1.2.2.1. Ly hợp
Ly hợp là phần cơ cấu có nhiệm vụ ngắt và nối dòng truyền lực từ động cơ đến các bánh xe chủ động của ô tô theo yêu cầu của việc điều khiển. Ly hợp được sử dụng trên xe là ly hợp thủy lực được truyền mômen bằng chất lỏng thông qua bộ biến đổi biến mô. Sự cần thiết của ly hợp trên ô tô là do những lý do sau:
- Khi khởi hành ô tô thay đổi từ trạng thái đứng yên sang chuyển động với một quán tính rất lớn. Vì thế động cơ không đủ sức kéo ô tô chuyển động ngay mà phải có ly hợp thực hiện quá trình tăng tốc từ từ.
- Khi chuyển số, tốc độ ô tô sẽ thay đổi tương ứng và tỷ số truyền được gài và có độ chênh lệch tốc độ góc lớn giữa các phần chủ động và bị động của hộp số. Nếu không có ly hợp tách động cơ ra khỏi hệ truyền lực thì quá trình chuyển số rất khó khăn, gây tải trọng động và va đập mạnh.
- Khi phanh để giảm tải trọng động tác lên hệ thống truyền lực cũng như ô tô dừng lại nhanh, cũng cần có ly hợp để ngắt dòng công suất từ động cơ truyền đến bánh xẹ
- Trong quá trình làm việc của ô tô, ly hợp càng cần thiết để đảm bảo cho ô tô có thể chuyển động với vận tốc rất nhỏ và động cơ không bị chết máy khi quá tảị
- Nhờ sự trượt của mình ly hợp còn là cơ cấu an toàn, tránh cho hệ thống truyền lực khỏi những tải trọng động lớn có thể xuất hiện trong vận hành.
Hình 1.10. Sơ đồ cấu tạo ly hợp thủy lực
Khi bơm quay, dưới tác dụng của lực ly tâm dầu trong rãnh giữa các cánh bơm được văng ra ngoài bắn sang các rãnh của trục tuabin đẩy tuabin quay, dầu được thu hồi vào các rãnh giữa các cánh của bơm dẫn hướng, sau đó lại tuần hoàn và được hút trở lại vào các rãnh của bơm. Nhờ vòng dẫn hướng có thể thay đổi phương hướng các cánh của nó. Qua đó làm thay đổi phương hướng các dòng dầu ra khỏi tuabin và vào bơm mà thay đổi mômen trên tuabin. Mômen này khác so với mômen của bơm (mômen động cơ).
So với tốc độ quay của động cơ, nếu tốc độ quay của tuabin càng nhỏ thì dòng dầu bị lệnh hướng càng nhiều (so với hướng của các cánh trong bánh dẫn hướng) và
mômen phản lực bổ sung từ bánh dẫn hướng truyền cho tuabin càng lớn. Mômen trên tua bin sẽ bằng tổng số mômen của bơm và mômen phản lực do bánh dẫn hướng tạo rạ Khi tốc độ quay của tuabin tăng lên sát tốc độ quay của bơm thì ổ líp mất tác dụng hãm nên bánh dẫn hướng bắt đầu quay được tự do theo bơm và tuabin. Lúc này ly hợp thủy lực chỉ truyền mômen động cơ từ bơm sang tuabin mà không làm tăng mômen được truyền.
1.2.2.2. Hộp số
- Trên hệ thống truyền lực được trang bị hộp số tự động cho phép xe hoạt động tối ưu nhất theo điều kiện đường xá và tốc độ động cơ, với bốn số tự động.
Hình 1.11. Cần số tự động 4 cấp
Hình 1.12. Cấu tạo hộp số tự động
- Hộp số tự động gồm các bộ phận chính sau: + Bộ biến mô;
+ Bộ bánh răng hành tinh; + Bộ điều khiển thuỷ lực;
+ Bộ truyền động bánh răng cuối cùng; + Các thanh điều khiển.
- Hệ dẫn động: 1 cầu - Số tốc độ: 4 số.
1.2.3. Hệ thống treo
Hình 1.13. Sơ đồ hệ thống treo trên xe Toyota Vios
- Hệ thống treo trước: độc lập thanh giằng Mc person.
+ Giảm chấn trước: kết cấu mới gọn nhẹ do chỉ nối với thân xe bằng một điểm. + Giảm chấn điều khí thấp áp N2, van điều khiển dầu giảm chấn tuyến tính nhiều lớp cho tính ổn định lái caọ
+ Với một loạt ưu điểm là tăng độ võng tĩnh và động của hệ thống treo, tăng độ êm dịu chuyển động. Giảm được hiện tượng dao động các bánh xe dẫn hướng do
hiệu ứng momen con quay, tăng được khả năng bám đường, do đó tăng được tính điều khiển và ổn định của xẹ
Hình 1.14. Bộ phận dẫn hướng loại một đòn của hệ thống treo độc lập
1. Giảm chấn; 2. Thanh nối của thanh ổn định; 3. thanh ổn định.
- Hệ thống treo sau: phụ thuộc với dầm cầu xoắn chữ H –Eta beam (không có thanh ổn định).
Hình 1.15.Hệ thống treo phụ thuộc kiểu dầm xoắn chữ H –Eta beam
1.2.4. Hệ thống lái
Hệ thống lái dùng trục vít bánh vít và bộ trợ lực là động cơ điện trên trục láị Tính kinh tế nhiêu liệu cao do động cơ không phải dẫn động bơm trợ lực láị Dễ bảo dưỡng và sửa chữa do có ít cơ cấu cơ học.
Hình 1.16. Các chi tiết của hệ thống lái
ạ Kết cấu của vành lái và trục lái; b. Cơ cấu láị
1. Tấm ốp; 2. Cụm khóa điện; 3. Cụm công tắc tay lái; 4. Vành tay lái; 5. Nắp tay lái; 6. Ống dẫn dầu; 7. Cơ cấu lái; 8. Trục cacđăng.
EMPS ECU sẽ phát hiện lực xoay của thanh xoắn nhờ cảm biến momen,qua đó sẽ điều chỉnh dòng điện tới mô tơ điện một chiềụ
Không dùng trợ lực khi động cơ dừng .
1.2.5. Hệ thống phanh ABS
Xe Toyota Vios 2011 1.5G được trang bị hệ thống phanh ABS giúp ngăn ngừa phanh bị bó cứng, giúp ổn định hướng chuyển động của xe và đảm bảo lái được xe khi phanh gấp. Giúp người điều khiển có cảm giác an toàn hơn.
12 13 14 15 3 1 2 6 5 4 7 8 9 10 11
Hình 1.17. Sơ đồ hệ thống phanh ABS ôtô Toyota Vios
1,14. Cơ cấu phanh đĩa ở các bánh xe phía sau; 2. Roto cảm biến; 3. ECU; 4,6. Cơ cấu phanh đĩa ở các bánh xe phía trước; 5. Cảm biến giảm tốc; 7,12. Ống dẫn dầu phanh; 8. Xylanh chính; 9. Bình dầu phanh;10. Bộ trợ lực chân
không; 11. Bàn đạp phanh; 13. Bộ điều khiển thủy lực; 15. Cảm biến tốc độ.