Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng *Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 67)

- Nguyên tắc vay vốn:

3.1.2Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng *Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng:

VIỆT NAM – CHI NHÁNH QUẢNG BÌNH

3.1.2Định hướng và mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng *Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng:

*Mục tiêu nâng cao chất lượng tín dụng:

Để ngày chàng thích ứng với nền kinh tế mở và thúc đẩy kinh tế phát triển theo định hướng xã hội chủ nghĩa, nâng cao chất lượng tín dụng, góp phần thực hiện chiến lược phát triển ngân hàng đến năm 2020, đó là tạo lập một hệ thống ngân hàng đủ mạnh cả về năng lực hoạch định chính sách, năng lực quản lý, năng lực điều hành kinh doanh, đủ mạnh về trình độ công nghệ

và kỹ thuật hiện đại để hoạt động kinh doanh, để hoạt động ngân hàng bắt kịp với cơ chế thị trường, trở thành công phục vụ đắc lực cho mục tiêu kiềm chế lạm phát, ổn định tiền tệ, đáp ứng mọi nhu cầu vốn là phương tiện thanh toán cho nền kinh tế, phục vụ tốt cho tăng trưởng nhanh và bền vững của ngân hàng.

Là một ngân hàng thương mại cổ phần, Chi nhánh BIDV Quảng Bình có chức năng kinh doanh tiền tệ, tín dụng và làm các dịch vụ ngân hàng, kết hợp việc thực thì các chính sách tiền tệ nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế trên địa bàn ngân hàng phục vụ. Mục tiêu của chi nhánh là phấn đấu trở thành một trong những tổ chức tài chính quan trọng, có vị trí then chốt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế của thủ đô theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước. Để làm được như vậy, Chi nhánh BIDV Quảng Bình phải phát triển mạnh để trở thành một ngân hàng hiện đại có đủ sức đáp ứng nhu cầu vốn cho nền kinh tế, phục vụ việc đầu tư, chuyển giao công nghệ và các nhu cầu khác xuất hiện trên địa bàn.

Mục tiêu của các doanh nghiệp nói chung, của các NHTM nói riêng là tối đa hóa lợi nhuận trong điều kiện cho phép. Lợi nhuận là mục tiêu cao nhất và là điều kiện để tồn tại và phát triển của một doanh nghiệp. Do đó, nâng cao chất lượng tín dụng là phải phục vụ mục tiêu đem lại lợi nhuận cho ngân hàng thông qua các khoản tín dụng được cấp cho khách hàng.

Lợi nhuận của ngân hàng phụ thuộc vào việc sử dụng có hiệu quả nguồn lực hiện có, giảm thiểu rủi ro trong quá trình cho vay và dự tính đúng khả năng phát triển trong tương lai để có chính sách tín dụng và biện pháp phù hợp. Lợi nhuận là chỉ tiêu kinh tế tổng hợp, nó phản ảnh cả mặt lượng và mặt chất của quá trình kinh doanh tức phản ánh chất lượng tín dụng mà cụ thể là hiệu quả của NHTM trong việc sử dụng các nguồn lực hiện có để thỏa mãn nhu cầu của khách hàng.

phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Do vậy, việc nâng cao chất lượng tín dụng còn phải nhằm vào sự phát triển của nền kinh tế, tạo sự vững chắc cho chiến lược phát triển kinh tế lâu bền của đất nước. Và cũng từ đó có tác động ngược trở lại để NHTM không ngừng nâng cao chất lượng tín dụng và đạt hiệu quả cao nhất trong kinh doanh tiền tệ.

*Định hướng nâng cao chất lượng tín dụng:

Linh hoạt trong huy động vốn cho phù hợp với sự phát triển về quy mô yêu cầu sử dụng vốn, trong bất kỳ trường hợp nào cũng phải tuyệt đối bảo đảm khả năng thanh toán trong cả hai loại vốn nội và ngoại tệ.

Làm cho hoạt động tín dụng thích nghi nhanh với cơ chế thị trường, đa dạng hóa hoạt động tín dụng vì mục tiêu lợi nhuận trên cơ sở tiết kiệm chi phí và giảm thiểu rủi ro trong khuôn khổ pháp luật quy định, góp phần kiềm chế lạm phát, tăng trưởng kinh tế ổn định tiền tệ, thực hiện tốt chính sách tiền tệ tín dụng.

Từng bước hiện đại hóa quá trình nghiệp vụ tín dụng, trên cơ sở đổi mới công nghệ ngân hàng, tạo tiền đề đáp ứng nhu cầu vốn của nền kinh tế với chất lượng tốt, góp phần đắc lực vào sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, từng bước quốc tế hóa hoạt động ngân hàng, hội nhập với cộng đồng tài chính tiền tệ quốc tế.

Từng bước hoàn thiện hệ thống tổ chức bộ máy và phương thức điều hành, nâng cao trình độ nghiệp vụ của đội ngũ cán bộ tín dụng và kiến thức chuyên môn nghiệp vụ, pháp luật, trình độ tin học và ngoại ngữ, rèn luyện phẩm chất và phong cách, đáp ứng đòi hỏi của hoạt động tín dụng thời kỳ mới. Cần giao trách nhiệm cụ thể, rõ ràng, xử phạt nghiêm minh nhưng cũng phải quan tâm hơn nữa đến quyền lợi của cán bộ tín dụng một cách thỏa đáng.

Đòi hỏi cán bộ cần phải có một kiến thức nhất định để thẩm định, tái thẩm định dự án đầu tư thật kỹ. Trước khi quyết định đầu tư phải nhận thức đầy đủ về đối tượng đầu tư.

Tăng cường công tác thanh tra kiểm soát từ nhiều phía, kiểm soát nội bộ, kiểm soát chồng chéo để từ đó có biện pháp khắc phục, sửa chữa sai lầm kịp thời nhằm giảm rủi ro ở mức thấp nhất trong hoạt động kinh doanh của chi nhánh. Đồng thời phải nâng cao trình độ quản lý kinh doanh, đảm bảo cho hoạt động tín dụng theo đúng luật pháp, an toàn và hiệu quả.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 67)