- Đầu tư TSCĐ:
Năm 2010, công ty dự định đầu tư một số tài sản cố định và thiết bị, tổng giá trị đầu tư 115,12 tỷ vnđ, trong đó:
82
+ Đầu tư xây dựng cơ bản 18 tỷ đồng với các công trình: nâng cấp trụ sở công ty tại 178 Trường Chinh (14 tỷ đồng), đầu tư trụ sở công ty 243 (4 tỷ đồng). + Đầu tư mua sắm thiết bị đồng bộ cho sản kinh doanh là 97,120 tỷ đồng.
- Đầu tư tài sản tài chính:
+ Dự án liên danh, liên kết: Dự án số 3 Lê Trọng Tấn, Số 63 Lê Văn Lương, 86/4 Trần Phú – Nha Trang. Các dự án này công ty cùng đối tác xây dựng phương án kinh doanh báo cáo Quân chủng và Bộ Quốc phòng vào cuối tháng 01/2010 và đầu tháng 3/2010 triển khai các bước tiếp theo: thuê tư vấn thiết kế, khoan thăm dò địa chất, giải quyết các thủ tục pháp lý với Bộ quốc phòng và địa phương. Dự kiến cuối năm 2010 có thể khởi công. Riêng dự án số 2 Lê Văn Lương dự kiến khởi công cuối tháng 6/2010.
2.4.3. Tính cấp thiết của việc ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền cho các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty ACC cho các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty ACC
Thứ nhất, nhìn những hạn chế còn tồn tại trong phần đánh giá thực trạng đầu tư tài sản dài hạn ở trên tác giả thấy cách làm hiện tại không phù hợp với các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty ACC.
Thứ hai, mô hình DCF thích hợp trong các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty ACC. Để đảm bảo cho công ty hoạt động ngày càng ổn định và phát triển trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa và nền kinh tế hội nhập thì một trong những yếu tố rất quan trọng, quyết định đến sự tồn tại và phát triển của công ty đó là được trang bị đủ các trang thiết bị sản xuất chính đồng bộ tiên tiến ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất; bảo đảm cho công ty tiết kiệm chi phí sản xuất, tiết kiệm lao động, nâng cao chất lượng sản phẩm, chủ động trong sản xuất kinh doanh, hạ giá thành sản phẩm và nâng cao sức cạnh tranh nhất là trong thị trường xây dựng. Ngoài ra, sự tiến bộ khoa học kỹ thuật đòi hỏi doanh nghiệp đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm. Nếu doanh nghiệp nào chậm chân sẽ không theo kịp thị trường nên công ty luôn luôn đổi mới trang thiết bị máy móc phục vụ xây
83
dựng. Những thiết bị máy móc này giá trị rất lớn đòi hỏi có sự tính toán chính xác và thời điểm đầu tư thích hợp không thì sẽ dẫn đến lãng phí nguồn lực của công ty. Ngoài ra, dự án đầu tư tài chính sẽ là một hoạt động thường xuyên của Công ty ACC, nhiều dự án chuẩn bị được đầu tư góp vốn liên doanh liên kết nên cần một phương pháp tính hiệu quả tài chính một cách chính xác và khoa học để ra quyết định đầu tư đúng. Việc đầu tư cổ phiếu trái phiếu của Công ty ACC cũng nằm trong kế hoạch trong tương lai không xa. Vì thế, ứng dụng mô hình DCF trong việc định giá là phù hợp và xác định được chính xác giá trị của cổ phiếu và trái phiếu.
Thứ ba, mô hình DCF không chỉ thích hợp trong việc ra quyết định đầu tư tài sản dài hạn mà còn thích hợp cho các dự án đầu tư khác mang lại lợi nhuận cho công ty. Nhìn góc độ báo cáo kết quả kinh doanh thì các dự án đầu tư xây dựng không phải là các dự án đầu tư tài sản dài hạn. Bởi tài sản dài hạn là tài sản thuộc sở hữu của công ty. Nhưng xa hơn mô hình DCF có thể sử dụng được trong việc ra quyết định dự án đầu tư đem lại doanh thu và lợi nhuận cho công ty. Trong năm 2009, công ty đã xây dựng và tổ chức triển khai rất nhiều các dự án đầu tư xây dựng như: Dự án xây dựng cải tạo đường sân bay, cầu đường (cải tạo nâng cấp mở rộng đường cất hạ cánh Sân bay Cần Thơ, đường cất hạ cánh 1B Nội Bài, đường lăn S4, S6 Nội Bài, đường Mậu Thân, sân bay Phú Quốc, đường tuần tra Biên Giới, đường Trường Sơn Đông, sân bay Đà Nẵng...), dự án xây dựng nhà (nhà CT3 Công ty An Dân, Phòng thí nghiệm vật liệu nổ quân sự, nhà máy sửa chữa tàu biển Nosco Vinalines, nhà ở trường sĩ quan đặc công, hồ chứa nước khe chung Nghệ An, trường THCS Cự Khê...). Với doanh thu gần 838 tỷ, trong đó 92% doanh thu về xây dựng các dự án sân bay và xây dựng khác, đây quả là một con số doanh thu rất lớn. Do vậy, những dự án đầu tư xây dựng này cũng rất cần mô hình DCF để tính toán hiệu quả tài chính dự án.
84
Thứ tư, theo kế hoạch sắp tới Công ty ACC sẽ cổ phần hóa và hoạt động theo mô hình công ty mẹ - con. Theo mô hình mới thì công ty có Hội đồng thành viên, Ban Tổng giám đốc, Ban Kiểm soát, 9 phòng nghiệp vụ, 12 đơn vị hạch toán phụ thuộc và 4 công ty con là công ty cổ phần là xí nghiệp (XN) xây dựng 243, xí nghiệp 244, xí nghiệp 245 và nhà máy xi măng 78. Định hướng cổ phần hóa Công ty ACC trong giai đoạn sắp tới theo lộ trình chuyển đổi doanh nghiệp nhà nước thành công ty cổ phần thì hơn bao giờ hết, công ty cần một công cụ phù hợp để định giá cho chính xác giá trị công ty. Nên vấn đề định giá doanh nghiệp hiện nay được quan tâm và là nhu cầu cấp thiết. Trong ba phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp được công nhận rộng rãi trên thế giới (phương pháp thị trường, dòng tiền chiết khấu, phương pháp tài sản) thì Công ty ACC phù hợp với việc ứng dụng mô hình DCF trong định giá doanh nghiệp bởi ACC là công ty hoạt động hiệu quả, kinh doanh có lãi, doanh thu ổn định, có thương hiệu và có thị phần ổn định trên thị trường. Mô hình DCF đặc biệt phù hợp với những doanh nghiệp hoạt động hiệu quả và có tiềm năng phát triển do vậy xác định chính xác giá trị doanh nghiệp; nhưng lại không thích hợp với những doanh nghiệp làm ăn thua lỗ, kém hiệu quả vì giá trị doanh nghiệp chiết khấu về hiện tại sẽ thấp hơn giá trị tài sản nên trường hợp thua lỗ thì nên sử dụng phương pháp tài sản. Hiện tại, Bộ Tài chính cho phép sử dụng hai phương pháp là tài sản và chiết khấu dòng tiền trong hoạt động định giá. Mỗi phương pháp được nêu ra đều phù hợp với từng hoàn cảnh cụ thể của doanh nghiệp.
Vì những lý do trên đây, cho thấy việc cần thiết phải ứng dụng mô hình chiết khấu dòng tiền trong Công ty ACC, đặc biệt là trong các quyết định đầu tư dài hạn bởi những cách làm cũ đã không còn phù hợp.
85
Tóm tắt chƣơng 2
Để tồn tại và phát triển lớn mạnh trong điều kiện cạnh tranh như hiện nay, công ty xây dựng công trình hàng không ACC cần chú trọng phân tích hiệu quả dự án đầu tư và coi đây là công cụ đắc lực giúp ban lãnh đạo công ty ra quyết định đầu tư đúng để tối đa hóa giá trị doanh nghiệp. Tuy nhiên, qua nghiên cứu thực tế tình hình ra quyết định đầu tư tại Công ty ACC cho thấy việc phân tích hiệu quả tài chính của dự án đầu tư tài sản dài hạn chưa được chú trọng. Việc phân tích hiệu quả tài chính dự án vẫn còn sơ sài và có nhiều hạn chế cần khắc phục.
Trên cơ sở nghiên cứu thực trạng đầu tư tài sản dài hạn tại Công ty ACC, chương 2 đã có đánh giá về ưu điểm và những hạn chế còn tồn tại. Từ đó nêu ra tính cấp thiết của việc ứng dụng mô hình DCF cho các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại công ty. Chương 3 sẽ chỉ ra cách ứng dụng mô hình DCF cho các quyết định đầu tư tài sản dài hạn tại công ty, đồng thời đưa ra một số giải pháp cơ bản để có thể ứng dụng tốt nhất mô hình DCF tại Công ty ACC.
86
CHƢƠNG 3
ỨNG DỤNG MÔ HÌNH CHIẾT KHẤU DÒNG TIỀN TRONG CÁC QUYẾT ĐỊNH ĐẦU TƢ TÀI SẢN DÀI HẠN TẠI CÔNG TY XÂY
DỰNG CÔNG TRÌNH HÀNG KHÔNG