(Nguồn: phòng nhân sự củakhách sạn)
3.1.1 Xu hướng giá cả sản phẩm khách sạn trong những năm tớ
Không như các quốc gia khác trên thế giới, do hoàn cảnh chiến tranh nên ngành kinh doanh du lịch ở Việt Nam chỉ thực sự phát triển ở nửa cuối thập kỷ 70 với tốc độ chậm chạp. Tuy nhiên, vào thời điểm hiện nay kinh doanh khách sạn du lịch đã đang và sẽ trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Trước đây giai đoạn những năm 1995 – 1998 ngành khách sạn du lịch Việt Nam đã lâm vào tình thế rất khó khăn, cung nhỏ hơn cầu, do các khách sạn tư nhân và liên doanh đua nhau mọc lên, các ban ngành liên quan lại không có sự chỉ đạo, hướng dẫn sát sao dẫn đến tình trạng các khách sạn này xây dựng không theo một quy hoạch tổng thể nào cả, hầu hết các khách sạn đều tập trung ở một số thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh,...và các khu nghỉ mát như Sầm Sơn, Hạ Long... gây ra tình trạng nơi thừa, nơi thiếu. Không chỉ có vậy, kèm theo đó còn là một loạt các vấn đề về môi trường sinh thái,xã hội... cũng nảy sinh. Trong khi đó lượng khách đến Việt Nam lại có xu hướng giảm xuống do tình hình kinh tế chính trị không ổn định trong khu vực và sự xuống cấp của hệ thống các danh thắng cảnh, di tích, khu du lịch, nghỉ mát...tại các địa phương trên cả nước, di tích, khu du lịch , nghỉ mát... tại các địa phương trên cả nước. Do vậy đã nảy sinh tình trạng cạnh tranh rất gay gắt trên thị trường khách sạn du lịch. Trong cuộc chiến đó, nhiều khách sạn đã nôn nóng đột ngột giảm giá các sản phẩm dịch vụ của mình nhằm thu hút khách với mong muốn lấy số lượng khách bù đắp cho những tổn thất về giá hạ. Do đó đã gây ra tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trên thị trường ảnh hưởng lớn đến uy tín, sự phát triển của ngành và sự ổn định của nền kinh tế nói chung.
Trước tình hình đó, đảng và nhà nước đã phải đưa ra nhiều biện pháp can thiệp nhằm ổn định thị trường kinh doanh khách sạn du lịch, có thẻ kể đến như:
-Ổn định tình hình kinh tế chính trị, an ninh trong nước, tham gia và tạo điều kiện cho các tổ chức kinh doanh khách sạn du lịch trong nước tham gia vào các khối, tổ chức quốc tế về khách sạn du lịch như PATA,WTO... nhà nước cải tiến và đơn giản hóa các thủ tục xuất nhập cảnh, Visa... cho khách du lịch quốc tế. Nhà nước xây dựng hệ thống văn bản pháp luật về hoạt động khách sạn du lịch như: Pháp lệnh du lịch, quy chế quản lý kinh doanh khách sạn...
-Kết hợp và chỉ đạo cho các ban ngành liên quan tiến hành nâng cấp, cải tạo các khu du lịch, danh lam thắng cảnh... quy hoạch sự phát triển du lịch theo từng vùng, từng địa phương.
-Thông qua tổng cục du lịch xuất bản những cuốn sách, tờ rơi, tờ gấp quảng bá về du lịch và hệ thống các khách sạn Việt Nam.
-Tổ chức các lễ hội văn hóa lớn trên khắp các tỉnh thành của cả nước, đề cao bản sắc văn hóa dân tộc trong các lễ hội.
Bên cạnh đó nhà nước cũng khuyến khích và tạo điều kiện cho các khách sạn cải tạo cơ sở vật chất nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ của mình. Thẳng tay với các khách
sạn có sự cạnh tranh không lành mạnh. Dần dần định hướng chuyển đổi từ cạnh tranh về giá sang cạnh tranh về chất lượng và các điều kiện phục vụ, điều kiện thanh toán.
Nhờ sự nỗ lực của đảng, nhà nước và sự hợp của các khách sạn, đến nay thị trường khách sạn du lịch Việt Nam đang có xu hướng bình ổn trở lại, lượng khách quốc tế và nội địa trong vài năm trở lại đây đang tăng lên, các khách sạn cũng đang dần ổn định giá cả sản phẩm dịch vụ của mình phù hợp với giá cả chung trên thị trường phù hợp với nhu cầu của khách sạn và chất lượng của bản thân sản phẩm dịch vụ. Giá cả sản phẩm dịch vụ khách sạn trong thời gian tới sẽ có xu hướng tăng lên để phù hợp với chất lượng sản phẩm dịch vụ ngày càng được nâng cao. Bên cạnh đó giá cũng sẽ đa dạng và linh hoạt theo từng đối tượng khách, theo phương thức mua, phương thức thanh toán. Giá của các loại sản phẩm dịch vụ trong khách sạn sẽ có tác dụng hỗ trợ tiêu dùng lẫn nhau.