Đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, thời cơ, thách thức trong phát triển thủy sản

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 (Trang 74)

Điểm mạnh

Điều kiện khí hậu thời tiết thuận lợi, nguồn lợi và cơ sở thức ăn tự nhiên đa dạng, tạo điều kiện phát triển mạnh nghề nuôi thủy sản, tạo nguồn nguyên liệu cho chế biến và xuất khẩụ

Hệ thống thủy lợi, điện và giao thông đang được đầu tư nâng cấp đến tận các vùng nuôi tập trung, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển nuôi thủy sản theo hướng công nghiệp, tập trung và dễ dàng trong xử lý môi trường.

Nguồn lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm trong hoạt động nuôi trồng và khai thác thủy sản. Ngoài ra, theo định hướng quy hoạch phát triển nguồn nhân lực của tỉnh đến năm 2020 sẽ tạo nên một lực lượng lao động đáp ứng được nhu cầu phát triển quy hoạch cũng như đảm bảo chu nhu cầu phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh trong giai đoạn tiếp theọ

Trong những năm qua, tàu thuyền khai thác của tỉnh Trà Vinh đã được hiện đại hóa một bước, khả năng chịu sóng, gió, khai thác khơi và dài ngày trên biển được cải thiện. Nhiều tàu thuyền đã vươn tới những vùng biển khơi, vùng biển quốc tế và vùng biển của các nước bạn, đánh bắt được những loài có giá trị kinh tế caọ Đồng thời, bình quân công suất của tàu thuyền được cải thiện, phương tiện lớn hơn và có thể khai

67 thác xa bờ hơn.

Dịch vụ hậu cần phục vụ cho khai thác ngày càng được đầu tư xây dựng nâng cấp, đáp ứng khá tốt nhu cầu sản xuất. Cảng cá, bến cá, bãi neo đậu tàu thuyền đã cơ bản đáp ứng được lượng tàu thuyền neo đậụ

Công tác bảo vệ nguồn lợi thủy sản đã được sự quan tâm, hỗ trợ từ các ban ngành liên quan và nhân dân đồng tình ủng hộ. Xây dựng được hệ thống tổ chức tuyên truyền bảo vệ nguồn lợi thủy sản với nhiều nội dung phong phú giúp người dân ngày càng có ý thức hơn, tự giác tham gia vào công tác bảo vệ nguồn lợị

Trong những năm qua ngành đã tạo được những thành tựu to lớn, góp phần lớn vào tăng kim ngạch, tăng nguồn thu ngoại tệ. Các doanh nghiệp trong tỉnh đã mạnh dạn đầu tư đổi mới trang thiết bị, mở rộng năng lực sản xuất, đồng thời tham gia quản lý chất lượng sản phẩm theo tiêu chuẩn HACCP, GMP, SSOP,…do đó vị thế của các doanh nghiệp cũng dần được cải thiện và được biết đến nhiều hơn trong và ngoài nước.

Điểm yếu

Nghề nuôi thủy còn ở quy mô nhỏ lẻ, manh mún, thiếu tính bền vững, đặc biệt là chưa tạo dựng được mối liên kết trong chuỗi giá trị từ sản xuất nguyên liệu đến chế biến và tiêu thụ, kéo theo rủi ro trong sản xuất caọ

Cơ sở hạ tầng vùng nuôi chưa hoàn thiện: chưa có hệ thống cấp thoát nước riêng biệt, nguồn nước chưa đảm bảo; điện, giao thông cho các vùng nuôi tôm TC- BTC còn hạn chế nên làm ảnh hưởng đến khả năng nuôi tôm và tăng khả năng lây lan dịch bệnh.

Tình trạng con giống còn thiếu cả về lượng và chất đã ảnh hưởng đáng kể đến nghề nuôi thủy sản của tỉnh.

Tình hình dịch bệnh luôn diễn biến phức tạp, đặc biệt là hiện tượng tôm chết sớm (hội chứng chết sớm EMS), đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến nghề nuôi tôm của tỉnh.

Nguồn nhân lực tuy dồi dào về số lượng nhưng trình độ chuyên môn kỹ thuật còn thấp, ý thức tổ chức kỷ luật chưa caọ Việc tự giác chấp hành nội quy về vệ sinh an toàn thực phẩm từ khâu nuôi trồng, đánh bắt và chế biến chưa tốt, gây trở ngại lớn trong đổi mới phương thức quản lý, nâng cao năng suất lao động, cải thiện khả năng cạnh tranh để hội nhập kinh tế khu vực và thế giớị

Số lượng ghe thuyền khai thác thủy sản ven bờ vẫn chiếm tỷ trọng lớn. Nhiều phương tiện sử dụng ngư cụ hủy diệt, gây ra nhiều khó khăn trong công tác quản lý và bảo vệ nguồn tài nguyên thủy sản. Đó là nguyên nhân chính làm sụt giảm nghiêm trọng nguồn lợi ven biển.

Hoạt động khai thác vẫn theo lối thủ công, sản xuất theo quy mô hộ gia đình và chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, thiếu mạnh dạn trong khai thác khơi xạ Chưa áp dụng được những tiến bộ mới trong kỹ thuật khai thác và bảo quản sản phẩm sau thu hoạch. Đặc biệt, các hoạt động khai thác ven bờ với thời gian ngắn, sản lượng ít nên công tác bảo quản chưa được trú trọng. Hầu hết sản phẩm được bảo quản theo phương pháp muối đá cây truyền thống nên giá trị cất bến không caọ

Sự biến động thất thường của giá xăng dầu, lương thực - thực phẩm đã làm tăng chi phí chuyến biển, trong khi giá sản phẩm tiêu thụ tăng không đáng kể. Ngoài ra, hiện tượng bị các chủ nậu, vựa ép giá, làm giá đã gây ra nhiều khó khăn cho người

68 khai thác.

Công tác vệ sinh tàu cá, kho bãi, bến cảng chưa được quan tâm đúng mức. Các chất thải sinh hoạt (nước sinh hoạt, ruột cá,…), chất thải tàu (nước dằn, rò rỉ dầu, nhớt) vẫn được thải trực tiếp ra biển gây ô nhiễm môi trường, đặc biệt là ở các bến cảng.

Lực lượng lao động tham gia hoạt động khai thác dồi dào nhưng trình độ lao động còn hạn chế, phần lớn chưa được đào tạo, những năm gần đây có được nâng cao nhưng vẫn cần phải nỗ lực nhiều hơn mới đáp ứng được nhu cầu và trình độ ngày càng cao của khai thác xa bờ.

Tình trạng ô nhiễm ở các làng nghề trở chế biến thủy, hải sản, tôm, cá khô gây ảnh hưởng xấu đến chất lượng môi trường, đặc biệt là nước thải không qua xử lý, thải trực tiếp xuống nguồn tiếp nhận và gây mùi hôị

Ngày càng có sự cạnh tranh gay gắt trên thị trường lao động tại địa phương đã tạo nên sự khan hiếm lao động vào những thời điểm chính vụ, dẫn đến việc giảm sản lượng đáng kể. Lao động trong chế biến thủy sản không ổn định và thường có xu hướng chuyển sang ngành nghề khác.

Các thủ tục xuất nhập khẩu cũng gây nhiều khó khăn cho các doanh nghiệp, trong đó việc kiểm định các lô hàng trước khi xuất đi làm mất nhiều thời gian và chi phí hơn, tạo bất lợi so với các nước xuất khẩu khác.

Giá nguyên liệu ở mức cao trong khi giá bán liên tục giảm đã ảnh hưởng lớn đến doanh thu, lợi nhuận của doanh nghiệp. Tại địa phương, đã xảy ra hiện tượng tôm chết hàng loạt tạo nên sự cạnh tranh về giá mua nguyên liệu, gây thiếu hụt nguyên liệu sản xuất. Điều này tác động xấu đến những hợp đồng đang có do phải duy trì sản xuất để ổn định việc làm cho người lao lao động, giữ chân khách hàng và tạo cơ hội cho năm tiếp theọ

Thời cơ

Nền chính trị ổn định, môi trường pháp lý và các cơ chế chính sách về đầu tư tiếp tục được hoàn thiện, tạo hành lang pháp lý quan trọng để các thành phần kinh tế yên tâm sản xuất.

Các lợi thế về vị trí địa lý, cơ sở hạ tầng, môi trường tự nhiên,... nếu được tận dụng tốt sẽ chuyển thành những thời cơ mà ngành thủy sản của tỉnh có thể bứt phá tăng tốc trong giai đoạn sắp tớị

Việt Nam đã gia nhập WTO, đang thực hiện Hiệp định ưu đãi thuế quan có hiệu lực chung của ASEAN (CEPT), ký kết quan hệ hợp tác kinh tế với nhiều nước sẽ tạo sân chơi bình đẳng, là cơ hội lớn để ngành thủy sản Việt Nam xâm nhập thị trường thế giớị

Nhu cầu tiêu thụ thủy sản trong nước và thế giới sẽ tiếp tục tăng mạnh, đặc biệt là trong điều kiện hiện nay có rất nhiều dịch bệnh ở gia súc, gia cầm gây nguy cơ lây bệnh cho con người và không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.

Thủy sản được xác định là ngành kinh tế mũi nhọn của quốc gia và cũng là của Trà Vinh. Chính vì vậy, thủy sản sẽ tiếp tục nhận được sự quan tâm của cả Trung ương và địa phương ban hành nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi; bố trí nhiều nguồn vốn cho đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng.

Nằm trong khu vực ngư trường khai thác rộng lớn nhất nước nên nhiều năm qua Nhà nước ta có nhiều chủ trương chính sách lớn về kinh tế biển tạo điều kiện thuận lợi

69

cho phát triển lĩnh vực khai thác hải sản. Việc gia nhập WTO nên tạo ra một số thị trường rộng lớn cho xuất khẩu các hàng hóa về nông nghiệp, thủy sản, trong đó có sản phẩm từ thủy sản khai thác. Có được sự đầu tư mạnh mẽ của chính phủ cho sự phát triển nguồn nhân lực, khoa học và công nghệ khai thác thủy sản cho toàn vùng. Ngày càng có nhiều tổ chức, cá nhân trong nước và quốc tế quan tâm, đầu tư nghiên cứu liên quan đến lĩnh vực khai thác thủy sản của nước tạ

Các mặt hàng thủy sản Việt Nam ngày càng được nhiều nước biết đến và tin dùng, điều này tạo cơ hội cho các doanh nghiệp trong tỉnh trong việc tìm kiếm và mở rộng thị trường tiêu thụ.

Thách thức

Hội nhập kinh tế quốc tế là cơ hội tốt song cũng là thách thức rất lớn. Khi các rào cản thương mại dần được gỡ bỏ thì các nước dựng lên các hàng rào về kỹ thuật rất “tinh vi”, đặc biệt là yêu cầu cao về ATVSTP, truy xuất nguồn gốc, trong khi trình độ công nghệ và hiểu biết luật pháp quốc tế của các doanh nghiệp của tỉnh còn hạn chế.

Giá cả đầu vào cho sản xuất (thức ăn, thuốc, hóa chất, nhiên liệu,…) cũng luôn biến động theo chiều hướng tăng, kết hợp với xuất khẩu khó khăn nên doanh nghiệp có xu hướng thu hẹp sản xuất, sa thải nhân công, đời sống của người lao động gặp rất nhiều khó khăn.

Tình trạng buôn bán, sử dụng thức ăn, thuốc thú y, hóa chất cấm và không rõ nguồn gốc trong sản xuất và bảo quản thủy sản đang là thách thức lớn đặt ra cho ngành. Tình trạng bơm chích tạp chất vào tôm nguyên liệu cũng chưa thể kiểm soát.

Biến đổi khí hậu-nước biển dâng cũng sẽ là thách thức lớn đối với ngành thủy sản của tỉnh trong thời gian tớị Nó sẽ tác động đến mọi lĩnh vực của ngành thủy sản từ nuôi trồng, khai thác đến chế biến và tiêu thụ sản phẩm về các mặt: xâm thực bờ biển, tàn phá các công trình ven biển; xâm nhập mặn, xáo trộn hệ sinh thái, dịch bệnh làm tôm cá chết hàng loạt, chất lượng sản phẩm bị ảnh hưởng,…

Tình trạng khủng hoảng kinh tế thế giới sẽ làm cho sản phẩm khai thác gặp nhiều khó khăn trong vấn đề xuất khẩụ Các thị trường xuất khẩu ngày càng trở nên khó tính hơn, yêu cầu cao hơn về chất lượng cũng như đưa ra tiêu chuẩn chứng nhận mới khắc khe hơn. Ý thức sử dụng thuốc, hóa chất cũng như bảo vệ môi trường và nguồn lợi thủy sản của người dân chưa caọ Thiếu chính sách về quy hoạch và đầu tư cơ sở hạ tầng đồng bộ cho cả vùng về lĩnh vực khai thác thủy sản. Tình trạng thiếu vốn càng trở nên trầm trọng hơn trong những năm gần đây do chính sách siết chặt tiền tệ của chính phủ cũng như giá các nguyên liệu đầu vào tăng caọ

Thị trường chính tại các nước nhập khẩu sẽ khó khăn do vẫn còn ảnh hưởng của sự suy thóai kinh tế toàn cầụ

Các rào cản kỹ thuật và thuế quan tại các thị trường nhập khẩu chủ lực như: thuế chống bán phá giá (CBPG) cá tra POR8, thuế chống trợ cấp (CVD) tôm tại Mỹ, rào cản Ethoxyquin tại Nhật Bản và Hàn Quốc,…

70

PHẦN V

QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN THỦY SẢN TỈNH TRÀ VINH ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2030

5.1. Quan điểm, định hướng, mục tiêu và các phương án phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030

Một phần của tài liệu quy hoạch phát triển thủy sản tỉnh Trà Vinh đến năm 2020, tầm nhìn năm 2030 (Trang 74)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(134 trang)