự hỗ trợ tác nghiệp cho cán bộ: Công việc của một cán bộ tín dụng đòi hỏi phải năng động, nhanh nhạy đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức chuyên ngành và thực tiễn cuộc sống tốt. Những năm gần đây cán bộ tín dụng tuyển chọn của chi nhánh chủ yếu là còn trẻ, có đủ trình độ, kiến thức nhưng còn thiếu kinh nghiệm thực tế. Ngoài ra, chế độ đãi ngộ, thưởng phạt chung của chi nhánh vẫn còn những điểm bất hợp lý đối với các cán bộ ở những vị trí khác nhau và cường độ làm việc khác nhau. Điều này dẫn tới khả năng thu hút người tài của ngân hàng cũng như chi nhánh thấp, các cán bộ tín dụng trong ngân hàng thì ngại cho vay, sợ trách nhiệm và chưa tâm huyết với công việc. Điều này đã khiến cho hiệu quả làm việc của cán bộ tín dụng giảm sút rõ rệt mà muốn có mở rộng và tăng trưởng tín dụng thì phải gắn liền với hiệu quả chất lượng trong công việc của các cán bộ tín dụng. Một vấn đề nổi cộm hiện nay mà chi nhánh gặp phải đó là công tác kiểm tra sau giải ngân của cán bộ tín dụng còn chưa được thực hiện một cách nghiêm túc. Cán bộ tín dụng thường chỉ quan tâm đến việc cho vay đối với khách hàng hơn là việc kiểm tra sau khi giải ngân cũng như là việc hỏi thăm khách hàng. Như vậy một phần nào chi nhánh đã bỏ qua những cơ hội phát hiện thêm những nhu cầu mới phát sinh của khách hàng. Những sự hỗ trợ cho công tác tín dụng của các chuyên viên khách hàng vẫn còn thiếu thốn nhiều thứ như: máy tính không đủ, thiếu bộ phận sales support (hỗ trợ khách hàng) nên nhiều khi chuyên viên không đảm bảo đủ thời gian để hoàn thành các khoản vay. Hiện nay chi nhánh đang chưa thực hiện đúng mô hình cấu trúc bộ máy mới nên các bộ phận trong việc hỗ trợ công tác tín dụng chưa thật sự tốt, công việc còn chồng chéo và thật sự khoa học khiến phát sinh thêm nhiều thời gian cho tác nghiệp làm ngoài giờ hành chính. Điều này gây ảnh hưởng đến việc mở rộng tín dụng cá nhân.

phục vụ được nhiều đối tượng khách hàng và đáp ứng được nhiều nhu cầu sử dụng dịch vụ của ngân hàng hơn nhưng bên cạnh đó vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như sau:

+Với sản phẩm cho vay mua ôtô thì còn phụ thuộc quá nhiều vào các showroom ôtô dẫn đến rất bị động đến nguồn khách hàng của chi nhánh. Thời gian thực hiện một bộ hồ sơ cho vay mua ô tô còn chậm mà khách hàng thì muốn thực hiện hồ sơ nhanh để có thể lấy xe về dùng và các showroom cũng ép chỉ tiêu về mặt thời gian nên sức cạnh trạnh với các ngân hàng khác chưa thực sự cao.

+Với sản phẩm cho vay mua bất động sản thì một vấn đề đặt ra là số tiền khách hàng muốn vay thường lớn, khách hàng có đủ tài sản đảm bảo nhưng không chứng minh được nguồn trả nợ hàng tháng đủ để ngân hàng cho vay. Điều này khiến cho nhiều khách hàng rất tiềm năng nhưng không thể vay vốn được ngân hàng. Bên cạnh đó thì chi nhánh chưa có nhiều mối quan hệ với các công ty xây dựng, sàn giao dịch bất động sản để có mạng lưới khách hàng tiềm năng.

+Với sản phẩm cho vay tiêu dùng trả góp và tiêu dùng thế chấp bất động sản thì hiện nay gặp một số khó khăn trong việc mục đích sử dụng vốn của khách hàng thường không đúng mục đích nên khó khăn trong việc kiểm soát sau vay và từ đó ảnh hưởng đến quá trình trả nợ đúng hạn của khách hàng.

+Với sản phẩm ứng trước tiền cho vay mua chứng khoán thì hầu như hai năm trở lại đây chi nhánh và trên toàn hệ thống Techcombank đã dừng sản phẩm này vì những rủi ro quá lớn cho ngân hàng. Vì thị trường chứng khoán hiện nay của Việt Nam không ổn định và thường làm ăn không có lợi nhuận. Từ đó gây thiệt hại và mạo hiểm cho chi nhánh nếu vẫn tiếp tục tài trợ cho vay mua chứng khoán.

+ Với sản phẩm cho vay du học chi nhánh cũng không đẩy mạnh dư nợ về mảng này do những hạn chế khi tài trợ ngoại tệ cho khách hàng đi du học. Bên cạnh đó thì khả năng cạnh tranh của chi nhánh với các chi nhánh của một số ngân hàng mạnh về sản phẩm này như Vietcombank, BIDV, Agribank dẫn đến sự khó khăn trong sự mở rộng sản phẩm.

thì chủ yếu là chỉ làm cho những nhân viên của Techcombank mà chưa triển khai ra sâu rộng các khách hàng bên ngoài vì điều kiện cho vay quá khắt khe. Sản phẩm ứng trước tài khoản cá nhân có tài sản đảm bảo - F1 thì hiện tại lãi suất quá cao không cạnh tranh trên thị trường nên khách hàng cũng do sự khi sử dụng sản phẩm này. Đây là hai sản phẩm rất hay của Techcombank nhưng chưa thực sự khai thác được hết những ưu việt của sản phẩm để mang đến những tiện ích cho khách hàng sử dụng.

- Xét về hoạt động huy động vốn và năng lực kinh doanh của chi nhánh: Hiện tại tình hình nền kinh tế đang lạm phát cao nên việc người dân giữ tiền để tiết kiệm dần giảm sút, chủ yếu đầu tư vào bất động sản và vàng. Dẫn đến số vốn chi nhánh huy động được từ dân cư giảm sút khiến số lượng vốn đầu vào giảm sút, nếu mà tăng lãi suất huy động tiền gửi thì lại làm tăng chi phí đầu vào của vốn ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh của ngân hàng. Một nguyên nhân nữa đến từ chủ quan của ngân hàng là năng lực kinh doanh của chi nhánh thể hiện một số yếu kém trong công tác quản lí và hoạch định chiến lược phát triển.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Lý Thường Kiệt (Trang 47)