Nguyên tắc kế toán và trình bày trên báo cáo tài chính

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP vụ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG (Trang 44)

3. Lý luận về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

3.4 Nguyên tắc kế toán và trình bày trên báo cáo tài chính

3.4.1 Nguyên tắc kế toán

Nhân viên mở tài khoản mới cho khách hàng không kiêm nhiệm việc ghi chép vào sổ tài khoản chi trả tiền, nhận tiền… để tránh lạm dụng có thể xảy ra.

Lãi tiền gửi cần được trả theo thực tế phát sinh. Trong trường hợp có trích trước lãi phải trả vào chi phí đối với các tài khoản tiền gửi có kỳ hạn, cần phải quan tâm đến thời hạn trích trước (của măn tài chính) và theo dõi thời hạn rút tiền của khách hàng để tính toán tiền lãi thực trả cho chính xác. Chi phí trả lãi được hạch toán tuân thủ nguyên tắc phù hợp. Trường hợp trả lãi khi đáo hạn và kỳ trả lãi bao gồm nhiều kỳ hạch toán thì định kỳ ngân hàng phải tính lãi phải trả từng kỳ ghi nhận vào chi phí.

Tất cả các sô phát sinh liên quan đến tài khoản tiền gửi bị khách hàng từ chối cần được xử lý như các số phát sinh ngoại lệ, phải xem xét và đưa ra các quyết định xử lý tùy theo tình huống riêng biệt sao cho phù hợp. Kế toán viên cần kiểm tra lại nguyên nhân dẫn đến việc “từ chối” và xử lý nghiệp vụ theo nguyên nhân gây ra sai sót.

Hạch toán phát hành GTCG phù hợp với chuẩ mực kế toán 16 “Chi phí đi vay”. NH phát hành phải theo dõi chiết khấu và phụ trội cho từng loại GTCG phát hành và tình hình phân bổ từng loại chiết khấu, phụ trội khi xác định chi phí đi vay tính vào chi phí kinh doanh hay vốn hóa theo từng thời kỳ:

• Chiết khấu GTCG được phân bổ dần để tính vào chi phí đi vay từng thời kỳ trong suốt thời hạn của GTCG

• Phụ trội GTCG được phân bổ dần để giảm chi phí đi vay từng kỳ trong suốt thời hạn của GTCG

GVHD: NGUYỄN THỊ CHÂU LONG

Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

• Việc phân bổ chiết khấu hay phụ trội GTCG có thể sử dụng phương pháp lãi suất thực tế hay phương pháp đường thẳng.

Áp dụng nguyên tắc kế toán: Cơ sở dồn tích

Chi phi trả lãi phải được ghi nhận vào thời điểm phát sinh (A) theo kỳ kế toán chứ không phải thời điểm thực phát sinh luồng tiền chi ra (B)

Hình 2.3: Sơ đồ chi phí lãi theo cơ sở dồn tích

3.4.2 Trình bày trên báo cáo tài chính

Trình bày theo Chuẩn mực kế toán 22 “Trình bày, bổ sung BCTC của các NH và tổ chức tài chính tương tự”

Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh hay Bản thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng phải trình bày tối thiểu các khoản mục thu nhập, chi phí sau đây:

- Thu nhập lãi và các khoản thu nhập tương tự - Chi phí lãi và các chi phí tương tự

- Lãi được chia từ góp vốn và mua cổ phần - Thu phí hoạt động dịch vụ

- Phí và chi phí hoa hồng

- Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán kinh doanh - Lãi hoặc lỗ thuần từ kinh doanh chứng khoán đầu tư - Lãi hoặc lỗ thuần hoạt động kinh doanh ngoại hối

GVHD: NGUYỄN THỊ CHÂU LONG

Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

- Thu nhập từ hoạt động khác

- Tổn thất khoản cho vay và ứng trước - Chi phí quản lý

- Chi phí hoạt động khác

Các khoản mục thu nhập và chi phí không được bù trừ, ngoại trừ trường hợp những khoản mục liên quan đến tài sản và nợ phải trả, tài sản để đảm bảo rủi ro được bù trừ theo quy định.

Bảng cân đối kế toán

Trong Bảng cân đối kế toán, Ngân hàng phải trình bày các nhóm tài sản và nợ phải trả theo bản chất và sắp xếp theo thứ tự phản ánh tính thanh khoản giảm dần của chúng.

Bảng cân đối kế toán hoặc Bản thuyết minh báo cáo tài chính của ngân hàng phải trình bày tối thiểu các khoản mục tài sản và nợ phải trả sau đây:

Khoản mục tài sản:

- Tiền mặt, vàng bạc, đá quý

- Tiền gửi tại Ngân hàng Nhà nước

- Tín phiếu Kho bạc và các chứng chỉ có giá khác dùng tái chiết khấu với Ngân hàng Nhà nước

- Trái phiếu Chính phủ và các chứng khoán khác được nắm giữ với mục đích thương mại

- Tiền gửi tại các ngân hàng khác, cho vay và ứng trước cho các tổ chức tín dụng và các tổ chức tài chính tương tự khác

- Tiền gửi khác trên thị trường tiền tệ

- Cho vay và ứng trước cho khách hàng

- Chứng khoán đầu tư

- Góp vốn đầu tư

Khoản mục nợ phải trả:

- Tiền gửi của các ngân hàng và các tổ chức tương tự khác

GVHD: NGUYỄN THỊ CHÂU LONG

Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán nghiệp vụ huy động vốn

- Tiền gửi từ thị trường tiền tệ

- Tiền gửi của khách hàng

- Chứng chỉ tiền gửi

- Thương phiếu, hối phiếu và các chứng chỉ nhận nợ

- Các khoản đi vay khác

Ngân hàng không được bù trừ bất kỳ khoản mục tài sản và nợ phải trả với các khoản mục tài sản và nợ phải trả khác trong Bảng cân đối kế toán.

Một phần của tài liệu KẾ TOÁN NGHIỆP vụ HUY ĐỘNG vốn tại NGÂN HÀNG TMCP KIÊN LONG (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(87 trang)
w