Nguyên nhân hạn chế * Nguyên nhân bên ngoài:

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 62)

- Nguyên tắc vay vốn:

2.3.3. Nguyên nhân hạn chế * Nguyên nhân bên ngoài:

* Nguyên nhân bên ngoài: - Môi trường kinh tế:

Nền kinh tế của nước ta hiện nay đang còn ở trong giai đoạn đẩy nhanh của quá trình đổi mới, hội nhập, nhiều vấn đề còn dang dở, các chính sách và cơ chế quản lý vĩ mô của Nhà nước đang trong quá trình điều chỉnh, đổi mới, bởi vậy nhiều vấn đề còn chưa hoàn thiện. Môi trường kinh doanh của các tổ chức tín dụng trong đó các NHTM còn thiếu nhiều yếu tố như: hệ thống văn bản pháp luật Nhà nước đang được hình thành nhưng chưa đồng bộ, thậm chí có khi chồng chéo. Hoạt động kinh doanh của các tổ chức tín dụng chưa thực sự độc lập, đôi khi còn chịu những tác động của phương pháp quản lý bằng mệnh lệnh hành chính làm cho tín dụng kém hiệu quả.

Các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh gặp nhiều khó khăn do lạm phát tăng cao, lãi suất ngân hàng cũng liên tục được điều chỉnh lên cao, khả năng vay vốn bị hạn chế, dẫn đến vốn để đầu tư chiều sâu, mở rộng bị thu hẹp,

thiếu thị trường tiêu thụ trong điều kiện cạnh tranh gay gắt, khiến cho tình hình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp gặp khó khăn trong cả khâu sản xuất lẫn khâu tiêu thụ hàng hóa, ảnh hưởng trực tiếp đến tình hình tài chính của doanh nghiệp và khả năng trả nợ vốn vay cho ngân hàng. Bên cạnh đó, sản xuất kinh doanh trong nước phải cạnh tranh gay gắt với hàng lậu và hàng nhập ngoại, các doanh nghiệp chậm thích nghi với môi trường cạnh tranh ngày càng cao, việc chuyển hướng về điều chỉnh phương án sản xuất kinh doanh không theo kịp sự thay đổi của cơ chế và chính sách vĩ mô. Vì vậy một số doanh nghiệp và ngành sản xuất kinh doanh gặp khó khăn hàng hóa vật tư bị tồn kho, thua lỗ, mất khả năng thanh toán, làm phát sinh nợ khó đòi.

-Môi trường pháp lý:

Môi trường pháp lý cho hoạt động kinh doanh tín dụng của ngân hàng chưa đầy đủ, đồng bộ. Một số văn bản pháp lý có liên quan tới vấn đề thế chấp vốn vay ngân hàng, ở các khía cạnh khác nhau qui định chưa đồng bộ, đầy đủ, nhất là thiếu các văn bản hướng dẫn, hoặc có hướng dẫn nhưng chưa phù hợp, nên quá trình thực hiện còn gặp nhiều khó khăn, thể hiện:

+ Về cơ sở pháp lý của tài sản thế chấp:

Theo quy định của pháp luật thì cơ sở đảm bảo cho việc thế chấp tài sản là bản hợp đồng được ký kết giữa hai bên thế chấp và nhận thế chấp, cùng bản gốc giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản do bên thế chấp giao cho bên nhận thế chấp. Thực tế các cơ quan quản lý Nhà nước chịu trách nhiệm cung cấp chứng thư nhận quyền sở hữu tài sản cho các chủ sở hữu chưa được rộng khắp. Do đó, thế chấp và xử lý tài sản thế chấp vay vốn ngân hàng nhiều khó khăn phức tạp, do thiếu cơ sở pháp lý và quyền sở hữu tài sản.

Đối với DNNN, hầu hết không có giấy tờ chứng minh quyền sở hữu hay quyền sử dụng tài sản khi giao vốn mà chỉ có bản xác nhận tổng số vốn giao của cơ quan thẩm quyền. Trên thực tế nhiều DNNN vay vốn chưa thực hiện thế chấp tài sản, một phần vì chưa làm được giấy tờ chứng nhận sở hữu.

+ Vấn đề phát mãi tài sản thế chấp:

thực hiện chế độ hạch toán thống kê chính xác kịp thời. Các cá nhân, doanh nghiệp ngoài quốc doanh chưa hạch toán kế toán theo quy định, chưa thực hiện chế độ kiểm toán bắt buộc đối với báo cáo tài chính của doanh nghiệp, nên số liệu không phản ánh chính xác tình hình sản xuất, kinh doanh tài chính của ngân hàng, làm cho việc xử lý phân tích thông tin và ra quyết định của ngân hàng cũng thiếu chính xác.

Hiệu lực của cơ quan hành pháp chưa đáp ứng được yêu cầu giải quyết các tranh chấp, tố tụng và hợp đồng kinh tế ...

Các hình thức kinh doanh tiền tệ trái phép đang phát triển nhanh chóng và hoạt động tự do, như các tổ chức cho vay nặng lãi, cho vay nóng, ... không có cơ quan nào quản lý, kiểm tra kiểm soát, thủ đoạn của chúng là móc nối với khách hàng để lừa đảo ngân hàng cho vay tiền, cho vay lãi vay nóng, giúp khách hàng đảo nợ ở các tổ chức tín dụng, gây khó khăn cho hoạt động tín dụng ngân hàng.

Nguyên nhân từ phía ngân hàng:

- Chi nhánh vẫn còn chấp hành máy móc các quy định của cấp trên, còn ít linh hoạt, sáng tạo trong chiến lược phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng. Phê duyệt tín dụng vẫn chủ yếu dựa vào bề mặt hồ sơ và giấy tờ khách hàng cung cấp mà chưa xem xét toàn diện các yếu tố như thu nhập thực tế, đạo đức, phẩm chất, khả năng tài chính,... của khách hàng vay vốn.

- Về chính sách đầu tư: Trong những năm qua chi nhánh luôn cố gắng mở rộn mạng lưới phục vụ xuống các địa phương phía tây Quảng Bình. Điều này có tác dụng rất lớn làm tăng khối lượng tín dụng của ngân hàng song lại có những hạn chế về sự nắm rõ khách hàng, hiểu biết khách hàng và gặp khó khăn trong việc kiểm tra trước, trong và sau khi vay, nên để khách hàng sử dụng vốn sai mục đích (dùng vốn vay ngắn hạn vào đầu tư xây dựng cơ bản khi bán được hàng thì không trả nợ ngay mà để quay vòng vốn, mua bán lòng vòng: ngân hàng cho vay phục vụ hoạt động sản xuất inh doanh nhưng thực tế khách hàng lại dùng vốn vay đầu tư vào lĩnh vực bất động sản,...). Và cán bộ

ngân hàng không phát hiện ra để ngăn chặn kịp thời, dẫn tới khác hàng không trả được nợ vay đúng hạn làm phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu cho ngân hàng.

- Về trình độ của chuyên viên tín dụng: Mặc dù chi nhánh luôn quan tâm tới việc đào tạo về đội ngũ chuyên viên tín dụng, ngay trong việc tuyển lựa chọn chuyên viên tín dụng cũng đặt ra yêu cầu trình độ đại học, đã qua công tác tín dụng ở ngân hàng khác, hiểu biết về ngành kinh tế khác. Song điều bất cập xảy ra là trình độ bằng cấp thì nhiều song việc áp dụng vào thực tế công việc lại đòi hỏi phải năng động nên chuyên viên tín dụng phải có năng lực quản lý, trình độ, kiến thức khoa học và thực tiễn cuộc sống để quyết đoán một món vay cho phù hợp, đúng cơ chế, tính toán được hiệu quả cho cả ngân hàng và khách hàng, và có thể lường trước được những bất trắc có thể xảy ra. Thực tế tại chi nhánh BIDV Quảng Bình, điều này còn đang tồn tại vì cán bộ tín dụng chưa có bề dày kinh nghiệm trong vấn đề kiểm tra theo dõi chặt chẽ món vay dẫn đến đơn vị sử dụng vốn sai mục đích, do vậy khi đến hạn không trả được nợ phải chuyển qua nợ quá hạn.

- Hệ thống thông tin tín dụng còn yếu, chất lượng cung cấp thông tin chưa cao, chưa kịp thời. Hệ thống thông tin phòng ngừa rủi ro trong hoạt động tín dụng chưa thật sự phát huy hiệu quả, chưa có một quy chế đủ hiệu lực đưa các NHTM, tổ chức tín dụng trên địa bàn cùng vào guồng máy để có sự hợp tác và tương trợ lẫn nhau trong việc đảm bảo cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác, kịp thời nhất.

- Kiểm soát nội bộ tại chi nhánh chưa được thực hiện đúng mức, cán bộ làm công tác thanh tra còn thiếu về số lượng, kinh nghiệm thực tế và trình độ chuyên môn. Vai trò chủ động điều tra, kiểm soát tự phát hiện của chi nhánh chưa thường xuyên, chưa sâu sát và nghiêm túc, cả về mặt nội dung, phương pháp và các biện pháp xử ly. Chất lượng kiểm tra, phúc tra và sửa chữa sai sót kiểm tra chưa cao, việc khắc phục xử lý chưa kiên quyết và dứt điểm.

Qua phân tích về thực trạng hoạt động và đánh giá chất lượng tín dụng của Chi nhánh BIDV Quảng Bình từ năm 2010 đến năm 2012 đã cho thấy: những kết quả đạt được về huy động vốn, cho vay, hiệu quả kinh doanh và những nguyên nhân ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng. Từ những nguyên nhân, tồn tại ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng của ngân hàng đòi hỏi phải có những giải pháp cơ bản, đồng bộ để nâng cao chất lượng tín dụng tại ngân hàng. Có như vậy, ngân hàng mới thực hiện tốt mục tiêu hàng đầu là an toàn, phát triển, hiệu quả và bền vững.

Một phần của tài liệu Giải pháp nâng cao chất lượng tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Đầu tư và Phát triển Việt Nam – Chi nhánh Quảng Bình (Trang 62)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(89 trang)
w