1.1 Khái niệm về nguồn vốn
Nguồn vốn của ngân hàng là biểu hiện bằng giá trị các loại tài sản trong Ngân hàng không phải bằng hiện trạng mà biểu hiện theo nguồn hình thành nên các Tài sản ở trong ngân hàng. Tài sản trong ngân hàng được hình thành theo các nguồn khác nhau kể từ khi mới thành lập và trong suốt các thời gian hoạt động.
1.2 Phân loại nguồn vốn
Hình 2.1: Sơ đồ Nguồn vốn trong Ngân hàng (Tài sản Nợ)
(Nguồn: Giáo trình kế toán ngân hàng)
GVHD: NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán nghiệp vụ huy động vốn
1.2.1 Nguồn vốn huy động :
Đây là nguồn vốn rất quan trọng trong hoạt động kinh doanh của ngân hàng bao gồm:
− Tiền gửicủa các tổ chức kinh tế, cá nhân và của các tổ chức tín dụng khác được phân chia theo ba tiêu thức:
• Loại tiền tệ là VND, ngoại tệ và vàng
• Theo kỳ hạn là không kỳ hạn, có kỳ hạn và vốn chuyên dùng
• Theo quốc tịch của khách hàng là khách hàng Việt nam và khách hàng nước ngoài
− Tiền gửi tiết kiệm của các tổ chức kinh tế, cá nhân và của các tổ chức tín dụng được phân chia theo loại tiền và kỳ hạn.
− Tiền vay: Ngân hàng có thể vay vốn phục vụ cho hoạt động kinh doanh của mình, các ngân hàng có thể vay ở Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng khác ở trong, ngoài nước hoặc nhận vốn đồng tài trợ.
1.2.2 Nguồn vốn ủy thác : Nguồn vốn ủy thác có thể bằng VND hoặc bằng ngoại tệ và vàng.
1.2.3 Vốn và các loại quỹ Vốn của tổ cức tín dụng:
− Vốn điều lệ: là số vốn riêng của từng ngân hàng được ghi vào điều lệ của từng ngân hàng. Tùy theo từng thời kỳ khác nhau mà vốn điều lệ được hình thành ở mỗi loại hình tổ chức tín dụng khác nhau dựa trên vốn pháp định do Ngân hàng Nhà nước qui định. Với Ngân hàng cổ phần vốn điều lệ chính là tổng mệnh giá cổ phiếu mà Ngân hàng phát hành, với các NHTM nhà nước vốn điều lệ do Ngân sách Nhà nước cấp.
− Vốn pháp định: là số vốn tối thiểu cần phải có do luật pháp qui định để thành lập một doanh nghiệp hay một Ngân hàng. Tùy theo đặc điểm tính chất và địa bàn hoạt động mà Nhà nước quy định nguồn vốn pháp định cụ thể cho từng loại Ngân hàng theo từng thời điểm.
GVHD: NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán nghiệp vụ huy động vốn
Các quỹ của tổ chức tín dụng:
− Quỹ dự trữ và các khoản dự phòng: được trích lập từ lợi nhuận ròng của ngân hàng nhằm mục đích tạo ra những nguồn dự trữ để sử dụng vào một số mục đích nhất định như khen thưởng phúc lợi, đầu tư phát triển, mất việc làm, hoặc có thể bổ sung vào vốn điều lệ của ngân hàng.
− Các loại quỹ của ngân hàng bao gồm: quỹ đầu tư phát triển, quỹ dự phòng tài chính, quỹ dự trữ bổ sung vốn điều lệ, các loại quỹ khác như khen thưởng, phúc lợi, trợ cấp mất việc làm.
1.2.4 Nguồn vốn khác: Các loại nguồn vốn chưa đưa vào các khoản mục ở trên như chênh lệch tỷ giá, chênh lệch đáng giá lại tài sản.
1.2.5 Thu nhập - Chi phí : Số chênh lệch giữa bên Nợ và bên Có của TK 69
1.3 Vai trò của nguồn vốn
− Vốn chủ sở hữu, chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ so với toàn bộ nguồn vốn hoạt động của NH, thế nhưng lại đóng vai trò rất quan trọng:
• Giúp ngân hàng mở cửa hoạt động, duy trì và phát triển, tham gia góp vốn đầu tư, liên doanh
• Giúp bảo vệ cho hoạt động của ngân hàng khi nguồn vốn huy động bị thất thoát • Giúp cho ngân hàng trung ương quy định được quy mô và phạm vi hoạt động
của ngân hàng
− Vốn điều lệ: để được cấp giấy phép thành lập. (VĐL > Vốn pháp định).
− Quỹ dự phòng (Dự phòng cụ thể và dự phòng chung): Bù đắp tổn thất khi rủi ro xảy ra trong quá trình hoạt động.
− Quỹ đầu tư phát triển nghiệp vụ: Đầu tư máy móc, cơ sở hạ tầng, đào tạo phát triển nhân viên…
− Lợi nhuận chưa phân phối: Chủ yếu phục vụ cho mục tiêu tăng vốn điều lệ trong tương lai.
− Nguồn vốn mà NH huy động được, chiếm tỷ lệ lớn, hầu như NH hoạt động kinh doanh là nhờ vào nguồn vốn này giúp cho ngân hàng thực hiện các hoạt động kinh doanh của mình, đánh giá được độ tín nhiệm của khách hàng đối với ngân hàng, tạo kênh cung cấp vốn cho phục vụ cho sự phát triển kinh tế, xã hội. Trong đó nguồn lớn nhất là vốn huy động tiền gửi từ các thành phần kinh tế, trong hoạt động huy động vốn
GVHD: NGUYỄN THỊ CHÂU LONG
Chương II: Cơ sở lý luận về kế toán nghiệp vụ huy động vốn
nhàn rỗi để cho vay lại, NH thể hiện rõ vai trò trung gian của mình (vai trò trung gian của NH: trung gian tín dụng, trung gian thanh toán, trung gian rủi ro, trung gian kỳ hạn, ...). Tiền gửi và tiền vay của các NHTM để đảm bảo khả nẳng thanh toán của NH, và các khoản vay qua đó dùng để bù đắp thanh khoản cuối ngày. Các khoản vay trên thị trường tiền tệ dùng để bổ sung nguồn vốn hoạt động, NH sẽ có nhu cầu vay thêm trên thị trường tiền tệ khi cần mở rộng hoạt động kinh doanh, bổ sung nguồn vốn, năng cao năng lực cạnh tranh và vị thế của mình.
− Các khoản vay của NHNN: NHNN thường cho các NHTM vay để bổ sung nguồn vốn kinh doanh bằng công cụ tái chiết khấu, chiết khấu giấy tờ có giá, và nguồn vay này chỉ có ý nghĩa nâng cao khả năng thanh khoản, thêm nguồn để cho vay (vì NH chẳng thể mang giấy tờ có gia đi cho vay được). Ngoài ra, khi NHTM gặp khó khăn thanh khoản, có nguy cơ sụp đổ, NHNN cũng buộc phải đứng ra cấp vốn để bù đắp cho NHTM, tránh gây ra khủng hoảng tài chính và sụp đổ của một ngân hàng