Các chính sách xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 58)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.2. Các chính sách xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư

Hoạt động xúc tiến, thu hút đầu tư, là một trong những vấn đề trọng tâm của chính sách, chiến lược phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát

triển đầu tư nói riêng. Vấn đề này đã được đề cập đến trong “Nghị quyết Về phát triển kinh tế - xã hội tỉnh thái nguyên giai đoạn 2006 - 2010” của HĐND

tỉnh khóa XI, kỳ họp thứ 6 và “Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái

Nguyên giai đoạn 2005 - 2010”. Tại các văn bản nói trên, HĐND đã chủ

trương phát triển các hoạt động xúc tiến đầu tư, thu hút đầu tư bên cạnh các vấn đề quan trọng khác như cải cách hành chính, xã hội hóa y tế, giáo dục, củng cố quốc phòng an ninh... Như vậy có thể nhận thấy rằng chính quyền địa phương đã đánh giá rất cao các hoạt động này trong chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương.

Trung tâm Tư vấn và xúc tiến đầu tư (thuộc Sở Kế hoạch & đầu tư) là đầu mối tổ chức thực hiện các hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh. Trong các hoạt động của mình, Trung tâm đã tiến hành triển khai các mục tiêu, nội dung của các Nghị quyết, đề án của HĐND, UBND và của Sở Kế hoạch & đầu tư đề ra.

Trước hết phải đề cập đến các chương trình xúc tiến đầu tư trong nước cũng như nước ngoài nhằm chủ động quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế đầu tư của tỉnh. Đây được xem là hoạt động thường xuyên mang tính tiên phong trong việc thu hút đầu tư. Với một nhận thức rằng hoạt động xúc tiến đầu tư là tiền đề quan trọng trong việc tìm tiếng nói đồng thuận giữa nhà đầu tư và chính quyền địa phương, Trung tâm này đã thường xuyên tổ chức các chương trình xúc tiến đầu tư trong nước để kêu gọi đầu tư, quảng bá hình ảnh địa phương. Trung tâm thường xuyên hợp tác với các cơ quan thông tấn, báo chí ở Trung ương và địa phương để đăng các tin bài liên quan đến hoạt động đầu tư nói chung và xúc tiến đầu tư nói riêng. Tính đến tháng 10 năm 2009, trung tâm đã đăng hơn 700 bài báo liên quan đến các vấn đề về đầu tư. Các tài liệu quảng bá đầu tư cũng được phát hành rộng rãi nhằm đẩy mạnh việc tuyên truyền, giới thiệu các vấn đề liên quan đến hoạt dộng đầu tư của tỉnh mà nhà đầu tư có ý định đầu tư vào tỉnh quan tâm.

Bên cạnh đó, hoạt động xúc tiến đầu tư của tỉnh còn được triển khai ở nước ngoài thông qua các chương trình kết nối xúc tiến đầu tư tại một số nước như Italia, Đức, Áo, Pháp, Hàn Quốc, Trung Quốc, Thái Lan, CH Séc ...

Các doanh nghiệp khi tiến hành đầu tư và tỉnh cũng luôn nhận được sự trợ giúp về tư vấn đầu tư, tư vấn pháp lý và các chính sách đầu tư một cách kịp thời. Trong quá trình triển khai thực hiện dự án, nhà đầu tư cũng luôn nhận được những trợ giúp một cách chính xác, kịp thời.

Đối với các vấn đề về thu hút đầu tư, từ năm 2007 đến tháng 6 năm 2009, tỉnh Thái Nguyên đã đạt được những kết quả đáng kể về thu hút đầu tư. Số lượng dự án đầu tư tăng lên theo các năm. Tổng hợp từ đầu năm 2007 đến 30/6/2009, trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên có 193 dự án với tổng vốn đầu tư đăng ký 83.767 tỷ đồng, trong đó số cấp GCNĐT là 104 dự án với số vốn đầu tư đăng ký 51.604 tỷ đồng, chấp thuận đầu tư là 89 dự án với vốn đầu tư đăng ký 31.963 tỷ đồng. Đối với các dự án nguồn vốn trong nước đầu tư ngoài Khu công nghiệp và cụm công nghiệp, trong năm 2008, tỉnh cấp GCNĐT cho 38 dự án với tổng vốn đăng ký 37.605,7 tỷ đồng, tăng cao gấp 4,51 lần so với năm 2007 (8.329,7 tỷ đồng). 6 tháng đầu năm 2009 này, mặc dù bị ảnh hưởng của sự suy thoái kinh tế toàn cầu, trên địa bàn tỉnh vẫn có 16 dự án được cấp GCNĐT với vốn đăng ký 4.275,5 tỷ đồng, 41 dự án được tỉnh chấp thuận đầu tư với tổng vốn đăng ký 10.426,1 tỷ đồng, tăng 45% so với cùng kỳ năm 2008.

Trong số các dự án đang triển khai đầu tư, các ngành nghề, lĩnh vực đầu tư khá đa dạng, nhưng tập trung nhiều vào lĩnh vực sản xuất công nghiệp chiếm khoảng 40% về vốn đăng ký đầu tư; tiếp theo là lĩnh vực Dịch vụ, Thương mại Du lịch, Hạ tầng, khu đô thị, dân cư mới; riêng lĩnh vực Nông lâm nghiệp chiếm tỷ trọng thấp nhất.

Đã có một số tập đoàn, nhà đầu tư mạnh đầu tư các dự án với quy mô vốn vài ngàn tỷ đồng, diện tích hàng ngàn ha, công nghệ sản xuất tiên tiến tạo ra sản phẩm hàng hoá có giá trị cao trên thị trường; như Dự án của Công ty CP Yên Bình dự kiến quy hoạch khu vực dự án 7.200 ha; Công ty CP Châu Á Thái Bình Dương (APEC) dự kiến quy hoạch khu vực dự án 3.300 ha; Công ty CP Long Việt quy hoạch khu vực dự án 560 ha; Dự án chế biến sâu khoáng sản của Công ty Luyện kim màu với tổng vốn đầu tư trên 1.470 tỷ đồng; Dự án xây dựng Nhà máy xi măng Thái Nguyên công suất sản xuất 1,5 triệu tấn/năm…; khoảng 20 dự án đăng ký đầu tư xây dựng các hạng mục công trình cao tầng, khu khách sạn vui chơi giải trí hiện đại nhằm thu hút khách du lịch.

Tuy hầu hết các dự án đều bị chậm tiến độ so với cam kết, nhưng các nhà đầu tư đều vẫn quyết tâm thực hiện đầu tư. Tổng hợp số liệu các dự án trong nước, đầu tư ngoài KCN trên địa bàn tỉnh cho thấy trong tổng số 162 dự án với tổng vốn đăng ký 80.085 tỷ đồng đã được cấp GCNĐT và chấp thuận đầu tư, có 104 dự án với vốn đăng ký 56.000 tỷ đồng, chiếm 70% so tổng số vốn đăng ký đầu tư đã thực hiện khởi công, xây dựng công trình, tổ chức sản xuất kinh doanh hoặc lập quy hoạch, chuẩn bị đầu tư và thực hiện đền bù GPMB xin giao đất; còn 58 dự án với vốn đầu tư dự kiến khoảng 24.085 tỷ đồng (chiếm 30% tổng số dự án) vừa mới được chấp thuận đầu tư từ đầu năm 2009 đang lập hồ sơ dự án đầu tư.

Thực tiễn cho thấy rằng trong ba năm (2007 - 2009), các dự án đầu tư được thực hiện trên địa bàn tỉnh nhiều hơn so với các năm trước cả về số lượng và quy mô đầu tư, đặc biệt năm 2008 và 6 tháng đầu năm 2009, tốc độ thu hút các dự án cao hơn so với năm 2007; nguồn vốn thu hút chủ yếu là nguồn các doanh nghiệp. Các dự án đầu tư nước ngoài với số lượng không nhiều nhưng có quy mô lớn, đầu tư vào lĩnh vực quan trọng; các dự án đầu tư trong nước chiếm tỷ trọng vốn chủ yếu và đầu tư vào nhiều lĩnh vực khác nhau; Trong đó phần lớn

các dự án đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp trong đó nhiều dự án đăng ký sử dụng công nghệ cao, sản xuất vật liệu xây dựng và chế biến sâu khoáng sản. Các dự án đầu tư vào lĩnh vực dịch vụ, thương mại và du lịch cũng nhiều hơn những năm trước.

Các nhà đầu tư tập trung đầu tư vào tỉnh ngày càng nhiều dự án với các lĩnh vực, ngành nghề ngày càng đa dạng hơn; tích cực huy động vốn và bám sát triển khai theo tiến độ dự án. Điển hình như: Dự án cải tạo giai đoạn 2 của Công ty Gang thép, Dự án Nhà máy xi măng Thái Nguyên; Dự án Nhà máy sản xuất gạch ốp lát của tập đoàn Prime, Dự án xây dựng Chợ Thái của Công ty Trung Tín, Dự án đầu tư Nhà máy may của Công ty TNG... Một số nhà đầu tư sản xuất kinh doanh có lãi đã mạnh dạn tăng cường đầu tư công nghệ mới, nâng chất lượng sản phẩm, tăng hiệu quả sử dụng tài nguyên như Công ty XNK Thái Nguyên, Công ty Luyện kim Thái Nguyên, Công ty CP vật liệu chịu lửa,… Đặc biệt, đã có một số dự án đầu tư hạ tầng khu công nghiệp thu hút các dự án đầu tư lớn trong và ngoài nước, ví dụ Dự án đầu tư hạ tầng KCN Nam Phổ Yên của Công ty Lệ Trạch Đài Loan và Công ty VINAXUKI, Công ty CP Yên Bình, Công ty APEC, HTX Công nghiệp và Vận tải Chiến Công…

Trong vài năm gần đây, Tỉnh đã chỉ đạo quyết liệt tập trung xây dựng quy hoạch, chuẩn bị hàng chục ngàn ha đất các KCN (Nam Phổ Yên; Tây Phổ Yên; Điềm Thuỵ, Yên Bình; KCN công nghệ cao thành phố Thái Nguyên), các cụm công nghiệp để thu hút đầu tư, quy hoạch các khu dân cư mới và Trung tâm hành chính của tỉnh, quy hoạch Khu du lịch Núi Cốc và ATK Định Hoá với quy mô du lịch quốc gia…

Các cấp chính quyền địa phương, các sở ban ngành tập trung nhiều hơn vào trợ giúp doanh nghiệp, đầu tư vốn giải phóng mặt bằng, chỉ đạo giải quyết đồng bộ các yêu cầu đầu tư hạ tầng, nhất là các công trình giao thông đường bộ. Thời gian vừa qua, đã có hàng ngàn hộ dân hiến trên 600.000 m2

Nhà nước triển khai xây dựng các công trình giao thông. Tỉnh chỉ đạo chặt chẽ các cơ quan nhà nước thực hiện cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tư, nhất là hoạt động một cửa, một cửa liên thông. Các ngành phối hợp tổ chức hướng dẫn và tạo điều kiện thuận lợi cho nhà đầu tư thực hiện đầu tư.

Bên cạnh đó, một số địa phương đã rất nỗ lực giải phóng mặt bằng, giao đất nhanh cho một số dự án, như giải toả hành lang quốc lộ 3 mới dài 36 km; giao hàng trăm ha đất cho Công ty Lệ Trạch, Công ty VINAXUKI để xây dựng hạ tầng KCN...

Tuy vậy, nhiều dự án thực hiện chậm so với tiến độ dự kiến. Nguyên nhân chủ yếu là: Tỉnh chưa có quỹ đất sạch cho nhà đầu tư thực hiện dự án ngay, Trong điều kiện ngân sách hạn hẹp, các nhà đầu tư vẫn phải ứng trước tiền đền bù giải phóng mặt bằng. Bên cạnh đó năng lực của một số nhà đầu tư còn yếu cho nên nhiều dự án chưa triển khai được; còn ít các cụm công nghiệp, KCN đã có sẵn quy hoạch chi tiết; công tác xây dựng hạ tầng ngoài hàng rào KCN còn chậm; một số ngành, chính quyền địa phương phối hợp chưa nhanh, chưa chủ động tìm đến nhà đầu tư để giúp đỡ.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 58)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)