Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 86)

- Nguyên tắc vay vốn:

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

3.3.2.Kiến nghị với Ngân hàng Nhà nước

Nhằm đảm bảo an toàn hoạt động của hệ thống các tổ chức tín dụng, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, phục vụ hiệu quả việc thực hiện chính sách tiền tệ quốc gia, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý Nhà nước trong lĩnh vực tiền tệ và hoạt động ngân hàng, NHNN cần nhanh chóng ban hành nghị định về tổ chức và hoạt động thanh tra, giám sát ngân hàng, nghị định cần quy định rõ ràng nhiệm vụ và quyền hạn của thanh tra, giám sát ngân hàng.

Để áp dụng được các chuẩn mực quốc tế về đánh giá nợ của các tổ chức tín dụng, cần phải có sự phối hợp đánh giá với các bên liên quan trong đó có thông tin tín dụng từ CIC. Thông tin đánh giá nợ giúp các tổ chức, đơn vị có cơ sở đánh giá chính xác hơn về nợ cũng như rủi ro của các khoản nợ của một khách hàng tại các tổ chức tín dụng khác nhau. CIC cần phải trở thành một địa chỉ tin cậy cung cấp các thông tin phục vụ cho mục đích này. Chất lượng thông tin tín dụng ở Việt Nam phụ thuộc rất lớn vào chất lượng hoạt động của CIC. Vì vậy NHNN cần tăng cường hơn nữa vai trò của CIC trong điều kiện hiện nay.

Hiện nay, các Ngân hàng đã chuyển sang hạch toán kinh doanh, tín dụng ngân hàng không còn tình trạng bao cấp, nguyên tắc tín dụng trong nền

kinh tế thì trường cần phải có một nội dung mới. Đó là phải đáp ứng yêu cầu hoạch toán kinh doanh của ngân hàng và phải tôn trọng quyền tự chủ tài chính của khách hàng trong việc sử dụng vốn vay đúng mục đích, linh hoạt, chủ động và phù hợp với cơ chế thị trường. Nghiên cứu các thể lệ tín dụng của NHNN ban hàng trong thời gian gần đây chưa đáp ứng được yêu cầu trên. Đề nghị NHNN nghiên cứu làm rõ các nguyên tắc tín dụng trong cơ chế thị trường ở nước ta hiện nay. Từ nguyên tắc này mà cụ thể hóa trong nghiệp vụ sử dụng vốn vay của khách hàng vừa bảo đảm hoạch toán kinh doanh của ngân hàng.

NHNN cần rà soát các văn bản chồng chéo, thiếu đồng bộ, không còn phù hợp với thực tế để hệ thống các văn bản của ngành mang tính pháp lý cao chứ không đơn thuần là hương dẫn nghiệp vụ. Nâng cao hiệu lực thanh tra và quản lý của NHNN trong việc khắc phục những khuyết điểm, xử lý kiên quyết những sai phạm đã được phát hiện và chủ động có giải pháp đồng bộ với các ngành có liên quan.

KẾT LUẬN

Ngân hàng có chức năng huy động mọi nguồn vốn trong nền kinh tế để cho vay nên đó là công cụ tích tụ và tập trung vốn để hỗ trợ các doanh nghiệp trong quá trình sản xuất kinh doanh, thực hiện việc tái sản xuất mở rộng theo chiều rộng và chiều sâu, thực hiện tốt việc tự do di chuyển vốn ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sang ngành có tỷ suất lợi nhuận cao. Tín dụng ngân hàng cũng góp phần hút và đẩy tiền ra lưu thông, chống lạm phát, ổn định tiền tệ giá cả, tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các cá nhân, doanh nghiệp.

Trước tình trạng số dư nợ quá hạn và nợ khó đòi ở các ngân hàng đang tăng cao, các ngân hàng cần đề ra biện pháp để nâng cao chất lượng nghiệp vụ

tín dụng đảm bảo an toàn vốn vay, hạn chế thấp nhất các rủi ro thiệt hại có thể xảy ra. Chi nhánh BIDV Quảng Bình cũng luôn nhận thức được điều này nên Ngân hàng đã và đang tìm cách thu hồi nợ quá hạn và nợ khó đòi từ các năm trước tồn tại đồng thời nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng. đưa ra các quy định chặt chẽ trong cho vay nhằm hạn chế tối đa rủi ro. Luận văn, trên cơ sở nghiên cứu, phân tích những nguyên nhân, khả năng có thể dẫn đến rủi ro cho tín dụng ngân hàng đã đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng tín dụng ngân hàng góp phần nâng cao hiệu quả kinh doanh. Luận văn chắc chắn còn nhiều khiếm khuyết về cách diễn đạt cũng như chưa đề cập được hết các vấn đề có liên quan. Vì vậy, tôi rất mong nhận được các ý kiến đóng góp của các Thầy, Cô giáo, các nhà quản lý, kinh doanh và tất cả các bạn bè quan tâm tới vấn đề này.

Tôi xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn, chỉ bảo tận tình của

PGS.TS. Dương Đăng Chinh Học viện Tài chính cùng các anh chị tại Chi nhánh BIDV Quảng Bình đã nhiệt tình giúp đỡ và luôn tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này.

1. GS.TS. Vũ Văn Hóa, PGS.TS. Đinh Xuân Hạng (2010), Giáo trình lý thuyết tiền tệ, NXB Tài chính, Hà Nội

2. PGS.TS Nguyễn Thị Mùi (2010), Giáo trình Nghiệp vụ Ngân hàng thương mại, NXB Tài chính, Hà Nội

3. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Giáo trình Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội

4. PGS.TS. Nguyễn Văn Tiến (2011), Quản trị rủi ro trong kinh doanh Ngân hàng, NXB Thống kê, Hà Nội

5. TS. Nguyễn Minh Kiều (2010), Hướng dẫn thực hành tín dụng và thẩm định tín dụng Ngân hàng thương mại, NXB Thống kê, Hà Nội

6. TS. Phan Thị Thu Hà, TS. Nguyễn Thị Thu Thảo (2004), Ngân hàng thương mại quản trị và nghiệp vụ, NXB Thống kê, Hà Nội

7. Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Quảng Bình,

Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các năm 2010-2012

8. Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Quyết định 1627/2001/QĐ-NHNN, Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN, Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN

9. Tạp chí Ngân hàng, Tài chính các năm 2010, 2011, 2012

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 86)