Thị trường chứng khoán

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty Xây dựng Công trình Hàng không (Trang 122)

Phương pháp chiết khấu dòng tiền cần thiết sử dụng thông tin từ thị trường chứng khoán làm chuẩn. Tuy nhiên, hiện tại thị trường chứng khoán Việt Nam còn quá nghèo nàn về chủng loại, ít ỏi về số lượng và đặc biệt là thiếu các hàng hóa cao cấp để các nhà đầu tư có thể yên tâm đầu tư lâu dài. Mặc dù đã có những giải pháp và nỗ lực từ phía Nhà nước nhằm tạo thêm sự phong phú về hàng hóa cho thị trường chứng khoán nhưng hiệu quả thực sự là

112

chưa cao. Vì thế, thị trường chứng khoán Việt Nam chưa hấp dẫn các nhà đầu tư, đặc biệt là những nhà đầu tư chuyên nghiệp và có nguồn lực tài chính lớn.

Sự thiếu vắng hệ số beta trong việc phân tích rủi ro của các chứng khoán. Do sự tác động của nhiều nhân tố phi thị trường nên vai trò của beta còn tương đối hạn chế. Tuy nhiên, khi danh mục thị trường ngày càng hoàn thiện, beta sẽ phát huy tác dụng và theo kịp với sự phát triển của thị trường. Thông qua hệ số beta và các tỷ số thị trường khác, doanh nghiệp sẽ nhìn nhận rõ hơn về rủi ro và năng lực cạnh tranh của chính bản thân mình. Bên cạnh đó, các nhà đầu tư cũng có điều kiện để ứng dụng những kỹ thuật phân tích và dự báo một cách hiệu quả hơn, gần với kỳ vọng hơn. Khi tính toán và sử dụng hệ số beta, việc nghiên cứu và sử dụng những mô hình dự báo sẽ trở thành hiện thực hơn chứ không nằm trên lý thuyết nữa.

“Thị trường trái phiếu Việt Nam vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, thể hiện qua quy mô của thị trường, cơ cấu trái phiếu doanh nghiệp - hạt nhân tạo sức sôi động của thị trường - vẫn ở mức khiêm tốn và chủ yếu chỉ tập trung ở một số rất nhỏ các doanh nghiệp lớn của Nhà nước, các nhà đầu tư chủ yếu mua và giữ trái phiếu tới khi đáo hạn, các dịch vụ liên quan hầu như chưa có... Trong bối cảnh thị trường còn nhỏ bé như hiện nay, trước hết cần có những chính sách, quy định pháp lý phù hợp, tạo điều kiện cho chủ thể phát hành, nhà đầu tư, các trung gian thị trường nhằm hướng tới sự phát triển bền vững và mạnh mẽ hơn nữa của thị trường này. Một hạn chế rõ rệt của thị trường trái phiếu Việt Nam hiện nay là chưa phát triển được hệ thống đại lý cấp I, hệ thống nhà đầu tư thứ cấp trong khi có khá nhiều thành viên đầu thầu và thành viên bảo lãnh phát hành. Trên thị trường, thành viên tham gia chủ yếu gồm các ngân hàng (tỷ lệ sở hữu chiếm hơn 50% với kỳ hạn trái phiếu giữ đến 5 năm). Có thể nói rằng các ngân hàng thương mại hiện vẫn được xem là nhà tạo lập thị trường chính trong tương lai, bên cạnh các công ty bảo hiểm, công

113

ty chứng khoán” 33, tr.33-37. Phát hành trái phiếu doanh nghiệp là kênh huy động vốn quan trọng với doanh nghiệp khi nguồn vốn vay ngân hàng gặp khó khăn, tạo ra nguồn vốn có kỳ hạn cho những công trình đòi hỏi vốn lớn. Khi phát hành trái phiếu doanh nghiệp, doanh nghiệp không phải chịu những rằng buộc của ngân hàng khi vay vốn, chi phí phải bỏ ra thấp hơn so với huy động vốn thông qua phát hành cổ phiếu, mà doanh nghiệp phải chịu trách nhiệm thanh toán lãi suất hàng năm cho trái chủ với mức lãi suất ổn định. Mặt khác, khả năng vay vốn của doanh nghiệp không bị hạn chế mà tùy thuộc vào sự hấp thụ vốn của doanh nghiệp. “Hiện nay, nhà nước dần coi trọng thị trường trái phiếu doanh nghiệp, nhất là phát triển thị trường sơ cấp với việc ban hành khung pháp lý cần thiết cho thị trường này. Việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp chỉ phát triển trong vài năm trở lại đây, do các đơn vị sản xuất kinh doanh trong nước thực hiện, do tác động của Nghị định số 52/2006/NĐ-CP ngày 19/05/2006 của chính phủ cho phép các doanh nghiệp được phát hành trái phiếu riêng lẻ nhằm thực hiện các dự án đầu tư, cơ cấu lại khoản vay trung và dài hạn, tăng quy mô hoạt động của các doanh nghiệp. Loại hình doanh nghiệp phát hành trái phiếu ngày càng đa dạng hơn, không chỉ có doanh nghiệp nhà nước mà còn có công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài... theo nguyên tắc tự vay tự trả và thực hiện công khai minh bạch thông tin. Nhà nước không can thiệp quá sâu vào việc phát hành trái phiếu doanh nghiệp. Nhà nước khuyến khích các doanh nghiệp huy động vốn thông qua phát hành trái phiếu doanh nghiệp, giảm dần vay vốn ngân hàng và cấp phát ngân sách. Nguyên tắc phát hành trái phiếu doanh nghiệp cũng thông thoáng hơn nhiều. Như vậy, có thể nhận thấy rằng sự hậu thuẫn từ các nhà tạo lập chính sách là vô cùng quan trọng trong giai đoạn tạo lập và phát triển thị trường trái phiếu doanh nghiệp, góp phần tạo khung pháp lý và môi trường đầu tư phát hành trái phiếu, chuẩn hóa các

114

quy định và quy trình cũng như việc công bố thông tin. Tuy nhiên còn nhiều mặt hạn chế là thị trường trái phiếu hiện nay chưa tương xứng với tiềm năng của nó. Về tổ chức phát hành chưa đa dạng các doanh nghiệp phát hành trái phiếu. Đến nay hầu hết tổ chức phát hành là các doanh nghiệp nghiệp thuộc tổ chức tín dụng, doanh nghiệp lớn, tập đoàn kinh tế, còn khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ thì hầu như chưa tiếp cận với thị trường này. Ngoài ra, thị trường thứ cấp về trái phiếu doanh nghiệp chưa sôi động, cho đến nay chủ yếu là hoạt động trên thị trường sơ cấp nên các giao dịch thứ cấp còn kém thanh khoản”

27, tr.7.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu mô hình chiết khấu dòng tiền trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty Xây dựng Công trình Hàng không (Trang 122)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)