∗Đối với thủy sản mặn lợ:
Dịch bệnh xuất hiện chủ yếu trên tôm với các bệnh phát triển thành dịch như: bệnh đốm trắng, bệnh đầu vàng, bệnh còi và hội chứng chết sớm (EMS). Giai đoạn 2005-2012 dịch bệnh gây thiệt hại nhiều nhất trên tôm là bệnh đốm trắng, phân trắng, đầu vàng với mức thiệt hại gây chết hàng loạt hoặc phải thu non; từ cuối năm 2010 đến nay tình hình dịch bệnh trên tôm càng khó kiểm soát với việc xuất hiện hội chứng chết sớm (EMS) gây chết tôm hàng loạt.
Năm 2012 toàn tỉnh Trà Vinh có 13.483 hộ bị thiệt hại trên diện tích 12.200,5 ha (chiếm 49,3% diện tích thả nuôi) với số lượng con giống 1,458 tỷ con (chiếm 51,4% con giống thả nuôi). Diện tích thiệt hại chủ yếu ở huyện Cầu Ngang, Duyên Hảị Nguyên nhân do thời tiết diễn biến phức tạp, nắng nóng kéo dài đan xen với những cơn mưa trái vụ vào thời điểm đầu vụ nuôi, lượng mưa nhiều và xuất hiện sớm hơn hàng năm. Vào đầu vụ giá tôm thương phẩm tương đối cao nên một số hộ dân nôn nóng thả trước lịch thời vụ trong khi điều kiện thời tiết chưa ổn định. Đồng thời áp lực dịch bệnh từ các tỉnh lân cận kéo về, môi trường bị ô nhiễm tạo điều kiện thuận lợi cho mầm bệnh phát triển thành dịch gây thiệt hại trên tôm nuôi và lây lan trên diện rộng.
30
Tôm thiệt hại chủ yếu do bệnh hoại tử gan tụy, đốm trắng, tôm chết ở giai đoạn từ 20- 60 ngàỵ
∗Đối thủy sản ngọt:
Dịch bệnh xảy ra rất ít, thông thường là các bệnh xuất huyết, đốm đỏ, gan thận có mủ,... các bệnh này có khả năng điều trị và kiểm soát được nên không phát triển thành dịch như ở tôm nước măn-lợ. Tuy nhiên, từ năm 2011 thì đã xuất hiện dịch bệnh gù lưng trên đối tượng cá lóc ở huyện Trà Cú. Nguyên nhân do phát triển nuôi cá lóc với quy mô lớn, thiếu quy hoạch, dẫn đến nguồn nước bị ô nhiễm, đồng thời chất lượng con giống kém và chất lượng lượng thức ăn không tốt là những nguyên nhân chính gây nên dịch bệnh trên cá lóc.
Tình hình dịch bệnh trong những năm qua diễn biến khó lường một phần do công tác kiểm tra, kiểm dịch con giống còn hạn chế. Trong giai đoạn 2005-2012 các cơ quan chức năng thuộc Sở NN&PTNT Trà Vinh đã kiểm dịch đa phần là tôm nước lợ với tỉ lệ từ 12-63% tổng số lượng tôm nước lợ thả nuôi, còn các loại thủy sản khác còn rất hạn chế. Nguyên nhân là do thiếu cán bộ và cơ sở hạ tầng phục vụ cho công tác kiểm tra, kiểm dịch.
Bảng 2.14: Tình hình kiểm dịch giống tôm sú giai đoạn 2005-2012
STT Danh mục Đvt 2005 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012
1 Số lượng kiểm dịch Triệu con 740 314 420 1.265 720 900 1.434 1.739 2 Số Lượng thả nuôi Triệu con 2.683 2.590 2.597 2.364 1.601 1.777 2.242 2.834 3 Tỉ lệ (1)/(2) % 27,60 12,11 16,17 53,51 44,96 50,64 63,95 61,34
(Nguồn: Chi cục nuôi trồng thủy sản Trà Vinh)
b. Đối với công tác kiểm tra
Trong năm 2012 sở NN&PTNT đã tổ chức 23 đợt thanh, kiểm tra việc chấp hành các quy định quản lý thức ăn, thuốc thú y trong thủy sản, kết quả kiểm tra 207 lượt cơ sở; phần lớn các cơ sở có đăng ký hoạt động kinh doanh, cung ứng tương đối tốt và các sản phẩm khá đa dạng phục vụ cho nuôi trồng thủy sản.