Thực trạng công tác thẩm định dự án ngành xây dựng của Công

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm địnhdự án đầu tư ngành xây dựng tại Công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 26)

I. Khái quát về Công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương

2Thực trạng công tác thẩm định dự án ngành xây dựng của Công

2.1 Đặc điểm của dự án ngành xây dựng ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án cho thuê tài chính tại Công ty

Hiện nay,hoạt động chủ yếu của các Công ty thuê mua tài chính trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu là tiến hành thuê mua các loại tài sản liên quan đến công tác xây dựng. Cho thuê tài chính là một giải pháp tốt về nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả. Doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng nhiều máy móc, thiết bị đa dạng, công nghệ mới, phù hợp với nhu cầu sản xuất, mà không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua, xây dựng là một trong những ngành có sử dụng một lượng lớn máy móc trang thiết bị. Nên thuê mua tài chính đang là một trong những sự lựa chọn tốt nhất khi tiến hành đầu tư các máy móc thiết bị phục vụ cho công việc. Khi xem xét một dự án thuê mua đối với một Công ty xây dựng ta cần phải xem xét mục đích hay hoạt động của các Công ty trong ngành xây dựng, do vậy Công ty tập trung vào các Công ty chuyên đấu thầu các hạng mục xây dựng cơ bản, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đối với từng loại dự án thì thời gian xây dựng là khác nhau nên cần đặc biệt chú ý tới tiến độ xây dựng của dự án xây dựng. Thực hiện các phương pháp so sánh dự án với dự án tương tự đã thực hiện. Và các dự án này rủi ro rất cao nên cần được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, phải cân nhắc các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất thường xảy ra để đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

Khi đầu tư vào lĩnh vực xây xựng sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro trong đó đáng kể đến là: chậm tiến độ thi công, vượt mức tổng đầu tư hay các loại rủi ro trong quá trình thi công. Vì vậy, đối với từng loại dự án thì thời gian xây dựng là khác nhau nên cần đặc biệt chú ý tới tiến độ xây dựng của dự án xây dựng. Thực hiện các phương pháp so sánh dự án với dự án tương tự đã thực hiện. Và các dự án này rủi ro rất cao nên cần được chuẩn bị kỹ, phải

cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, phải cân nhắc các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất thường xảy ra để đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

Nhu cầu xây dựng sau khi tang mạnh năm 2008-2009 thì cũng đã có dấu hiệu sụt giảm mạnh, bất động sản đóng băng. Nhu cầu thấp làm cho giá cả cũng giảm theo, lợi nhuận của ngành đạt được cũng giảm xuống.

Phương án cho thuê các dự án loại này, yêu cầu người đi thuê phải có dự án đầu tư làm cơ sở để Công ty thẩm định ra quyết định cho thuê cũng như phục vụ cho công tác quản lý hoạt động thuê mua tài chính.

2.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư trong ngành xây dựng tại Công ty

1/ Hồ sơ do khách hàng cung cấp là căn cứ đầu tiên cho việc thẩm định dự án

- Hồ sơ cung cấp tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. Các thong số quan trong cho việc thẩm định như bảng cân đối kế toán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…

- Hồ sơ dự án đầu tư: Sự cần thiết phải đầu tư dự án, đánh giá cung cầu trên thị trường, hình thức và địa điểm đầu tư cũng như nhu cầu sử dụng đất được phản ánh đầy đủ trong hồ sơ dự án đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án, các giải pháp giải phóng mặt bằng …

- Các vấn đề liên quan đến tổng mức vốn đầu tư của dự án, phương án huy động vốn và khả năng trả nợ của dự án cũng được cung cấp đầy đủ trong hồ sơ của dự án…

- Hạch toán kế toán và thiết kế xây dựng đầy đủ

 Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay

 Các hồ sơ, hợp đồng ký kết liên quan đến dự án

2/ Việc thẩm định dự án đầu tư còn dựa trên các tiêu chuẩn quy phạm và các định mức trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật chính sách của nhà nước, tiêu chuẩn của nhà nước về mọi mặt như tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn về môi trường cũng như các thông lệ các quy ước được ký kết giữa các tôt chức và tổ chức, Nhà nước với Nhà nước hay với các tổ chức mà Việt Nam làm thành viên …

Cụ thể như là:

+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003.

+ Luật Đầu tư số 59/2005/ QH11, hiệu lực ngày 01/07/2006. + Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, hiệu lực ngày 01/07/2004.

+ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định: số 52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP, số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ

+ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; hiệu lực ngày 16/01/2007.

+ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, hiệu lực ngày 23/7/1999.

+ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình, hiệu lực ngày 02/4/2009.

+ Thông tư số 69/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 151/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hiệu lực ngày 24/8/2007.

+ Thông tư số 03/2009/TT-BXD 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình, hiệu lực ngày 11/5/2009.

+ Thông tư số 53/2005/TT-BTC lập, thẩm định báo cáo quyết toán dự án ĐTXDCB.

+ Quyết định 41/QĐ-HĐQL của Hội đồng Quản lý Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

+ Quyết định số 653/QĐ-NHNT của Tổng Giám đốc NHNT về việc ban hành Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư.

+ Công văn 3854/NHNT-TĐ của NHNT Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

+ Thông tư số 86/2011 TT-BTC quản lý thanh toán vốn đầu tư.

Ngoài ra, kinh nghiệm thẩm định của cán bộ thẩm định cũng là một trong những căn cứ quan trọng để thẩm định dự án. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Các dự án tương tự mà ngân hàng đã thẩm định, cung cấp vốn và đã trả được nợ cho Công ty. Đây cũng là một căn cứ rất quan trọng để cán bộ thẩm định có thể thẩm định chính xác dự án đầu tư.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư và cho thuê tài chính chung đối với khách hàng trong ngành xây dựng

2.3.1 Quy trình thẩm định dự án đầu tư trong ngành xây dựng

Công ty đã xây dựng qua trình chung cho tất cả các dự án thẩm định. Tuy vậy đối với từng lĩnh vực cụ thể cần có dự linh hoạt nhất định của các cán bộ thẩm định. Quá trình thẩm định dự án đầu tư tại Công ty cho thuê tài chính được thông qua các phòng Cán bộ khách hàng,Ban giám đốc Công ty, HĐQT, HĐTD TW,HĐTD.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư của Công ty như sau:

- Bước 1: Tiếp nhận hồ sơ khách hàng

Trên cơ sở làm việc trực tiếp với khách hàng, cán bộ khách hàng xác định rõ nhu cầu thuê tài chính cụ thể của khách hàng, hướng dẫn khách hàng về điều kiện CTTC của Công ty và các loại hồ sơ giấy tờ mà khách hàng phải xuất trình trong trường hợp khoản CTTC được thực hiện.

Trên cơ sở đánh giá sơ bộ nhu cầu thuê tài chính của khách hàng phù hợp với các quy định và chính sách cho thuê hiện hành của Công ty, CBKH thực hiện đồng thời việc thu thập đầy đủ thông tin cũng như việc kiểm tra về mặt số lượng, tính hợp lệ, hợp pháp của các hồ sơ và sự phù hợp giữa các hồ sơ theo quy định.

Trường hợp đánh giá khách hàng không đủ điều kiện thuê tài chính tại Công ty, CBKH chỉ được phép từ chối sau khi được Trưởng/Phó P.KH/Giám đốc/Phó Giám đốc chi nhánh hoặc Giám đốc/Phó Giám đốc Công ty chấp thuận (từ chối bằng văn bản nếu khách hàng đã có đề nghị thuê tài chính bằng văn bản).

- Bước 2Lập báo cáo

•Lập báo cáo nhanh

Tùy từng trường hợp cụ thể, trên cơ sở thông tin thu thập được từ khách hàng và hồ sơ của khách hàng, CBKH có thể lập Báo cáo nhanh tóm tắt các thông tin chủ yếu của báo cáo thẩm định và xin định hướng của Ban Giám đốc Công ty/Chi nhánh đối với khách hàng. Sau khi lập Báo cáo nhanh và ký tên, CBKH trình Trưởng/Phó P.KH kiểm tra lại các thông tin tại Báo cáo nhanh, ghi ý kiến riêng (nếu có) và ký kiểm soát.

Việc quy định những hồ sơ thuê tài chính cần lập Báo cáo nhanh sẽ được Giám đốc Công ty/Giám đốc Chi nhánh quy định cụ thể trong từng thời kỳ.

•Lập báo cáo thẩm định

Thời gian xử lý tối đa là 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ khách hàng đối với dự án có hạn mức thuộc thẩm quyền phán quyết của HĐQT/HĐTD TW/ HĐTD cơ sở; là 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ khách hàng đối với các trường hợp khác. Trên cơ sở các thông tin thu thập được từ chính khách hàng và từ các nguồn kênh khác, CBKH lập Báo cáo thẩm định. Báo cáo thẩm định phải đảm bảo:

 Cung cấp đầy đủ, trung thực thông tin do P.KH tổng hợp được, đảm bảo phù hợp với hướng dẫn tại Phụ lục 2A (với khách hàng là doanh nghiệp), Phụ lục 2B (với khách hàng là cá nhân);

 Mạch lạc, rõ ràng, không tẩy xóa, phân tích đánh giá kỹ từng yếu tố có thể gây tác động rủi ro trong việc cho thuê tài chính đối với khách hàng. CBKH phải nêu rõ đề xuất cấp tín dụng và ghi rõ (i) có đồng ý cho thuê hoặc (ii) không đồng ý cho thuê.

 Có đầy đủ các chữ ký đề xuất, ký nháy các trang của CBKH.

Sau khi lập Báo cáo thẩm định và ký tên, CBKH trình Trưởng/Phó P.KH kiểm tra lại các thông tin tại Báo cáo thẩm định và ghi ý kiến riêng (nếu có) và ký kiểm soát.Báo cáo thẩm định với đầy đủ chữ ký của CBKH và Trưởng/Phó P.KH cùng toàn bộ hồ sơ giấy tờ có liên quan sau đó được trình cấp có thẩm quyền phê duyệt hoặc chuyển tiếp sangP.QLRR để rà soát rủi ro (trong trường hợp khoản CTTC được thực hiện rà soát rủi ro theo quy định).

•Lập báo cáo rà soát rủi ro

Thời gian xử lý tối đa là 7 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ P.KH/Chi nhánh đối với các khoản cho thuê thuộc thẩm quyền phán quyết của HĐTD TW/ HĐQT; là 04 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ từ P.KH/ Chi nhánh đối với các trường hợp khác.

Lưu ý: để rút ngắn thời gian rà soát rủi ro, CBKH có thể chuyển hồ sơ cho CB RSRR để thực hiện rà soát rủi ro đồng thời quá trình thẩm định.

Rà soát rủi ro là bước đánh giá rủi ro toàn diện và chi tiết đối với khoản CTTC và được thể hiện bởi Báo cáo rà soát rủi ro do P.QLRR thực hiện. Căn cứ vào tình hình thực tế tại từng thời kỳ, Giám đốc Công ty có quy định bằng văn bản về hạn mức khoản CTTC/khách hàng được thực hiện rà soát rủi ro trước khi trình cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Trên cơ sở nội dung (i) Báo cáo thẩm định của P.KH/ Chi nhánh (đã có đầy đủ ý kiến của Trưởng P.KH đối với TSC và Giám đốc Chi nhánh đối với Chi nhánh), (ii) Các hồ sơ tài liệu đính kèm và (iii) Các thông tin khác do CB RSRR tự thu thập được, CB RSRR lập Báo cáo rà soát rủi ro với các nội dung chủ yếu như sau tham khảo mẫu tại Phụ lục 03. Báo cáo rà soát rủi ro phải nêu rõ ý kiến về việc: (i) Có đồng ý với kết quả thẩm định của P.KH/Chi nhánh; (ii) Bổ sung các điều kiện đảm bảo nếu cần thiết; (iii) Ghi rõ quan điểm có đồng ý hay không đồng ý cho thuê và các điều kiện cho thuê .

-Bước 3:Phê duyệt dự án xây dựng

- Thời gian xử lý tối đa 3 ngày

-Căn cứ tình hình cụ thể từng thời kỳ, Giám đốc Công ty có quy định bằng văn bản về thẩm quyền ra quyết định CTTC đối với từng cấp trong Công ty.

-Kết luận phê duyệt cuối cùng là nội dung (i) Ý kiến phê duyệt của

lãnh đạo tại cấp phê đuyệt có thẩm quyền Báo cáo thẩm định hoặc trên Báo cáo rà soát rủi ro (trong trường hợp khoản CTTC được thực hiện rà soát rủi ro), hoặc (ii) kết luận tại Biên bản họp HĐQT / HĐTD TW / HĐTD cơ sở.

•Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc Chi nhánh: (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giám đốc Chi nhánh xem xét và ra quyết định phê duyệt trên Báo cáo thẩm định với đầy đủ chữ ký của CBKH và Trưởng/Phó P.KH tại Chi nhánh.

•Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTD cơ sở: (i) CB

KH tại Chi nhánh chịu trách nhiệm sao chụp Báo cáo thẩm định và các hồ sơ tài liệu khác (nếu có) gửi đến các thành viên HĐTD cơ sở trước ngày họp ít nhất 2 ngày, (ii) P.KH tại Chi nhánh chịu trách nhiệm báo cáo giải trình trước HĐTD cơ sở, (iii) CBKH tại Chi nhánh thảo Biên bản họp HĐTD cơ sở trình Trưởng/Phó P.KH ký kiểm soát và lấy đầy đủ các chữ ký của các thành viên dự họp, (iv) CBKH lưu giữ 01 bản gốc Biên bản họp HĐTD cơ sở để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình.

•Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Giám đốc Công ty: Giám đốc Công ty xem xét và ra quyết định cho thuê dựa trên cơ sở một trong 2 trường hợp sau (i) Đối với Trụ sở chính: Báo cáo thẩm định với đầy đủ chữ ký của CBKH, Trưởng/Phó P.KH và Báo cáo rà soát rủi ro với đầy đủ chữ ký của CB RSRR và Trưởng P.QLRR (trong trường hợp khoản cho thuê phải được thực hiện rà soát rủi ro theo quy định) hoặc (ii) Đối với Chi nhánh: Báo cáo thẩm định với đầy đủ chữ ký của CBKH, Trưởng/Phó P.KH, Biên bản họp HĐTD cấp cơ sở và Báo cáo rà soát rủi ro với đầy đủ chữký của CB RSRR và Trưởng P.QLRR (trong trường hợp khoản cho thuê phải được thực hiện rà soát rủi ro theo quy định).

•Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của HĐTD TW: (i) CB

RSRR chịu trách nhiệm sao chụp Báo cáo thẩm định, Báo cáo rà soát rủi ro, Biên bản họp HĐTD cơ sở (và các hồ sơ tài liệu khác nếu có yêu cầu) gửi đến các thành viên HĐTD TW trước ngày họp ít nhất 2 ngày. (ii) P.QLRR chịu trách nhiệm báo cáo giải trình trước HĐTD TW (iii) CB RSRR soạn thảo Biên bản họp HĐTD TW trình Trưởng P.QLRR ký kiểm soát và lấy đầy đủ các chữ ký của các thành viên dự họp. (iv) CB RSRR chuyển 01 bản gốc Biên bản họp HĐTD TW và bản gốc Báo cáo rà soát rủi ro tới P.KH, hoặc Chi nhánh có liên quan để thực hiện các bước tiếp theo của quy trình.

Trường hợp thuộc thẩm quyền phê duyệt của Hội đồng Quản trị Công ty: Đối với các trường hợp này, sau khi HĐTD TW phê duyệt, P.QLRR căn cứ vào quy định hiện thời về thẩm quyền cho thuê đối với những khách

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm địnhdự án đầu tư ngành xây dựng tại Công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 26)