Tổng quan về phần mềm mô phỏng Flash

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở lý thuyết, kết cấu và mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trên ô tô Vios do Toyota sản xuất (Trang 97)

● Sau khi cài đặt xong phần mềm Flash, để khởi động phần mềm ta có các cách sau: - Click vào biểu tượng Flash trên màn hình hoặc vào Menu Start −> Program −> Macromedia −> Macromedia Flash.

- Nhấp chuột lên biểu tượng Macromedia Flash trên màn hình.

- Vào thư mục C/: −> Programs −> Macromedia −> Macromedia Flash. ● Sau khi chạy chương trình, giao diện của Flash được thể hiện trên hình 3.26.

- Thanh Menu

Trên thanh Menu chứa tất cả các chức năng của Flash. Bất kỳ một thanh công cụ nào hay chức năng hiển thị trên màn hình đều có thể được gọi ra từ thanh nàỵ

Khi thiết kế ta nên đưa ra các thanh công cụ hỗ trợ. Thanh công cụ trong Flash bao gồm 3 thanh chính nằm trên thanh Menu trong Window/ Toolbars đó là: Main; Edit Bar và Controller.

+ Main: Chứa lệnh New, Open, Save, Cut, Copy; Paste… + Edit Bar: Gồm Edit Scene; Edit Simple; bảng Zoom. + Controller: Bao gồm các nút Play; Stop; Go To End…

- Thanh công cụ

Đây là thanh cơ bản nhất để vẽ, thiết kế trong Flash., các công cụ trong thanh công cụ cho phép ta vẽ, tô, chọn, chỉnh sửa ảnh và thay đổi vùng xem trong vùng làm việc.

Thanh công cụ được chia thành 4 vùng chọn:

+ Vùng chọn Tools: gồm các công cụ vẽ, tô, chọn đối tượng.

+ Vùng chọn View: gồm các công cụ khuyếch đại và di chuyển trong của sổ chương trình.

+ Vùng chọn Colors: gồm các công cụ chỉnh sửa và tô màụ

+ Vùng tùy chọn Options: hiển thị việc chỉnh sửa công cụ chọn mà có ảnh hưởng đến nét vẽ của công cụ hoặc trên thao tác hiệu chỉnh.

- Vùng làm việc: là vùng hiển thị, trình diễn và kiểm tra lại các công việc bạn đã

làm. Vùng làm việc là nơi tạo ta nội dung cho từng frame bằng cách vẽ ảnh trực tiếp lên frame hay nhập hình ảnh vàọ

- Bảng thuộc tính

+ Thuộc tính của bất kỳ đối tượng nào nằm trong vùng làm việc đều được thể hiện trên bảng thuộc tính. Ở đó ta có thể thấy được các tính chất như đường nét, màu sắc, và các tùy chọn khác của đối tượng.

+ Khi không có đối tượng xuất hiện trong vùng làm việc thì bảng thuộc tính thể hiện các thông số của vùng làm việc

- Panels hỗ trợ thiết kế: trong Flash có rất nhiều Panel để hỗ trợ thiết kế, mỗi

Panel có đặc điểm và công dụng khác nhaụ Để thuận tiện cho việc thết kế, vùng làm việc rộng nhất có thể, chúng ta chỉ để sử dụng những Panel cần thiết mà thôị Chúng ta có thể vào Window −> Design Panel để gọi ra các Panel hỗ trợ.

+ Align + Color Mixer + Color Swatches + Info + Transform + Scene

- Timeline: là nơi quan trọng nhất trong Flash, đây là nơi chúng ta có thể sắp

xếp thời gian ảnh chuyển động và lắp ráp ảnh trong các Layer đặc biệt. Timeline là nơi xây

dựng mọi hoạt động của đối tượng mà chúng ta thiết kế. ● Các thao tác với tập tin.

- Tạo một file mới: File −> New.

- Mở một file có sẵn: File −> Open hoặc nhấn tổ hợp phím Ctrl + Ọ

- Lưu file: File −> Save or Save as hoặc có thể nhấn tổ hợp phím tắt: Ctrl + S. - Đóng tập tin hiện hành: File −> Exit hoặc nhấp nút thoát góc trên phía phải màn hình.

- Chèn tập tin vào Flash: File −> Import (to Stage hoặc to Library). Ta có hai cách chèn đối tượng vào trong Flash:

+ Chèn đối tượng trực tiếp trên Timeline đang làm: File −> Import to Stage + Chèn đối tượng vào thư viện sau đó sử dung: File −> Import to Librarỵ

(adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một phần của tài liệu Phân tích cơ sở lý thuyết, kết cấu và mô phỏng nguyên lý hoạt động của hệ thống phanh ABS trên ô tô Vios do Toyota sản xuất (Trang 97)