Nâng cao chất lượng công tác đảm bảo tiền vay

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 75)

- Nguyên tắc vay vốn:

3.2.4.Nâng cao chất lượng công tác đảm bảo tiền vay

VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

3.2.4.Nâng cao chất lượng công tác đảm bảo tiền vay

Bảo đảm tiền vay được coi là nguồn trả nợ thứ hai của khách hàng, vì vậy để nâng cao chất lượng tín dụng chi nhánh cần thiết phải thực hiện các biện pháp bảo đảm nghĩa vụ trả nợ của khách hàng đi vay. Mặc dù bảo đảm có ý nghĩa lớn trong hạn chế rủi ro tín dụng, nhưng tại chi nhánh một số nhân viên tín dụng đặt vai trò của bảo đảm không đúng chỗ, coi bảo đảm là cơ sở để quyết định cho vay, còn các yếu tố khác không được chú trọng đúng mức, đây chính là nguyên nhân làm giảm chất lượng tín dụng bởi bảo đảm tín dụng

chỉ là biện pháp phòng về khi gặp các sự cố trong việc thực hiên hợp đồng tín dụng chứ không phải là cơ sở duy nhất để quyết định cho vay. Để cho bảo đảm tiền vay phát huy đúng nghĩa của nó thì ngân hàng phải:

- Thường xuyên đánh giá lại các giá trị của tài sản bảo đảm:

Với tốc độ phát triển khoa học công nghệ như hiện nay, tài sản dễ hao mòn vô hình, nhanh chóng. Bên cạnh đó, phần lớn tài sản bảo đảm tại chi nhánh là các máy móc thiết bị xây dựng thường xuyên ở ngoài trời, cường độ sử dụng cao do đó tốc độ hao mòn rất nhanh. Đối với tài sản đảm bảo là máy móc, thiết bị, nhà xưởng chuyên viên tín dụng phải thường xuyên kiểm tra nên hồ sơ đảm bảo tiền vay và kiểm tra tài sản tại hiện trường để kịp thời xử lý các vấn đề phát sinh như: mất mát, hư hỏng, giảm giá trị, có sự chuyển nhượng người sở hữu, những biến động về giá trị thị trường của tài sản... Do đố việc đánh giá lại giá trị tài sản bảo đảm từ việc xem xét thực trạng tài sản và tham khảo thông tin trên thị trường như giá cả, xu hướng phát triển, các mặt hàng thay thế, đặc biệt các tài sản bảo đảm là chứng khoán, giấy tờ có giá trị trên thị trường có sự biến động lớn cần được tiền hành thường xuyên để có biện pháp hạn chế rủi ro.

- Yêu cầu khách hàng mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm

Đối với những tài sản bảo đảm mà pháp luật quy định phải mua bảo hiểm, chi nhánh nên yêu cầu khách hàng phải mua bảo hiểm, việc thẩm định tài sản bảo đảm lại càng phải được thực hiện chặt chẽ kỹ lưỡng. Kết quả thẩm định là cơ sở để khách hàng mua bảo hiểm với mức độ phù hợp. Việc quản lý tài sản bảo đảm dù có tốt đến đâu cũng khó tránh khỏi những rủi ro bất ngờ xảy ra như lũ lụt, lốc, bão và những nguyên nhân bất khả kháng khác. Khi đó, công ty bảo hiểm sẽ đứng ra thanh toán những tổn thất xảy ra đối với tài sản bảo đảm. Việc mua bảo hiểm cho tài sản bảo đảm cũng là biện pháp nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng để đảm bảo thu nợ thì khi mua bảo hiểm chi nhánh cần phải thỏa thuận với khách hàng vay, bên được nhận bảo hiểm trong

hợp đồng bảo hiểm là chi nhánh mình.

- Tổ chức bộ phận chuyên trách định giá tài sản bảo đảm.

Ngân hàng cần thành lập bộ phận chuyên trách thực hiện nghiệp vụ đánh giá, đăng kí giao dịch bảo đảm và phát mại tài sản bảo đảm. Chuyên viên thẩm định giá phải được đào tạo chuyên ngành thẩm định giá. Bên cạnh đó có được sự chuyên nghiệp, chính xác trong quá trình định giá ngân hàng có thể ký hợp đồng với các doanh nghiệp thực hiện thẩm định giá thay cho ngân hàng và gánh chịu toàn bộ trách nhiệm khi thẩm định giá thiếu chính xác.

- Phối hợp với các ngành trong việc giải quyết tài sản bảo đảm

Khi phải dùng đến biện pháp phát mại tài sản bảo đảm tức là khách hàng đã không thể trả được nợ. Trong trường hợp này nếu chỉ có mình chi nhánh thì sẽ không thể hoàn thành được bởi công việc này rất phức tạp mà nó cần phải có sự hỗ trợ của các ngành liên quan như cơ quan định giá tài sản, hệ thống pháp luật khi phát sinh tranh chấp...

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 75)