Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Lý Thường Kiệt (Trang 67)

- Khi cán bộ tín dụng tiếp xúc với khách hàng về các loại sản phẩm, phương thức cho

3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng nhà nước

-NHNN nên đối xử công bằng hơn đối với các ngân hàng TMCP

Thực tế cho thấy, thời gian qua NHNN vẫn có những ưu ái nhất định đối với các NHTM quốc doanh, nhất là việc ưu tiên cho phép các ngân hàng này được tiếp cận nguồn vốn ngân sách. Còn các ngân hàng TMCP thì lại không được phép như vậy trong khi vốn tự có của các ngân hàng này vẫn còn rất nhỏ. Điều đó khiến cho Techcombank cũng như các ngân hàng TMCP khác phải hoạt động trong điều kiện cạnh tranh không cân sức trên thị trường nội địa. Vì vậy, để tạo môi trường cạnh tranh bình đẳng và lành mạnh hơn, NHNN có sự hỗ trợ hợp lý đối với ngân hàng TMCP hơn nữa.

-NHNN cần có biện pháp tích cực hơn nữa đến việc nâng cao trình độ cho cán bộ ngân hàng

NHNN với vai trò lãnh đạo các NHTM nên đứng ra tổ chức thêm nhiều các đợt tập huấn nghiệp vụ và trao đổi kinh nghiệm giữa các ngân hàng, nhất là đối với những hoạt động quan trọng đòi hỏi trình độ cán bộ cao như hoạt động cho vay tín dụng. Qua đó có thể tăng thêm nhiều kiến thức bổ ích cho các ngân hàng thương mại.Đặc biệt các nhóm cán bộ cho vay cần phải được trang bị một số kĩ năng và kiến thức về thị trường nhà đất, thị trường động sản và bất động sản, kĩ năng phỏng vấn thông tin để thẩm định khách hàng tốt hơn, giảm rủi ro khi tác nghiệp hơn cho các cán bộ tín dụng.

-Thành lập các tổ chức bảo hiểm tín dụng cho vay

Hoạt động tín dụng cá nhân là một hoạt động chứa đựng rất nhiều rủi ro, vì vậy để phân tán rủi ro hoạt động tín dụng cho các NHTM, NHNN nên thành lập các tổ chức bảo hiểm tín dụng. Từ đó các NHTM sẽ tự tin hơn trong việc mở tín dung cá nhân, mở rộng các sản phẩm cho vay nhằm nâng cao hiệu quả tín dụng cá nhân. Để làm được điều này NHNN sẽ cần sự giúp đỡ của chính phủ và các cơ quan như bảo hiểm cùng tham gia.

-Phát huy hơn nữa vai trò của Trung tâm thông tin tín dụng Ngân hàng nhà

nước (CIC)

hàng thương mại đều tích cực phát huy tính hiệu quả của hệ thống quản lí thông tin khách hàng tại mỗi ngân hàng. Đặc biệt đối với cán bộ tín dụng thì thông tin của mỗi khách hàng đều hết sức quan trọng trước khi đưa ra quyết định cho vay hay không, cán bộ tín dụng phải tìm hiểu thông tin của khách hàng từ nhiều nguồn thông tin khác nhau. Tuy nhiên nguồn thông tin đáng tin cậy hơn cả là CIC thì thiếu tính cập nhập và đôi lúc không chính xác nên khiến khách hàng không đủ tiêu chuẩn để vay ngân hàng khác mặc dù đã tất toán các khoản vay trước đó.

Như vậy thì để hỗ trợ hơn nữa cho các ngân hàng thương mại trong quá trình quản lí các khoản vay NHNN nên tăng cường phát huy hoạt động của CIC, đầu tư trang thiết bị cũng như tăng cường cán bộ để cung cấp thông tin một cách cập nhật và chính xác.

-NHNN cần phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng

Hiện nay trước sự phát triển vũ bão của công nghệ thông tin thì ứng dụng công nghệ vào hệ thống ngân hàng là một điều tất yếu để có thể phát triển so với ngân hàng các nước. Đặc biệt hiện nay ở Việt Nam có rất nhiều ngân hàng nước ngoài thâm nhập vào nước ta với vốn và công nghệ cao. NHNN đầu tư phát triển hệ thống thông tin liên ngân hàng sẽ giúp cho các ngân hàng thương mại trong nước cập nhập thông tin thị trường liên ngân hàng một cách nhanh chóng và nắm bắt nhanh các cơ hội kinh doanh cũng như phát triển về các mặt.

KẾT LUẬN

Với sự phát triển của nền kinh tế hiện nay thì đòi hỏi các ngân hàng cũng như các tổ chức trung gian tài chính phải dần mở rộng cũng như khẳng định được vị thế của mình trong thị trường. Tín dụng là một hoạt động căn bản của bất cứ một ngân hàng nào và là hoạt động cốt lõi có ý nghĩa đến sự tồn tại phát triển của ngần hàng. Không chỉ thế nó còn có tác động mạnh mẽ đến sự phát triển của nền kinh tế Việt Nam. Vì thế mà mở rộng tín dụng nói chung và mở rộng tín dụng cá nhân nói riêng là một vấn đề được ngân hàng, các cơ quan chính quyền quan tâm đến. Xung quanh vấn đề này có nhiều đề xuất cũng như giải pháp để mở rộng tín dụng cá nhân nhưng cũng phải là một vấn đề mới nhưng là một đề tài khá quan trọng hiện nay.

Từ những lí do đó mà em chọn đề tài nghiên cứu trong chuyên đề thực tập là: “ Mở

rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánh Lý Thường Kiệt”.

Qua thời gian thực tập, bằng cách tìm hiểu lý luận và phân tích thực trạng hoạt động tín dụng, chuyên đề đã cho thấy, bên cạnh một số cải thiện rõ nét tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam- chi nhánh Lý Thường Kiệt trong hoạt động tín dụng cá nhân vẫn còn tồn tại những vấn đề hạn chế. Từ việc nhận định một số nguyên nhân dẫn đến khó khăn, chuyên đề đã nêu lên một vài giải pháp nhằm thực hiện mở rộng hoạt động tín dụng cá nhân. Hy vọng rằng với những giải pháp đã nêu có thể đóng góp một phần vào quá trình mở rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam- Chi nhánh Lý Thường Kiệt.

Cuối cùng một lần nữa em xin cảm ơn sự giúp đỡ của các anh chị tại Techcombank chi nhánh Lý Thường Kiệt và sự hướng dẫn tận tình của PGS.TS Phan Thị Thu Hà đã giúp em hoàn thành bài chuyên đề của mình. Bài chuyên đề sẽ không tránh khỏi những sai sót, hạn chế nhất định, vì vậy em rất mong nhận được ý kiến đóng góp từ phía cô giáo và ngân hàng.

Một phần của tài liệu Mở rộng tín dụng cá nhân tại ngân hàng thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam-Chi nhánh Lý Thường Kiệt (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(70 trang)
w