lĩnh vực ngành thủy sản.
Thông qua việc chuyển giao khoa học kỹ thuật bằng nhiều hình thức, như tập huấn đến tận vùng sâu vùng xa, các mô hình trình diễn, các chuyên mục khuyến ngư trên các phương tiện thông tin đại chúng, công tác tư vấn trực tiếp và gián tiếp, thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa học... đã giúp phần lớn người dân đã nắm bắt được quy trình kỹ thuật nuôi, biết lựa chọn đối tượng nuôi phù hợp với điều kiện thực tế của từng địa phương và điều kiện kinh tế của gia đình, đồng thời người nuôi ngày có ý thức hơn trong việc sử dụng các loại kháng sinh, hóa chất độc hại cấm sử dụng cho nuôi trồng thủy sản, áp dụng các tiêu chuẩn tại các vùng nuôi tập trung như: Global GAP, nuôi có trách nhiệm cộng đồng… nên sản phẩm tạo ra đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Từ đó, ngành nuôi trồng thủy sản ở Trà Vinh phát triển không ngừng, năng suất và sản lượng ngày càng tăng, chất lượng sản phẩm được nâng cao, các đối tượng nuôi cũng phong phú và đa dạng hơn. Đã hình thành nên các vùng nuôi thủy sản chuyên canh, sản xuất mang tính chất hàng hóạ
2.6. Công tác quản lý của ngành thủy sản.
Hệ thống tổ chức quản lý hoạt động trong lĩnh vực nuôi trồng thủy sản tỉnh Trà Vinh bao gồm: Sở NN&PTNT cùng với các đơn vị trực thuộc gồm Chi cục NTTS, chi cục Khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản Thủy sản, Chi cục Thú y, Chi cục QLCL Nông-Lâm-Thủy sản, TT Khuyến Nông-Khuyến Ngư, TT giống thủy sản ban quản lý cảng cá và Phòng NN&PTNT các huyện/TP.
Trong đó:
- Chi cục NTTS và Chi cục Thý y trực tiếp quản lý các Cơ sở SX (sản xuất giống, ương dưỡng và nuôi thương phẩm) và các cơ sở kinh doanh (thức ăn, thuốc TYTS, giống…).
- Chi cục QLCL NLS&TS trực tiếp quản lý các cơ sở sản xuất và các khâu tiêu thụ thủy sản.
- TT Khuyến Nông-Khuyến Ngư quản lý, hỗ trợ các cơ sở SX (sản xuất giống,
ương dưỡng và nuôi tôm thương phẩm).
- TT giống thủy sản: Thực hiện công tác nghiên cứu sản xuất giống, tập huấn kỹ thuật cho các trại sản xuất giống
- Phòng NN&PTNT các huyện và phòng kinh tế thành phố Trà Vinh trực tiếp quản lý cả 3 lĩnh vực gồm các cơ sở SX (sản xuất giống, ương dưỡng và nuôi thương phẩm), các cơ sở kinh doanh (thức ăn, thuốc TYTS, giống…) và các khâu tiêu thụ thủy sản.
Nhìn chung các cơ quan đã cơ bản hoàn thành nhiệm vụ được giao theo chức năng, nhiệm vụ. Tuy nhiên, do những điều kiện khách quan và cả chủ quan, hoạt động theo chức năng nhiệm vụ vẫn còn một số hạn chế như sau:
- Thiếu cán bộ có năng lực trình độ và cơ cấu cán bộ chuyên môn chưa cân đối
với chức năng, nhiệm vụ được giaọ
- Thiếu cơ sở vật chất và trang thiết bị chuyên ngành cần thiết đảm bảo phục vụ tốt cho yêu cầu hoạt động.
- Mạng lưới cơ sở (trạm thú y, khuyến ngư ở tuyến huyện và số lượng khuyến ngư viên, thú y viên ở cơ sở) vừa thiếu lại hay biến động, năng lực, trình độ còn hạn chế.
- Cơ chế chính sách và kinh phí cho hoạt động của cơ quan còn chưa đáp ứng yêu cầu và ít khuyến khích cán bộ công nhân viên của các đơn vị phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ.
55
PHẦN III
ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2010 3.1. Một số chỉ tiêu chính đề ra và kết quả thực hiện.
a) Nuôi trồng thủy sản:
∗Chỉ tiêu quy hoạch cũ
Theo chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010, tổng diện tích nuôi thủy sản toàn tỉnh Trà Vinh là 66.167 hạ Trong đó:
- Nuôi thủy sản nước ngọt là 38.574 ha gồm nuôi cá 21.429 ha, tôm càng xanh
17.145 ha và 1800 cái lồng bè nuôi cá trên sông.
- Nuôi thủy sản nước mặn lợ là 27.593 ha, gồm 23.043 ha tôm nước lợ, 1.050 cua chuyên và 3.500 ha nuôi nhuyễn thể.
Theo chỉ tiêu quy hoạch đến năm 2010, tổng sản lượng nuôi thủy sản toàn tỉnh đạt 108.269 tấn trong đó nuôi thủy sản nước ngọt đạt 63.098 tấn và thủy sản nước lợ đạt 45.171 tấn.
∗Kết quả thực hiện quy hoạch: Về diện tích:
So sánh với kết quả thực hiện cho thấy trong năm 2010, tổng diện tích NTTS toàn tỉnh đạt 32.842 ha, đạt 49,6% so với quy hoạch. Diện tích nuôi thủy sản ngọt chỉ đạt 16,5%, diện tích nuôi thủy sản măn lợ đạt 96%.
Bảng 3.1: So sánh các chỉ tiêu thực hiện với quy hoạch đến năm 2010
STT Danh mục ĐVT QH 2010 TH 2010 % thực hiện I Nuôi nước ngọt Ha 38.574 6.363 16,5 1 Nuôi cá Ha 21.429 5.597 26,1 2 TCX Ha 17.145 742 4,3 3 Cá lồng bè Cái 1.800 0 0,0 4 Khác Ha - 24 - II Nuôi nước mặn-lợ Ha 27.593 26.479 96,0 1 Tôm Ha 23.043 25.416 110,3 2 Cua Ha 1.050 15.052 1.433,5 3 Nhuyễn thể Ha 3.500 1.063 30,4 Tổng Ha 66.167 32.842 49,6
Ghi chú: (*) diện tích nuôi cua xen canh trong ao tôm sú QCCT
Về sản lượng:
Tổng sản lượng NTTS toàn tỉnh Trà Vinh năm 2010 đạt 83.919 tấn, bằng 77,5% so với quy hoạch, trong đó nuôi thủy sản nước ngọt đạt 86,7%, nuôi nước mặn- lợ đạt 64,7%.
56
Bảng 3.2: Kết quả thực hiện sản lượng NTTS so với quy hoạch đến 2010.
STT Danh mục ĐVT QH 2010 TH 2010 % thực hiện I Nuôi nước ngọt Tấn 63.098 54.702 86,7 1 Cá Tấn 41.680 53.824 129,1 2 TCX Tấn 4.678 831 17,8 3 Cá lồng bè Tấn 16.740 - - 4 Khác Tấn - 47 - II Nuôi nước mặn-lợ Tấn 45.171 29.217 64,7 1 Tôm Tấn 21.413 21.254 99,3 3 Cua Tấn 1.008 7.130 707,3 4 Nhuyễn thể Tấn 22.750 833 3,7 Tổng Tấn 108.269 83.919 77,5 b) Khai thác thủy sản:
Bảng 3.3: So sánh các chỉ tiêu thực hiện với quy hoạch đến năm 2010
STT Danh mục Đvt Năm 2010
Quy hoạch Thực hiện TH/QH
1 Năng lực KTTS
- Số lượng tàu thuyền Chiếc 1.315 1.334 101%
Trong đó: Tàu ven bờ '' 930 1.196 129%
Tàu xa bờ '' 385 138 36%
- Tổng công suất CV 80.250 65.894 82%
- Công suất bình quân '' 61 49 81%
2 Tổng sản lượng KTTS Tấn 63.000 77.275 123% * Khai thác hải sản '' 55.000 59.207 108% Trong đó: Ven bờ '' 25.000 38.485 154% Xa bờ '' 30.000 20.722 69% - Cá '' 41.000 22.578 55% - Tôm '' 4.400 7.239 165% - Hải sản khác '' 9.600 29.390 306% * Khai thác nội đồng '' 8.000 15.812 198% - Cá '' 5.500 7.565 138% - Tôm '' 500 4.221 844% - Thủy sản khác '' 2.000 4.026 201%
3 Giá trị sản xuất (giá cđ 1994) Tỷ.đ 482 556,7 115%
c) Chế biến thủy sản:
Bảng 3.4: Các chỉ tiêu CBTS thực hiện so với quy hoạch của tỉnh Trà Vinh đến năm 2010.
STT Danh mục ĐVT Năm 2010
Quy hoạch Thực hiện TH/QH(%)
I Năng lực chế biến
1 Số cơ sở Cơ sở 10 6 60
2 Công suất thiết kế Tấn/năm 16.400 37.400 228,05
3 Lao động người 3.850 3.663 95,14
II Kết quả chế biến xuất khẩu
1 Tổng sản lượng Tấn 13.570 13.170 97,05 2 Tổng kim ngạch Tr.USD 100 77,61 77,61 * Tôm Tấn 9.270 5.349 57,70 Tr.USD 85,7 56,72 66,18 * Cá Tấn 3.500 4.601 131,47 Tr.USD 11,75 16,4 139,57 * Khác Tấn 800 3.220 402,46 Tr.USD 2,55 4,49 176,08
57
Theo các chỉ tiêu quy hoạch đề ra thì đến năm 2010 chế biến thủy sản đạt 13.570 tấn xuất khẩu, trong đó: Tôm đạt 9.270 tấn; cá đạt 3.500 tấn và thủy sản khác đạt 800 tấn. Tổng kim ngạch xuất khẩu ước đạt 100 triệu USD. Quy hoạch cũng đã đề ra được các dự án cho ngành chế biến, qua đó đến năm 2010 toàn tỉnh có khoảng 10 nhà máy chế biến thủy sản, trong đó có: 02 nhà máy chế biến tôm, 06 nhà máy chế biến cá các loại, 1 nhà máy chế biến khô và 1 nhà máy chế biến thủy sản khác (chả cá surimi). Nâng tổng công suất thiết kế lên khoảng 16.400 tấn/năm và giải quyết cho gần 3.850 lao động.
Giai đoạn 2001-2010 có thể nói là giai đoạn thành công của ngành thủy sản của nước ta nói chung và của tỉnh Trà Vinh nói riêng. Bằng sự phấn đấu không ngừng, các doanh nghiệp đã thực hiện khá tốt những mục tiêu đề ra, cụ thể: sản lượng chế biến xuất khẩu đạt 13.170 tấn (đạt 97,05% kế hoạch); kim ngạch xuất khẩu đạt 77,61 triệu USD (đạt 77,61% kế hoạch); xây dựng mới 4 nhà máy nâng tổng công suất thiết kế lên khoảng 37.400 tấn/năm, giải quyết việc làm cho 3.663 ngườị
3.2. Phân tích các mặt đạt được, chưa được và nguyên nhân.
a) Nuôi trồng thủy sản:
Nhìn chung, quy hoạch đã có những định hướng phát triển phù hợp cho ngành thủy sản của tỉnh. Trong đó có một số chỉ tiêu đưa ra đã thực hiện tương đối hoàn thiện hoặc đã vượt chỉ tiêu như diện tích nuôi tôm đạt 110,3% so với quy hoạch; sản lượng tôm đạt 99,3% so với quy hoạch, sản lượng nuôi cá nước ngọt đạt 129,1% so với quy hoạch, sản lượng nuôi cua đạt 707,3% so với quy hoạch.
Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi thì cũng tồn tại nhiều tác động bất lợi chưa được đoán trước đã tác động mạnh mẽ đến quá trình thực hiện đã làm cho một số chỉ tiêu quy hoạch chưa thực hiện được. Cụ thể số lượng lồng bè nuôi trên sông đã không thực hiện được, diện tích nuôi cua phát triển mạnh nhưng trong mô hình nuôi xen canh,diện tích nuôi tôm càng xanh chỉ đạt 4,3% so với quy hoạch, diện tích nuôi cá nước ngọt chỉ đạt 26,1% so với quy hoạch; sản lượng nuôi nhuyễn thể chỉ đạt 3,7%, sản lượng tôm càng xanh đạt 17,8%. Nguyên nhân l:
Khủng hoảng kinh tế hoàn cầu đã tác động xấu đến tình hình xuất khẩu thủy sản ở nước ta, nhiều thị trường nhập khẩu đã dựng nhiều rào cản thương mại nhằm hạn chế các mặt hàng thủy sản xuất khẩu của Việt Nam.
Nguồn vốn để người tham gia nuôi thủy sản là khá lớn trong khi mặt bằng thu nhập và vốn tự có của người dân rất hạn chế.
Giá thành đầu ra các mặt hàng thủy sản không ổn định kéo theo hệ lụy hiệu quả kinh tế không cao hoặc người nuôi lỗ vốn nên họ không mạnh dạn đầu tư hoặc thu hẹp diện tích sản xuất.
Tình hình dịch bệnh trên tôm diễn biến phức tạp gây thiệt hại rất nhiều cho người nuôi kéo theo họ phải thu hẹp diện tích nuôi hoặc chuyển đổi sang ngành nghề kinh tế khác.
b) Khai thác thủy sản:
* Những mặt tích cực
Khai thác hải sản trong tỉnh tiếp tục phát triển, xu thế vươn khơi được khẳng định thông qua việc ngư dân tiếp tục bỏ vốn đầu tư đóng mới phát triển hoặc cải hoán
58
thuyền máy nên đội tàu công suất lớn của tỉnh có xu hướng tăng dần qua các năm. Sản lượng khai thác tăng nhanh vượt mức kế hoạch đề ra (tăng 123%).
Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nghề khai thác hải sản tiếp tục có bước tiến đáng kể. Số lượng tàu thuyền được trang bị các máy móc, thiết bị hiện đại, ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong cơ giới hóa khai thác, bảo quản sản phẩm ngày càng nhiều, đã làm tăng đáng kể khả năng khai thác, chất lượng và giá trị sản phẩm.
* Những mặt hạn chế
Đến năm 2010, tổng số tàu thuyền khai thác thủy sản của tỉnh tăng nhanh nhưng chủ yếu là tàu thuyền công suất nhỏ, trong khi tàu khai thác xa bờ của tỉnh chưa đạt mục tiêu đề rạ Các ngư trường khai thác gần bờ ngày càng cạn kiệt nguồn lợị
Sản lượng khai thác vượt so với mục tiêu quy hoạch. Tuy nhiên, về cơ cấu, chủng loại các loài hải sản có giá trị kinh tế thấp chiếm tỷ trọng tương đối lớn nên giá trị sản lượng khai thác không đạt mục tiêu quy hoạch đề rạ Tính mùa vụ trong khai thác đã có những chi phối, tác động mạnh đến nhiều hoạt động liên quan, nhất là trong chế biến và dịch vụ Nghề cá.
Năng lực khai thác tăng nhanh, trong khi sản lượng khai thác lại không tăng với tỷ lệ tương ứng nên năng suất khai thác tính trên đơn vị công suất máy chính ngày càng giảm. Hiệu quả khai thác giảm sút có nguyên nhân từ trình độ tổ chức và tính hợp tác trong sản xuất của ngư dân, cũng như ngư cụ, phương tiện, kỹ thuật khai thác còn hạn chế; do giá nhiên liệu tăng cao những năm qua…; song nguyên nhân chính là thực trạng nguồn lợi ở những ngư trường truyền thống của tỉnh đã có dấu hiệu giảm rõ rệt, nhất là ở một số đối tượng có giá trị kinh tế cao và một số bãi cá vùng gần bờ.
Cơ cấu nghề thực tế ở các địa phương và trên từng tuyến khai thác trong phạm vi toàn tỉnh chưa thực sự phù hợp với định hướng quy hoạch. Việc quản lý và kiểm tra giám sát hoạt động của tàu thuyền theo nghề khai thác trên từng ngư trường còn nhiều bất cập nên tàu thuyền khai thác thủy sản hoạt động không đúng tuyến quy định, sử dụng các ngư cụ gây tác hại đến nguồn lợi vẫn còn diễn biến phức tạp. Việc xác lập cơ cấu nghề hợp lý trên các tuyến là vấn đề lớn cần phải thực hiện trong thời gian lâu dàị Quá trình thực hiện quy hoạch trong lĩnh vực khai thác thủy sản do có nhiều tác động cả về mặt chủ quan và khách quan như: nhu cầu thủy sản ngày càng tăng do sức ép của gia tăng dân số trong khi nguồn lợi thì có hạn; ảnh hưởng của biến đổi khí hậu bất thường làm cho môi trường biển, nguồn lợi hải sản bị thay đổi; nguồn lực đầu tư có hạn; các quy định mới về khai thác thủy sản được ban hành… đã làm nảy sinh những khó khăn, thách thức mới mà quá trình xây dựng quy hoạch trước đây chưa dự báo hết. Thực tiễn của nghề khai thác thủy sản Trà Vinh hiện nay là ngư trường dần bị thu hẹp, nguồn lợi thủy sản đang ngày càng suy giảm nhưng cường lực khai thác tiếp tục gia tăng, đặc biệt là vùng nước ven bờ đã dẫn đến năng suất khai thác và hiệu quả kinh tế giảm làm cho nghề khai thác mất ổn định, thiếu bền vững; đồng thời, việc đầu tư cơ sở hạ tầng phục vụ khai thác còn chậm, chưa đáp ứng yêu cầu phát triển. Đây là vấn đề lớn đang đặt ra, đòi hỏi phải có chiến lược với hệ thống giải pháp đồng bộ, phù hợp nhằm giải quyết từng bước và đảm bảo tính lâu dàị
c) Chế biến thủy sản:
Nhìn chung quy hoạch đã có những định hướng, chỉ tiêu tăng trưởng phù hợp đối với ngành chế biến thủy sản trong thời gian quạ Các chỉ tiêu trong quy hoạch luôn đạt hoặc vượt so với mục tiêu đề ra, chỉ có một số mục tiêu đạt thấp hơn quy hoạch nhưng
59 không đáng kể, cụ thể như:
∗Về năng lực chế biến:
Trong giai đoạn vừa qua các doanh nghiệp chỉ mới tiến hành xây dựng được 3/6 nhà máy chế biến cá, thấp hơn 03 nhà máy so với mục tiêu quy hoạch đề rạ Nâng tổng số nhà máy trong tỉnh trong năm 2010 là 06 nhà máỵ
Công suất thiết kế của các nhà máy đạt 228,05% kế hoạch, có được điều này là do sự cố gắng không ngừng của cá doanh nghiệp, các doanh nghiệp trong tỉnh đã không ngừng nâng cao năng suất, chất lượng, quy mô…để đáp ứng với yêu cầu của các thị trường, yêu cầu sản xuất và kế hoạch đề ra của doanh nghiệp. Mặt khác giai đoạn vừa qua là giai đoạn phát triển ồ ạt của các nhà máy chế biến không những trong tỉnh mà rộng khắp các tỉnh vùng Đồng bằng sông Cửu Long, chính vì việc công suất thiết kế tăng cao, nguyên liệu cho sản xuất và thị trường tiêu thụ ngày càng khó khăn, dẫn tới việc dư thừa công suất thiết kế một cách lãng phí.
∗Về kết quả chế biến xuất khẩu:
Tổng sản lượng chế biến xuất khẩu đạt 97,05% mục tiêu đề ra, trong đó: tôm