- Nguyên tắc vay vốn:
VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH
3.2.6. Nâng cao chất lượng cán bộ tín dụng
Không thể đạt được sự tiến bộ thực sự về chất lượng tín dụng nếu không có sự hợp tác và cam kết đầy đủ của toàn bộ tập thể, cán bộ nhân viên có đạo đức nghề nghiệp, có trình độ nghiệp vụ nhận thức xã hội, hiểu biết pháp luật tốt. Muốn có chất lượng tín dụng tốt, đáp ứng yêu cầu hoạt động kinh doanh của ngân hàng trong tình hình mới, ngân hàng chỉ nên đưa những cán bộ có đủ tiêu chuẩn vào làm nghiệp vụ tín dụng. Do đó, cần phải có định hướng tiêu chuẩn hóa cán bộ tín dụng. Ngoài vấn đề phẩm chất, đạo đức nghề nghiệp đòi hỏi cán bộ tín dụng cần có những kỹ năng sau:
+ Kỹ năng bán hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có những kỹ năng nhất định về Marketing để thu hút khách hàng, nắm vững nghiệp vụ tín dụng để cho vay được nhiều với chất lượng tốt.
+ Kỹ năng tìm hiểu điều tra: Kỹ năng này yêu cầu cán bộ tín dụng biết cách thu nhập và khai thác thông tin có ích cho ngân hàng, từ khách hàng và các nguồn khác, để phục vụ cho hoạt động nghiệp vụ của mình.
+ Kỹ năng phân tích: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết nhận định đánh giá tình hình có cơ sở khoa học từ đó rút ra kinh nghiệm tìm biện pháp tốt hơn để không ngừng củng cố nâng cao chất lượng tín dụng.
+ Kỹ năng viết: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải có khả năng nêu bật được điểm mạnh, điểm yếu của khách hàng, chỉ ra được những rủi ro, nguy hiểm gặp phải khi đặt quan hệ tín dụng dưới hình thức văn bản có tính thuyết phục
để trình lên xin ý kiến chỉ đạo của các cấp lãnh đạo.
+ Kỹ năng đàm phán với khách hàng: Đòi hỏi cán bộ tín dụng phải biết thương lượng với khách hàng, về các vấn đề có liên quan tới việc tuân thủ các điều khoản đã quy định trong chế độ, thể lệ cho vay, để khoản vay được tiến hành trong điều kiện tốt nhất.
Trên cơ sở những yêu cầu, đòi hỏi trên ngân hàng cần rà soát lại đội ngũ cán bộ hiện có: Có kế hoạch và đào tạo lại, bổ sung những mặt còn thiếu, còn yếu nhằm nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ, khắc phục tình trạng bất cập về trình độ kỹ thuật nghiệp vụ của cán bộ tín dụng, nhất là số cán bộ sắp xếp lại tổ chức, đang làm nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ, chuyển sang làm tín dụng. Tùy theo điều kiện cụ thể mà lựa chọn hình thức đào tạo hợp lý và lựa chọn kiến thức cần đào tạo.
Bên cạnh kiến thức về chuyên môn nghiệp vụ, các cán bộ tín dụng còn phải thường xuyên trang bị thêm hiểu biết về pháp luật, thị trường, các lĩnh vực về kinh tế tài chính, về tin học và ngoại ngữ. Đồng thời chú trọng công tác giáo dục chính trị tư tưởng cho cán bộ tín dụng, làm cho họ thấy được vai trò, vị trí và trách nhiệm lớn lao của mình, trong sự nghiệp kinh doanh của ngành, để ngày càng có sự nỗ lực hơn trong công tác. Cơ chế hợp lý khen thưởng những cán bộ làm tốt và có biện pháp xử lý kỷ luật kịp thời những cán bộ vi phạm, thiếu trách nhiệm, phòng chống rủi ro đạo đức trong hoạt động tín dụng.