6. Phương pháp nghiên cứu
2.4.1. Sơ lược về tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường,
đầu tư và hội nhập
Thái Nguyên là một trung tâm của vùng Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp
với thủ đô Hà Nội, có diện tích gần 3.500km2
và dân số 1,2 triệu người. Thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ chính trị, tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu để xứng đáng là trung tâm của vùng Đông Bắc - Bắc Bộ về kinh tế, văn hoá, giáo dục và y tế, trở thành một trong những Trung tâm có uy tín của cả nước.
Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh được giữ vững ở mức bình quân hàng năm từ 10-12%; Cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2008, dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát gia tăng, GDP của tỉnh Thái Nguyên vẫn đạt 11,47%, thu ngân sách vượt kế hoạch 2 năm - đạt hơn 1.200 tỷ đồng. Đóng góp của những nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Tỉnh Thái Nguyên đang tích cực chỉ đạo thu hút đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trong 02 năm 2007- 2008, Thái Nguyên đã thu hút hàng trăm dự án của các nhà đầu tư hàng đầu quốc tế và trong nước đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực như: Sản xuất lắp ráp ô tô, công nghệ điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo, chế biến khoáng sản, lâm sản, du lịch, dịch vụ, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, đô thị mới… Đó là do môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện, chính sách ưu đãi đầu tư cởi mở, thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông đã được vận hành tốt và tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, Thái Nguyên có những lợi thế
tiềm năng đầu tư mà không phải nơi nào cũng có, đó là:
Thái Nguyên có môi trường rất ổn định về an ninh, chính trị; điều kiện tự nhiên thuận hoà, ít bị ảnh hưởng của thiên tai; địa hình đặc trưng của vùng Trung du Bắc bộ tương đối bằng phẳng, địa tầng địa chất ổn định thuận lợi cho xây dựng phát triển kinh tế các loại hình công nghiệp.
Thái Nguyên có vị trí địa lý rất thuận lợi cho đầu tư phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế đặc thù, vì tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, cách không xa cảng biển Hải Phòng và kề cận với các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc.
Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ liên tỉnh đều thuận tiện cho giao thương. Hiện nay, các tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1A chạy qua, là huyết mạch nối Tỉnh Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong tương lai gần sẽ có Quốc lộ 3 mới đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quốc tế. Hệ thống đường sắt đang nối Thái Nguyên với thành phố Hà Nội, Thái Nguyên với tỉnh Bắc Giang, tương lai sẽ có hệ thống đường sắt đi các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc tiếp cận với các tỉnh giáp Trung Quốc. Hệ thống đường sông cũng thuận tiện, nối cảng sông Đa Phúc của Tỉnh đến cảng Hải Phòng và Quảng Ninh.
Dịch vụ điện, nước, Tài chính, Ngân hàng, bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng rất tốt nhu cầu cho đầu tư phát triển mạnh mẽ của Thái Nguyên.
Bên cạnh đó, Thái Nguyên là một trong những cái nôi đào tạo của cả nước, có nguồn nhân lực lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao. Tỉnh là trung tâm giáo dục thứ 3 của cả nước hiện có 01 Đại học vùng với 04 trung tâm, 02 khoa, 03 viện, 01 nhà xuất bản và 01 bệnh viện thực hành trực thuộc và 6 trường Đại học, 17 trường cao đẳng chuyên nghiệp, hàng năm đào tạo hàng trăm nghìn lao động cho vùng và cho cả nước, trong đó đào tạo nguồn
nhân lực có trình độ cao cho nhiều ngành nghề sản xuất như: Khai thác, chế biến, nông nghiệp, công nghiệp, luyện kim... Dự kiến Đến năm 2010, tỉnh sẽ có 10 trường Đại học và 17 trường cao đẳng chuyên nghiệp.
Đất đai cho mục đích phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên còn nhiều, hiện nay đã có 08 Khu công nghiệp tập trung và 27 Khu Cụm công nghiệp nhỏ được quy hoạch với trên 10.000 ha đất dành cho thu hút đầu tư.
Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng để các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư phát triển đa dạng các lĩnh vực. Về công nghiệp, xuất nhập khẩu như: Sản xuất thép xây dựng, vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí, động cơ Diesel; Về sản xuất nông lâm nghiệp như: Sản xuất chè, đồ gỗ…; Về du lịch, dịch vụ như: Phát triển các Khu du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các địa danh nổi tiếng và đẹp như Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử ATK, hang Phượng Hoàng… Ngoài ra Thái Nguyên còn có tiềm năng về đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và y tế mang tầm cỡ quốc tế.
Thái Nguyên có truyền thống văn hoá lâu đời, mang đậm bản sắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có loài cây nổi tiếng như cây Chè, có nguồn nước và nguồn khí hậu nằm trong hệ sinh khoáng Thái Bình Dương, phù hợp cho việc phát triển trồng các loại cây dược liệu quý hiếm và phát triển các khu du lịch sinh thái.
Nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư, Thái Nguyên đang đẩy nhanh công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai, quy hoạch khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên quý hiếm để đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tư khi đến với Thái Nguyên. Công tác quy hoạch được các nhà tư vấn quy hoạch nổi tiếng của thế giới như Hoa Kỳ, Anh quốc, Cộng hoà CZECH, Singapore,... đang giúp Thái Nguyên thực hiện công tác quy hoạch.