Hợp lực phản lực vuông góc

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở lý thuyết, kết cấu và mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trên ô tô Vios do Toyota sản xuất (Trang 44)

Trong thực tế, cả mặt đường và bánh xe đều không phải là những vật cứng tuyệt đối nên chúng đều biến dạng dưới tác dụng của trọng lượng ô tô. Mặt đường và bánh xe tiếp xúc với nhau ở vô số điểm và tạo nên vùng tiếp xúc (tire contact patch). Tại mỗi điểm tiếp xúc trên bánh xe sẽ có một phản lực thành phần tác dụng từ mặt đường. Tổng của tất cả các lực thành phần đó được gọi là phản lực tổng hợp từ mặt đường hay gọi tắt là phản lực của mặt đường (reaction of the road). Phản lực của mặt đường có điểm đặt tại tâm vùng tiếp xúc. Để tiện trong nghiên cứu, người ta thường phân tích phản lực của mặt đường thành 3 thành phần : Z, X và Ỵ

Gb1 Gb1 Fx Fy X1 Y1 Z1 X1 Y1 R1 Gb1 Fx X1 Z1 Z1 a1 ω ω Hình 2.1. Phản lực từ mặt đường tác dụng lên bánh xe

Gb1 - Trọng lực phân bố trên trục trước; Gb2 - Trọng lực phân bố trên trục sau; Gφ - Trọng lượng bám của xe; Gφ1 - Trọng lượng.

- Hợp lực phản lực vuông góc (Z) là thành phần có phương vuông góc với mặt đường. + Z1 - Hợp lực phản lực vuông góc các bánh xe trước.

Z1 = Gb1 . cosα = Gφ1 (2.2) + Z2 - Hợp lực phản lực vuông góc các bánh xe saụ

Z2 = Gb2 . cosα = Gφ2 (2.3) - Hợp lực phản lực tiếp tuyến (X) là thành phần tác dụng trong mặt phẳng song song với mặt đường và có phương cùng phương chuyển động của ô tô.

- Hợp lực phản lực ngang (Y) là thành phần tác dụng trong mặt phẳng song song với mặt đường và theo phương ngang.

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở lý thuyết, kết cấu và mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trên ô tô Vios do Toyota sản xuất (Trang 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(137 trang)