Giải pháp về vốn

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 78)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.1.Giải pháp về vốn

Một dự án đầu tư, một phương án kinh doanh dù lớn hay nhỏ và ở quy mô nào đi chang nữa thì cũng đều được hoach định, xây dựng trên nền tảng về tài chính. Vấn đề vốn đầu tư có thể coi là trung tâm của mọi dự án đầu tư. Nó càng quan trong và quyết đinh đến sự thành bại của dụ án đó khi dự án được triển khai thực hiện. Các giải pháp về vốn là một tiền đề quan trọng và không thể không nhắc đến khi nói đến các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư nói chung và đầu tư tại Thái Nguyên nói riêng. Theo quan điểm của tác giả luận văn, các giải pháp về vốn mà chính quyền địa phương có thể hực hiện trong điều kiện của tỉnh hiện nay tập trung vào một số vấn đề cơ bản dưới đây:

Thứ nhất, tiếp tục bổ sung vốn từ nhiều nguồn khác nhau cho Quỹ hỗ

trợ đầu tư và quỹ bảo lãnh tín dụng cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của tỉnh. Đối tượng các doanh nghiệp này là đối tượng cần được các thiết chế tài chính địa phương quan tâm vì khả năng tài chính có hạn, việc tiếp cận với các nguồn tài chính còn nhiều khó khăn, đặc biệt là lại chiếm số đông và yếu ớt trong việc chống lại những ảnh hưởng tiêu cực của khủng hoảng kinh tế. Các

doanh nghiệp này cũng đang chiếm một số lượng không nhỏ các dự án đầu tư trong nước tại địa phương. Nếu không quan tâm đúng mức đến vấn đề tài chính của nhóm các doanh nghiệp này thì hoạt động đầu tư chắc chắn sẽ có những ảnh hưởng không có lợi mà cụ thể là sự trì trệ, sa sút hiệu quả đâu tư và khả năng cạnh tranh ...

Thứ hai, đẩy mạnh việc tạo vốn đầu thư thông qua tín dụng thương mại. Các ngân hàng thương mại cần cải tiến thủ tục, tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp tiếp cận với các nguồn tín dụng thương mại như nới rộng điều kiện thế chấp, góp vốn đầu tư vào doanh nghiệp áp dụng các mức lãi suất ưu đãi cho các khoản vay dài hạn để đầu tư phát triển, đặc biệt là trong lĩnh vực sản xuất công nghiệp. Đối với các dự án đầu tư mới, đầu tư mở rộng, đầu tư chiều sâu nếu vay vốn của các ngân hàng thương mại thì nên có hỗ trợ lãi suất từ Quỹ hỗ trợ phát triển hoặc bảo lãnh tín dụng; áp dụng các hình thức tạo vốn đầu tư thông qua việc cho thuê tài chính, chính quyền tỉnh nên cân đối ngân sách và kêu gọi việc đầu tư, thành lập các công ty cho thuê tài chính. Đây là một kênh cung cấp tài chính quan trọng và hiệu quả đối với các hoạt động đầu tư cần được khai thác. Bên cạnh đó cần có các quy hoạch về đất đai một cách tổng thể, từ đó có các hoạt động tạo vốn từ quỹ đất để phục vụ cho đầu tư hạ tầng cho các khu, cụm công nghiệp.

Về phía chính quyền địa phương nên nâng mức tỷ lệ chi cho đầu tư phát triển trong cơ cấu chi ngân sách lên trên 40 %. Trong đó nên danh một tỉ lệ lớn chi cho phát triển hạ tầng và đầu tư phát triển công nghiệp, dịch vụ. Cần tránh việc chi dàn trải vì cách làm này hiệu quả thấp, khó quản lý và rất lãng phí.

Khi thực hiện đồng bộ và có hiệu quả các biện pháp trên thì các hoạt động đầu tư sẽ được tiếp thêm các nguồn lực tài chính bền vững và tiềm năng cũng như có thể giải quyết tốt các khó khăn tài chính trước mắt của nhà đầu tư góp phần nâng cao hiệu quả đầu tư tại địa phương.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 78)