- Khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng về các loại sản phẩm, phương thức cho
3.2.2 Nâng cao chất lượng cán bộ và công tác quản lí
Chúng ta có thể nhận thấy rằng nhân tố con người là một nhân tố quan trọng nhất trong bất cứ một hoạt động nào. Và Techcombank cũng không phải là ngoại lệ, hoạt động kinh doanh của ngân hàng cũng cần có những cán bộ có tác phong làm việc nhanh nhen, năng lực, trình độ chuyên môn vững vàng và có một thái độ làm việc tốt. Để có thể thu hút nhiều khách hàng mới cũng như tiếp tục quan hệ với những khách hàng cũ thì phong cách phục vụ và thái độ đối với khách hàng của cán bộ công nhân viên ngân hàng sẽ tạo ra sự khác biệt với các ngân hàng khác. Vì vậy việc mở rộng quan hệ tín dụng nói chung và tín dụng cá nhân nói riêng phải đi đôi với việc nâng cao chất lượng cán bộ ngân hàng.
Vì vậy để có một chất lượng cán bộ chi nhánh trong việc mở rộng tín dụng cá nhân thì cần một số biện pháp như sau:
- Tổ chức các đợt đào tạo chuyên môn cho các cán bộ tín dụng cá nhân. Tổ chức các khoá học để đào tạo về kỹ năng cho vay với các cơ sở kinh doanh nhỏ lẻ, cho vay tiêu dùng, cho vay mua bất động sản… để cán bộ tín dụng trao đổi học tập kinh nghiệm. Bên cạnh đó chi nhánh cũng cần có những khoá đào tạo cho cán bộ tín dụng về kĩ năng bán hàng, kĩ năng gọi điện thoại, kĩ năng thuyết phục, kĩ năng nhắc nợ, kỹ năng thẩm định khách hàng…để tạo lập được phong cách chuyên nghiệp,
góp phần nâng cao và mở rộng hoạt động tín dụng. Và một điều cần thiết là phải thường xuyên giáo dục phẩm chất đạo đức chính trị cho các cán bộ tín dụng.
- Ban lãnh đạo chi nhánh cũng cần có những cơ chế khen thưởng với những cán bộ có thành tích tốt, đóng góp hiệu quả cho công việc hay những cơ chế kỷ luật công minh với những cán bộ không làm đúng với quy trình tín dụng, các nguyên tắc hoạt động của chi nhánh. Để qua đó có những chính sách nâng cấp, phong hàm, cân nhắc với những cán bộ được đánh giá đề xuất tốt để tránh chủ nghĩa binh quân, quan liêu, để khích lệ tinh thần làm việc của các cán bộ. Ngoài ra chi nhánh phải có những cơ chế về tiền lương tiền thưởng, chế độ đãi ngộ để khuyến khích đội ngũ cán bộ nhân viên thực hiện tích cực, nâng cao hiệu quả công việc. Để taọ ra động lực cho cán bộ nhân viên làm việc hăng say hơn, và để thu hút và giữ chân người tài chi nhánh cần xây dựng một cơ chế đãi ngộ minh bạch, tạo được sự cạnh tranh giữa các nhân viên với nhau. Chi nhánh có thể xây dựng chính sách trả lương và thưởng không chỉ trên cơ sở lợi nhuận mà còn trên cơ sở những tiến bộ về mặt kiến thức, kỹ năng, khả năng ứng dụng công nghệ…của nhân viên nhằm tạo động lực khuyến khích các nhân viên không ngừng học tập và rèn luyện nâng cao năng lực nghề nghiệp. Bên cạnh chế độ lương, thưởng hàng năm, các chính sách đãi ngộ khác như chế độ bảo hiểm cho nhân viên (bên cạnh bảo hiểm xã hội, các chế độ về chăm sóc sức khoẻ…cũng là những thành phần rất quan trọng trong chính sách nhân sự của ngân hàng góp phần động viên nhân viên, đặc biệt là tạo ra sự gắn bó lâu dài của nhân viên với chi nhánh. Ngoài ra Techcombank – Lý Thường Kiệt còn phải nhấn mạnh công tác giáo dục truyền thống, xây dựng phong cách văn hoá riêng đối với mỗi cán bộ ở ngân hàng. Hiện nay, Techcombank nói chung và chi nhánh Lý Thường Kiệt nói riêng cần xây dựng được một hệ thống văn hóa kinh doanh trong toàn ngân hàng, ngân hàng cần đảm bảo mọi cán bộ nhân viên có thể thấm nhuần và thực hiện theo nó.
- Chú trọng tìm hiểu một cách sâu sắc các sản phẩm dịch vụ của ngân hàng đặc biệt là các sản phẩm liên quan đến tín dụng cá nhân cho cán bộ của chi nhánh không chỉ là cán bộ tín dụng mà còn cho tất cả các bộ phận chuyên trách. Để thông qua đó
giải quyết được các vướng mắc khó khăn trong suốt quá trình thực hiện nghiệp vụ tuy nhiên vẫn phải phù hợp với quy định hiện tại của ngân hàng.
- Ban lãnh đạo của chi nhánh cũng cần chú trọng hơn trong bộ máy tổ chức của bán giám đốc và các bộ phận chủ chốt để có thể đưa ra những chiến lược phát triển tốt trong từng thời kì cho phù hợp với nền kinh tế để qua đó có sự chỉ đạo phát triển mở rộng đúng đắn mang lại lợi nhuận cho chi nhánh.