Kết quả kinh doanh 15

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm địnhdự án đầu tư ngành xây dựng tại Công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 25)

I. Khái quát về Công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương

1.4.3Kết quả kinh doanh 15

Bảng 1.4.4 Kết quả kinh doanh 2006-2011

Chỉ tiêu 2006 2007 2008 2009 2010 2011 1. Tổng thu nhập (triệu đồng) 28,606. 70 41,260. 19 80,770. 36 108,757. 88 124,582. 80 180,958. 99 - Thu từ hoạt động tín dụng 28,435. 20 41,012. 06 80,035. 28 108,009. 10 123,619. 43 163,817. 41 - Thu từ hoạt động khác 171.51 248.13 735.08 748.78 963.37 17,141.5 8 2. Tổng chi phí (triệu đồng) 20,451. 32 30,608. 66 66,893. 31 90,706.6 9 138,405. 98 172,153. 28 - Chi huy động vốn 16,714. 16 25,217. 31 54,911. 59 72,468.9 7 79,368.6 4 95,501.2 4 Tỉ trọng (%) 81.73 82.39 82.09 79.89 57.34 55.47 - Chi dự phòng 180.55 676.70 5,986.8 9 6,813.36 43,119.0 3 56,757.1 1 Tỉ trọng (%) 0.88 2.21 8.95 7.51 31.15 32.97 3. LNST (triệu đồng) 5,545.6 6 7,669.1 0 9,991.4 7 12,996.8 6 - 13,823.1 8 8,804.71 4. ROE (%) 6.17 7.58 7.31 9.85 -14.07 2.83 5. Thu từ hoạt động tín dụng/ Tổng thu nhập (%) 99.40 99.40 99.09 99.31 99.23 90.53

Nguồn: Công ty Cho thuê Tài chính NHNTVN

Cùng với tốc độ tăng trưởng dư nợ, và lãi suất cho thuê tăng liên tục trong giai đoạn 2006-2011, thu nhập của Công ty không ngừng tăng lên. Do sản phẩm cho thuê tài chính là sản phẩm duy nhất của Công ty, nên thu nhập từ hoạt động cho thuê tài chính trong nhiều năm luôn chiếm đến 99% tổng thu nhập. Riêng năm 2011, thu nhập từ hoạt động cho thuê tài chính giảm xuống chỉ còn chiếm 90,53% tổng thu nhập là do trước diễn biến lãi suất trên thị trường tăng cao trong Quý II và III/2011, Công ty đã chủ động kinh doanh vốn dưới hình thức kinh doanh tiền gửi đối với một số tổ chức

tín dụng có uy tín, do vậy thu nhập từ hoạt động khác tăng mạnh từ 963 triệu năm 2010 lên 17,14 tỉ năm 2011.

Về chi phí: Chi phí huy động vốn chiếm tỉ trọng chủ yếu. Điều này hoàn toàn phù hợp với cơ cấu nguồn vốn kinh doanh của Công ty. Sang đến năm 2010, và 2011 tỉ trọng chi phí vốn vay có sự sụt giảm so với các năm trước có nguyên nhân chủ yếu là do chi phí dự phòng tăng mạnh do tỉ lệ nợ xấu tăng cao đột biến. Chi dự phòng từ mức chiếm dưới 9% tổng chi phí đã tăng lên đến 31,15% năm 2010 với tổng chi phí phát sinh thêm cho năm 2007 là 43,1 tỉ đồng, và năm 2011 Công ty tiếp tục phải trích thêm dự phòng là 56,75 tỉ đồng, đưa tổng chi phí dự phòng chiếm tới 32,97% tổng chi phí.

Sự gia tănng trích lập dự phòng do tỉ lệ nợ xấu tăng cao đã có ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh của Công ty trong 2 năm 2010-2011. Năm 2010, lần đầu tiên kể từ khi thành lập, Công ty bị thua lỗ tới 13,8 tỉ đồng. Sang năm 2011, mặc dù kết quả kinh doanh của Công ty có lãi 8,8 tỉ đồng, song đứng trên hiệu quả tài chính, tỉ lệ ROE chỉ đạt 2,83% trong khi lãi suất tiền gửi bình quân tại các tổ chức tín dụng năm 2011 là 15% thì hiệu quả kinh doanh năm 2011 của Công ty chưa đạt hiệu quả tối thiểu để bảo toàn giá trị về vốn chủ sở hữu.

Như vậy, sau hơn 10 năm đi vào hoạt động, Công ty cũng từng bước phát triển với dư nợ đạt được trên 1.000 tỉ đồng, đứng thứ 5 về thị phần, có mạng lưới khách hàng rộng lớn, tuy nhiên tình hình hoạt động kinh doanh những năm gần đây cho thấy Công ty đang ngày càng đuối so với các đối thủ trong công tác phát triển dư nợ, chất lượng dư nợ quá thấp, và hiệu quả kinh doanh sụt giảm. Để có thể đạt mục tiêu phát triển “an toàn hiệu quả”, đòi hỏi Công ty phải có những cải cách căn bản về công tác quản trị điều hành đặc biệt là công tác quản trị rủi ro tín dụng và cách thức tổ chức kinh doanh.

2.1 Đặc điểm của dự án ngành xây dựng ảnh hưởng đến công tác thẩm định dự án cho thuê tài chính tại Công ty

Hiện nay,hoạt động chủ yếu của các Công ty thuê mua tài chính trong lĩnh vực xây dựng chủ yếu là tiến hành thuê mua các loại tài sản liên quan đến công tác xây dựng. Cho thuê tài chính là một giải pháp tốt về nguồn vốn trung và dài hạn hiệu quả. Doanh nghiệp sản xuất có thể sử dụng nhiều máy móc, thiết bị đa dạng, công nghệ mới, phù hợp với nhu cầu sản xuất, mà không cần phải bỏ ra một khoản tiền lớn để mua, xây dựng là một trong những ngành có sử dụng một lượng lớn máy móc trang thiết bị. Nên thuê mua tài chính đang là một trong những sự lựa chọn tốt nhất khi tiến hành đầu tư các máy móc thiết bị phục vụ cho công việc. Khi xem xét một dự án thuê mua đối với một Công ty xây dựng ta cần phải xem xét mục đích hay hoạt động của các Công ty trong ngành xây dựng, do vậy Công ty tập trung vào các Công ty chuyên đấu thầu các hạng mục xây dựng cơ bản, công trình xây dựng cơ sở hạ tầng.

Đối với từng loại dự án thì thời gian xây dựng là khác nhau nên cần đặc biệt chú ý tới tiến độ xây dựng của dự án xây dựng. Thực hiện các phương pháp so sánh dự án với dự án tương tự đã thực hiện. Và các dự án này rủi ro rất cao nên cần được chuẩn bị kỹ, phải cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, phải cân nhắc các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất thường xảy ra để đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

Khi đầu tư vào lĩnh vực xây xựng sẽ gặp phải rất nhiều rủi ro trong đó đáng kể đến là: chậm tiến độ thi công, vượt mức tổng đầu tư hay các loại rủi ro trong quá trình thi công. Vì vậy, đối với từng loại dự án thì thời gian xây dựng là khác nhau nên cần đặc biệt chú ý tới tiến độ xây dựng của dự án xây dựng. Thực hiện các phương pháp so sánh dự án với dự án tương tự đã thực hiện. Và các dự án này rủi ro rất cao nên cần được chuẩn bị kỹ, phải

cố gắng dự đoán những gì có liên quan đến kết quả và hiệu quả của hoạt động đầu tư trong tương lai xa, phải cân nhắc các biện pháp xử lý khi các yếu tố bất thường xảy ra để đảm bảo dự án hoạt động hiệu quả và có khả năng trả nợ đúng hạn.

Nhu cầu xây dựng sau khi tang mạnh năm 2008-2009 thì cũng đã có dấu hiệu sụt giảm mạnh, bất động sản đóng băng. Nhu cầu thấp làm cho giá cả cũng giảm theo, lợi nhuận của ngành đạt được cũng giảm xuống.

Phương án cho thuê các dự án loại này, yêu cầu người đi thuê phải có dự án đầu tư làm cơ sở để Công ty thẩm định ra quyết định cho thuê cũng như phục vụ cho công tác quản lý hoạt động thuê mua tài chính.

2.2 Căn cứ thẩm định dự án đầu tư trong ngành xây dựng tại Công ty

1/ Hồ sơ do khách hàng cung cấp là căn cứ đầu tiên cho việc thẩm định dự án

- Hồ sơ cung cấp tình hình hoạt động kinh doanh trong thời gian vừa qua. Các thong số quan trong cho việc thẩm định như bảng cân đối kế toán tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty…

- Hồ sơ dự án đầu tư: Sự cần thiết phải đầu tư dự án, đánh giá cung cầu trên thị trường, hình thức và địa điểm đầu tư cũng như nhu cầu sử dụng đất được phản ánh đầy đủ trong hồ sơ dự án đầu tư. Tiến độ thực hiện dự án, các giải pháp giải phóng mặt bằng …

- Các vấn đề liên quan đến tổng mức vốn đầu tư của dự án, phương án huy động vốn và khả năng trả nợ của dự án cũng được cung cấp đầy đủ trong hồ sơ của dự án…

- Hạch toán kế toán và thiết kế xây dựng đầy đủ

 Hồ sơ tài sản đảm bảo tiền vay

 Các hồ sơ, hợp đồng ký kết liên quan đến dự án

2/ Việc thẩm định dự án đầu tư còn dựa trên các tiêu chuẩn quy phạm và các định mức trong lĩnh vực kinh tế kỹ thuật chính sách của nhà nước, tiêu chuẩn của nhà nước về mọi mặt như tiêu chuẩn thiết kế, tiêu chuẩn về môi trường cũng như các thông lệ các quy ước được ký kết giữa các tôt chức và tổ chức, Nhà nước với Nhà nước hay với các tổ chức mà Việt Nam làm thành viên …

Cụ thể như là:

+ Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 1997 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ngân hàng Nhà nước Việt Nam năm 2003.

+ Luật Đầu tư số 59/2005/ QH11, hiệu lực ngày 01/07/2006. + Luật Xây dựng số 16/2003/QH11, hiệu lực ngày 01/07/2004.

+ Quy chế Quản lý đầu tư và xây dựng ban hành kèm theo các Nghị định: số 52/1999/NĐ-CP, số 12/2000/NĐ-CP, số 07/2003/NĐ-CP của Chính phủ

+ Nghị định số 151/2006/NĐ-CP của Chính phủ về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước; hiệu lực ngày 16/01/2007.

+ Nghị định số 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ về việc ban hành quy chế quản lý đầu tư và xây dựng, hiệu lực ngày 23/7/1999.

+ Nghị định số 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư và xây dựng công trình, hiệu lực ngày 02/4/2009. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Thông tư số 69/2007/TT-BTC của Bộ Tài chính hướng dẫn một số điều Nghị định số 151/NĐ-CP về tín dụng đầu tư và tín dụng xuất khẩu của Nhà nước, hiệu lực ngày 24/8/2007.

+ Thông tư số 03/2009/TT-BXD 2009 của Bộ Xây dựng hướng dẫn thực hiện Nghị định số 12/2009/NĐ-CP về quản lý đầu tư xây dựng công trình, hiệu lực ngày 11/5/2009.

+ Thông tư số 53/2005/TT-BTC lập, thẩm định báo cáo quyết toán dự án ĐTXDCB.

+ Quyết định 41/QĐ-HĐQL của Hội đồng Quản lý Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam Ban hành Quy chế cho vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

+ Quyết định số 653/QĐ-NHNT của Tổng Giám đốc NHNT về việc ban hành Sổ tay nghiệp vụ cho vay đầu tư.

+ Công văn 3854/NHNT-TĐ của NHNT Việt Nam về việc hướng dẫn nghiệp vụ thẩm định dự án vay vốn tín dụng đầu tư của Nhà nước.

+ Thông tư số 86/2011 TT-BTC quản lý thanh toán vốn đầu tư.

Ngoài ra, kinh nghiệm thẩm định của cán bộ thẩm định cũng là một trong những căn cứ quan trọng để thẩm định dự án.

Các dự án tương tự mà ngân hàng đã thẩm định, cung cấp vốn và đã trả được nợ cho Công ty. Đây cũng là một căn cứ rất quan trọng để cán bộ thẩm định có thể thẩm định chính xác dự án đầu tư.

Quy trình thẩm định dự án đầu tư và cho thuê tài chính chung đối với khách hàng trong ngành xây dựng

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác thẩm địnhdự án đầu tư ngành xây dựng tại Công ty cho thuê tài chính ngân hàng ngoại thương Việt Nam (Trang 25)