Những hạn chế

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 60)

- Nguyên tắc vay vốn:

2.3.2. Những hạn chế

Dư nợ hoạt động tín dụng tăng trưởng mạnh qua các năm, tỷ lệ dư nợ cho vay trung dài hạn chiếm tỷ lệ cao đạt tỷ trọng 61.4% trong năm 2012. Về nguồn vốn cho vay, chúng ta đều biết rằng nguồn vốn để ngân hàng cho vay trung dài hạn chủ yếu lấy từ nguồn vốn huy động trên 12 tháng của các tổ chức kinh tế và cá nhân, các nguồn tài trợ, ủy thác từ nước ngoài với kỳ hạn dài. Tuy nhiên, nguồn vốn huy động chủ yếu lại tập trung và nguồn tiền gửi có kỳ hạn ngắn dưới 12 tháng. Năm 2012, tiền gửi có kỳ hạn dưới 12 tháng chiếm tỷ trọng 79% trong tổng nguồn vốn huy động của năm. Như vậy, đây là một hạn chế chưa đựng khá nhiều rủi ro cho ngân hàng trong hoạt động tín dụng, có khả năng dẫn đến tình trạng mất cân bằng đối với vốn gây bất ổn cho ngân hàng.

Hiệu suất sử dụng vốn tại chi nhánh còn chưa cao (năm 2010 đạt 57.09%, năm 2011 đạt 75.54% và năm 2012 đạt 72.66%) cho thấy hoạt động tín dụng tại chi nhánh chưa tương xứng với công tác huy động vốn. Đặc biệt là trong thời kỳ lạm phát tăng cao như hiện nay, các ngân hàng đang rơi vào

tình trạng thiêu vốn trầm trọng thì chi nhánh cần phải quan tâm nhiều hơn đến công tác nâng cao hiệu suất sử dụng vốn.

Thời gian xét duyệt một khoản vay tại chi nhánh còn dài, thủ tục khá phức tạp vì có nhiều giấy tờ biểu mẫu trong hồ sơ vay vốn làm cho cán bộ tín dụng mất thời gian kiểm tra nhiều lúc làm cho khách hàng đi vay vốn chán nản. Nhất là những khoản vay không lớn, khi vay được vốn thì khách hàng đã mất đi những cơ hội mà đáng nhẽ ra nếu vay được sớm theo tiến độ thì mọi việc tốt đẹp hơn, cơ hội làm ăn kinh doanh hiệu quả hơn. Bên cạnh đó, việc thực hiện quy trình nghiệp vụ cho vay chưa tối ưu và khoa học nên dẫn đến việc giải quyết vay cho ngân hàng đôi khi còn chậm.

Mặc dù ngân hàng và chi nhánh đã tổ chức một bộ máy quản lý tách bạch giữa các bộ phận, các phòng ban nhưng vẫn chưa có một bộ phận quản lý rủi ro chuyên biệt về tín dụng để quản lí rủi ro, phân loại các khoản vay theo mức độ rủi ro, xây dựng giới hạn tín dụng đối với từng khách hàng, nhóm khách hàng, ngành kinh tế, khu vực.

Chưa có hệ thống chấm điểm cho tài sản đảm bảo: Không chỉ ở hệ thống ngân hàng của BIDV mà thực trạng chung của các NHTM hiện nay là hầu hết các món cho vay đều dựa trên tài sản đảm bảo nhưng lại chưa có hệ thống chấm điểm chuẩn mực cho những tài sản đó. Vì vây, thời gian định giá tài sản đảm bảo kéo dài và tốn kém chi phí cho việc định giá. Hiện nay NHNN Việt Nam cho phép các NHTM tự thỏa thuận và tự chịu trách nhiệm xác định giá trị tài sản thế chấp, cầm cố của khách hàng, do đó việc thẩm định giá trị các tài sản bảo đảm theo giá trị thị trường là một vấn đề khó khăn. Bên cạnh đó ngân hàng chỉ tiến hành định giá lại tài sản khi chưa phát hiện các khoản vay có vấn đề để tiến hành thủ tục thanh lý tài sản mà chưa quan tâm đến việc định giá lại tài sản thế chấp, cầm cố theo định kỳ làm xuất hiện tình trạng giá trị thanh lý thấp hơn so với giá trị thẩm định ban đầu khiến cho ngân hàng không thu hồi đủ nợ và lãi vay từ khách hàng.

Còn tồn tại một số bộ phận nhân viên chưa thực sự chuyên tâm với công việc và ý thức đúng trách nhiệm của mình trong công việc. Trong năm ngân hàng đã tổ chức các lớp đào tạo cho chuyên viên tín dụng nhưng mức độ không thường xuyên chủ yếu là sau khi hội sở ngân hàng mở lớp tập huấn cho chuyên viên ngân hàng toàn hệ thống theo từng chuyên đề cụ thể thì những người được cử đi học các lớp tập huấn này về truyền đạt lại nội dung cho các chuyên viên khác của chi nhánh mình.

Chuyên viên tín dụng của ngân hàng chưa được trang bị đầy đủ khả năng chuyên môn trong việc thẩm định giá, sự thông thạo trong nhóm hoặc tài sản cần thẩm định. Nhất là trong lĩnh vực bất động sản, chuyên viên tín dụng khó xác định giá thị trường chính xác theo từng khu vực hoặc địa phương tại một thời điểm nhất định. Thường thì chuyên viên tín dụng xác định giá trị tài sản bằng kinh nghiệm, cảm tính hoặc dựa theo báo cáo tài sản cố định của khách hàng.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 60)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w