* Hạn chế của mô hình DCF:
Thứ nhất, mô hình này dễ dàng áp dụng đối với các tài sản hay doanh nghiệp hiện đang có dòng tiền vào dương, có mức tăng trưởng dự báo được trong tương lai. Song đối với những doanh nghiệp đang gặp khó khăn như kinh doanh thua lỗ, dòng tiền thu vào ít, không dự báo được tăng trưởng hoặc tăng trưởng âm thì mô hình này xác định không chính xác giá trị.
Thứ hai, mô hình CAPM được sử dụng để tính suất chiết khấu trong phương pháp chiết khấu dòng tiền, không thể tính hết được rủi ro của các doanh nghiệp vừa và nhỏ không niêm yết dẫn đến việc đánh giá cao giá trị của những doanh nghiệp này. Những rủi ro có thể kể như sau: những doanh nghiệp vừa và nhỏ không niêm yết trên thị trường chứng khoán nên cổ phần có tính thanh khoản kém mà rủi ro này không phù hợp với giả định của mô hình CAPM là giả định thị trường hoàn toàn thanh khoản; rủi ro thứ hai là khi nhà đầu tư là chủ doanh nghiệp không có khả năng đa dạng hóa đầu tư do khả năng tài chính hạn hẹp, rủi ro này cũng đi ngược lại giả định của mô hình CAPM là các nhà đầu tư đã đa dạng hóa đầu tư.
* Xác định tỷ lệ tăng trƣởng
Việc xác định đúng tỷ lệ tăng trưởng g là điều không hề đơn giản bởi đây là con số dự tính cho tương lai. Tốc độ tăng trưởng chỉ có thể được dự đoán sau khi phân tích kỹ: phân tích môi trường vĩ mô, môi trường ngành, phân tích tình hình công ty (lợi thế cạnh tranh, chiến lược, cơ cấu vận hành, các chỉ số tài chính...). “Có 3 cách sau để ước tính g dựa trên thông tin quá khứ: Thứ nhất, dựa vào tốc độ tăng trưởng cổ tức trong quá khứ. Tuy nhiên cổ tức quá khứ thường phản ánh không chính xác kỳ vọng tăng trưởng trong tương lai. Thứ hai, dựa vào tốc độ tăng trưởng lợi nhuận trong quá khứ với giả thiết tỷ lệ chia cổ tức từ lợi nhuận ổn định, tốc độ tăng cổ tức đúng bằng
49
tốc độ tăng lợi nhuận. Thứ ba, dựa vào tỷ lệ lợi nhuận tái đầu tư và tỷ suất sinh lời tương lai, cụ thể: g = b * ROE (trong đó b là phần lợi nhuận tái đầu tư, ROE là tỷ suất sinh lời). Đây là giải pháp ưu thế nhất vì nó phản ánh nguồn gốc của tăng trưởng” 5, tr.16.
* Lạm phát
Lạm phát làm giảm sức mua của tiền tệ và mức hoàn vốn đầu tư thực tế. Bằng trực giác cũng thấy dưới tác động của lạm phát thì đồng tiền thay vì dùng để hỗ trợ cho tốc độ tăng trưởng thực tế đã phải được sử dụng để tài trợ cho tốc độ gia tăng của lạm phát. Một cách đơn giản, nếu tốc độ tăng trưởng bên vững của công ty là 25% khi không có lạm phát, thì tốc độ tăng trưởng bền vững thực sẽ là khoảng 15% trong trường hợp tỷ lệ lạm phát là 10%. Mỗi phần trăm gia tăng trong tốc độ lạm phát sẽ làm giảm đi tốc độ tăng trưởng bền vững một tỷ lệ tương ứng.
Một sai lầm lớn là các nhà quản trị thường bỏ qua lạm phát khi tính dòng tiền dự án, chỉ tính lạm phát vào suất chiết khấu. Như vậy, dẫn đến việc không phù hợp giữa tỉ lệ lạm phát chung gắn vào dòng tiền dự án và tỉ lệ lạm phát chung gắn vào chi phí sử dụng vốn. Dòng tiền có lạm phát phải được tính với suất chiết khấu có lạm phát. Nói cách khác dòng tiền danh nghĩa được chiết khấu theo suất chiết khấu danh nghĩa, dòng tiền thực được chiết khấu theo suất chiết khấu thực.
* Lãi suất và thuế suất
Đây là những yếu tố khó kiểm soát của các doanh nghiệp. Thuế suất thì do nhà nước ấn định nhưng mức thuế suất cao hay thấp ảnh hưởng lớn đến chi phí vốn của doanh nghiệp. Nếu thuế giảm thì chi phí sử dụng nợ tăng, thuế giảm thì cổ phiếu hấp dẫn nhà đầu tư hơn nên giảm chi phí sử dụng vốn cổ phần. Từ đó thay đổi cấu trúc vốn tối ưu ít nợ hơn và nhiều vốn cổ phần.
50
Lãi suất thì có vai trò lớn trong việc điều tiết nền kinh tế vĩ mô, do vậy ngân hàng trung ương sử dụng lãi suất như là một công cụ điều tiết lượng tiền trong nền kinh tế. Vì sự can thiệp này mà lãi suất không phản ánh đúng giá cả của đồng tiền, ảnh hưởng đến chi phí vay của doanh nghiệp, ảnh hưởng đến suất chiết khấu. Nếu lãi suất tăng thì chi phí nợ tăng và chi phí sử dụng vốn cổ phần ưu đãi và cổ phần thường tăng (mô hình CAPM). Nếu lãi suất giảm thì giảm chi phí sử dụng vốn nên đầu tư tăng. Bởi nền kinh tế luôn luôn biến động, vì vậy lãi suất có thể tăng hoặc giảm nên ảnh hưởng đến lợi nhuận của doanh nghiệp. Ngoài ra, thị trường vốn cũng ảnh hưởng đến lãi suất của một khoản vay nợ. Có nhiều thị trường vốn tại Việt Nam như thị trường vốn cho vay mua nhà, cho vay kinh doanh, cho vay tiêu dùng, khoản vay cầm cố thế chấp....Vì thế mỗi thị trường vốn có mức lãi suất khác nhau hay có một mức giá cho mỗi loại vốn và mức giá này thay đổi theo thời gian khi cung cầu thay đổi. Lãi suất ngắn hạn thì tăng nhanh khi kinh tế tăng và giảm khi kinh tế giảm. Nếu dự đoán được lãi suất trong tương lai thì có thể dễ dàng hơn trong việc huy động nguồn tài chính cho các quyết định đầu tư. Nhưng không thể dự đoán được chính xác lãi suất trong tương lai mà chỉ dự đoán được sự biến động của lãi suất, từ đó có những chính sách thích hợp cho việc huy động vốn như kết hợp giữa vay ngắn hạn, vay dài hạn và vốn chủ sở hữu như thế nào để giữ công ty tồn tại trong môi trường lãi suất thay đổi. Việc ước lượng lãi suất giúp doanh nghiệp chủ động hơn trước những biến động của thị trường.