Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 49)

1 Tiền gửi không kỳ hạn 58 8% 335 5% 35 3% 2Tiền gửi có kỳ hạn dưới 2 tháng63783%67475%23379%

2.2.2.Tình hình nợ quá hạn, nợ xấu

Nhìn chung qua các năm từ 2010 đến 2012 tình hình nợ xấu của Chi nhánh BIDV Quảng Bình được khống chế ở mức tỷ lệ dưới 3% trên tổng dư nợ.

Năm 2010 nợ xấu của chi nhánh là 30,41 tỷ đồng chiếm 2.7% trong đó nợ nhóm 3 là 20,84 tỷ đồng chiếm 1.85% tổng dư nợ, tỷ lệ nợ nhóm 4 là 3.72 tỷ đồng chiếm 0.33% tổng dư nợ của năm, nợ nhóm 5 là 5.86 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0.52% tổng dư nợ. Nợ xấu là nợ có khả năng mất vốn cao đặc biệt là nợ nhóm 5 vì vậy chi nhánh luôn cố gắng hạ thấp tỷ lệ nợ xấu đặc biệt là nợ nhóm 5.

Bảng 2.7 Tình hình chất lượng nợ vay

Đơn vị tính: tỷ đồng

Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012

Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Số tiền Tỷ trọng Tổng dư nợ 1126 100% 1686 100% 1944 100% Nhóm 1 993.96 88.25% 1534.81 91.02% 1809.07 93.08% Nhóm 2 101.93 9.05% 103.37 6.13% 78.33 4.03% Nhóm 3 20.84 1.85% 16.02 0.95% 16.13 0.83% Nhóm 4 3.72 0.33% 21.42 1.27% 23.13 1.19%

Nhóm 5 5.86 0.52% 10.62 0.63% 16.91 0.87%

Nợ xấu (nhóm

3+4+5) 30.41 48 56.17

Tỷ lệ nợ xấu/tổng dư nợ 2.70% 2.85% 2.89%

(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2010-2012 của chi nhánh BDIV Quảng Bình)

Năm 2011 tỷ lệ nợ xấu có xu hướng tăng lên từ mức 2.7% năm 2010 lên 2.85% năm 2011. Nợ xấu có xu hướng tăng cao ở các nhóm nợ loại 4 và loại 5, đây là một kết quả không tốt so với năm 2010 mặc dù về mặt tăng trưởng tín dụng đã có bước tăng trưởng tốt. Nhóm nợ 3 năm 2011 ở mức 16.02 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 0.95% trong tổng dư nợ, nợ nhóm 3 đã giảm đáng kể so với năm 2010 mặc dù dư nợ tín dụng tăng cao. Tuy nhiên, nợ nhóm 4 của năm 2011 lại tăng lên so với năm 2010 ở mức 21.42 tỷ đồng chiếm tỷ trọng 1.27%. Nợ nhóm 5 của năm 2011 cũng tăng lên mức 10.62 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 0.63% trong tồng dư nợ. Tổng nợ xấu của năm 2011 là 48 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 2.85% trong tổng dư nợ của năm.

Năm 2012 tỷ lệ nợ xấu tiếp tục tăng kên cùng với tốc độ tăng trưởng tín dụng của chi nhánh. Đây là điều không tránh khỏi khi chi nhánh đặt mục tiêu tăng trưởng dư nợ cao qua các năm. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu vẫn được khống chế ở mức dưới 3% trên tổng dư nợ. Tỷ lệ nợ nhóm 3 tiếp tục giảm so với các năm trước đó và chiếm tỷ trọng 0.83% trong tổng dư nợ. Nợ nhóm 4 năm 2012 là 23.13 tỷ đồng chiếm tỷ lệ 1.19% trên tổng dư nợ giảm so với năm 2011. Tuy nhiên nợ nhóm 5 lại tăng hơn so với các năm trước đó từ mức chiếm tỷ trọng 0.63% trong năm 2011 thì sang năm 2012 đã tăng lên 0.87% ở mức 16.19 tỷ đồng. Điều này thể hiện chất lượng tín dụng của chi nhánh đang có sự chuyển dịch cao giữa các nhóm nợ. Nợ nhóm 5 ở mức cao sẽ có ảnh hưởng rất lớn đến lợi nhuận của chi nhánh đạt được trong năm. Vì vậy chi nhánh cần có hoạt động kiểm tra kiểm toán nội bộ thường xuyên, luôn được

duy trì và đi sâu vào chất lượng. Hàng quý, bộ phận kiểm tra, kiểm soát nội bộ của Chi nhánh BIDV Quảng Bình cần xây dựng kế hoạch kiểm tra và tổ chức thực hiện kiểm tra các nghiệp vụ theo chuyên đề và thực hiện kiểm tra đột xuất theo yêu cầu của Ban Tổng Giám đốc. Trong năm 2012 chi nhánh đã có 2 cuộc kiểm tra về công tác tín dụng. Tuy nhiên tỷ lệ nợ xấu của năm 2012 vẫn còn tăng so với năm 2011, Điều này cũng chưa thể nói chất lượng tín dụng tại chi nhánh đang xấu đi bởi năm 2011 là năm kinh tế phục hồi sau khủng hoảng, dư nợ của các ngân hàng tăng trưởng cao, tỷ lệ nợ xấu của các ngân hàng thương mại có phần gia tăng và Chi nhánh BIDV Quảng Bình cũng không phải là một ngoại lệ. Một lý do nữa là thị trường bất động sản Việt Nam vẫn còn nhiều biến động, giá bất động sản liên tục bị làm giá, giao dịch mua bán thực sự còn ở mức thấp làm cho nợ dưới chuẩn trong lĩnh vực này chưa được khắc phục.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 49)