1) Một số mô hình nuôi thủy sản nước ngọt
Nuôi cá ao TC-BTC: tập trung chủ yếu ở các huyện Trà Cú, Châu Thành, Tiểu Cần, Cầu Kè; với hai đối tượng nuôi chính là cá tra và cá lóc.
- Cá tra: Mô hình này nuôi cá tra TC-BTC cho năng suất 210-240 tấn/hạ Hiện tại giá cá tra nguyên liệu khoảng 22.000đ/kg trong khi người nuôi cần đầu từ 19.000- 24.500 đ để cho ra 1 kg cá nguyên liệụ Vì vậy người nuôi không có lãi hoặc lỗ nên hiện tại nghề nuôi cá tra của tỉnh đang gặp khó khăn.
- Cá lóc: Mô hình nuôi cá lóc TC-BTC cho năng suất khoảng 40-90 tấn/ha, lợi nhuận 300-500 triệu đồng/ha, tuy nhiên giá thành chưa ổn định, còn phụ thuộc nhiều vào thị trường đầu rạ
Mô hình nuôi cá mương, vườn: Mô hình này tận dụng diện tích mặt nước của các ao, đầm tự nhiên… Các đối tượng thường được nuôi như cá rô phi, cá tra, cá trê,… Mô hình nuôi này góp phần nâng cao thu nhập và cải thiện bữa ăn gia đình cho nông hộ. Hình thức này phân bố rải rác ở các huyện trong tỉnh.
Mô hình nuôi tôm càng xanh: với các hình thức nuôi như: nuôi trong ao, mương vườn, nuôi xen canh trong ruộng lúa, nuôi luân với tôm sú ..., năng suất bình quân tôm càng xanh nuôi lồng ghép trong các mô hình trên đạt 0,8 đến 2 tấn/ha/vụ.
29
Mô hình nuôi thủy đặc sản: ba ba, ếch diện tích rất ít chỉ khoảng 3 ha, sản lượng 32 tấn năm 2012. Tập trung chủ yếu ở huyện Càng Long. Lợi nhuận khoảng 200-300 triệu đồng/ha/vụ đối với ba bạ Mức lợi nhuận này phụ thuộc rất lớn vào vốn đầu tư, công chăm sóc, kỹ thuật nuôi và giá thành đầu ra tại thời điểm bán.
2) Một số mô hình nuôi nước mặn-lợ:
Mô hình nuôi tôm TC-BTC: Phân bố nhiều ở các huyện ven biển như Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành, Trà Cú; với các đối tượng nuôi là tôm sú và tôm thẻ chân trắng. Nuôi tôm sú TC,BTC: Chi phí đầu tư từ 150 đến 250 triệu đồng/ha, năng suất trung bình đạt 1,5 tấn/ha, lãi bình quân khoảng 150 triệu đồng/hạ Nuôi tôm chân trắng TC, BTC: Chi phí đầu tư từ 230 đến 300 triệu đồng/ha, năng suất 3,8tấn/ha, lãi bình quân khoảng 250 triệu đồng/hạ Tuy nhiên lợi nhuận của mô hình này phụ thuộc rất lớn vào tình hình dịch bệnh, giá thành tại thời điểm bán, kỹ thuật của người nuôi, giá thành nguyên liệu đầu vào và vốn.
Nuôi quảng canh cải tiến: có hai loại hình nuôi:
- Nuôi quảng canh cải tiến chuyên: nuôi tập trung ở huyện Duyên Hải và huyện Cầu Ngang, mật độ thả từ 5-7 con/m2, sau khoảng 2 tháng bắt đầu thu tỉa và thả bù, phần lớn các hộ nuôi cho ăn thức ăn tự chế hoặc không bổ sung thức ăn. Mô hình nuôi này cho năng suất trung bình khoảng 450 kg/ha, lợi nhuận khoảng 40 triệu đồng/ha/vụ. - Nuôi tôm lúa: Công trình nuôi là những ruộng lúa bị ngập mặn vào mùa khô, nuôi luân canh 1 vụ tôm, một vụ lúạ Nuôi tập trung ở những vùng có độ mặn thấp của huyện Cầu Ngang, Trà Cú, Châu Thành. Mật độ thả 5-7 con/m2, con giống chất lượng thấp, thức ăn chủ yếu là tự chế, hình thức nuôi này cho năng suất khoảng 350 kg/ha, lợi nhuận khoảng 30 triệu đồng/ha/vụ.
Mô hình nuôi cua xen tôm sú trong ao tôm QCCT: Mô hình này cho năng suất khoảng 850 kg/ha/vụ, lợi nhuận trung bình 80 triệu đồng/vụ. Phân bố ở các huyện Duyên Hải, Cầu Ngang, Châu Thành.
2.1.6. Tình hình dịch bệnh, kiểm tra, kiểm dịch trong NTTS. ạ Tình hình dịch bệnh và công tác kiểm dịch