Án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên gia

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.1.2. án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên gia

Tiếp tục thành công của “Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên

thực hiện “Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010”. Đề án được xây dựng trên quan điểm cải thiện môi trường đầu

tư của tỉnh là trên cơ sở vận dụng đúng đắn, linh hoạt các chính sách, pháp luật của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh để xây dựng một số cơ chế ưu đãi đầu tư nhằm tạo điều kiện thu hút mọi nguồn lực, thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, giai đoạn 2006 - 2010; xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi, đặc biệt là về thủ tục đầu tư, mời gọi, khuyến khích nhiều nhà đầu tư đầu tư vào Thái Nguyên. Kêu gọi, thu hút đầu tư trên cơ sở lựa chọn các dự án đầu tư một cách hợp lý, hiệu quả, đảm bảo sự phát triển bền vững và bảo vệ môi trường.

Mục tiêu chủ đạo mà đề án hướng tới là nhằm hình thành một hệ thống cơ chế chính sách đồng bộ, đổi mới hoạt động xúc tiến đầu tư toàn diện và chủ động; đổi mới cách điều hành nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội theo hướng xác định rõ khâu đột phá, lựa chọn nhiệm vụ trọng tâm, trọng điểm để chỉ đạo, điều hành quyết liệt, thực hiện cho được môi trường đầu tư thông thoáng có sức thu hút đầu tư mạnh mẽ. Thu hút nhiều nguồn lực đa dạng hơn so với giai đoạn trước, làm chuyển biến sâu sắc toàn diện tình hình kinh tế - xã hội và tạo hình ảnh một tỉnh Thái Nguyên năng động, đổi mới.

Đề án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2005 - 2010 xác lập và triển khai thực hiện các nội dung cơ bản sau:

Một là: Nâng cao nhận thức của cộng đồng về vấn đề cải thiện môi trường đầu tư.

Để thực hiện thành công nội dung này, đề án tập trung hướng đến việc thống nhất nhận thức về tầm quan trọng của vấn đề cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh trong hoạch định chính sách cũng như điều hành tổ chức thực hiện. Từng ngành, từng cấp phải chủ động xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện nội dung cải thiện môi trường đầu tư của ngành mình, cấp mình. Tăng cường

các giải pháp điều hành nhất là đối với các vấn đề về lao động, việc làm. Bên cạnh đó, cần phải đẩy mạnh việc tuyên truyền sâu rộng các nội dung về cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh trên các phương tiện thông tin đại chúng, phát triển đa dạng các hoạt động xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, quảng bá tiềm năng, nhu cầu đầu tư và chính sách ưu đãi khuyến khích đầu tư của tỉnh; phối hợp đồng bộ giữa các ngành, các cấp trong việc triển khai thực hiện các chính sách về cải thiện môi trường đầu tư.

Hai là: Tập trung phát triển về hạ tầng kinh tế - xã hội.

Hạ tầng kinh tế xã hội chính là yếu tố trọng tâm quyết định đến hiệu quả đầu tư cũng như hiệu quả của việc thu hút đầu tư của địa phương. Để làm được điều này, tỉnh đã chú trọng phát triển hệ thống giao thông, dành nguồn lực để triển khai các quy hoạch về khu, cụm công nghiệp; phối hợp chặt chẽ với các bộ ngành Trung ương để đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án: Đường quốc lộ 3 mới; cải tạo mặt đường QL3 cũ; quốc lộ 37; các tuyến đường sắt Hà Nội - Thái Nguyên, Kép - Lưu Xá, đường tỉnh 254; các dự án giao thông từ vốn ADB, WB trên địa bàn tỉnh; tạo ra sự thay đổi mạnh mẽ về hạ tầng giao thông của tỉnh trên cơ sở đó để xây dựng các quy hoạch khu, cụm công nghiệp nhằm thu hút đầu tư trong nước cũng như đầu tư nước ngoài.

Đối với công tác quy hoạch, tỉnh đã tập trung rà soát lại quy hoạch các khu, cụm công nghiệp hiện có, hình thành và phát triển các khu công nghiệp tập trung (phía Nam huyện Phổ Yên và Điềm Thụy huyện Phú Bình), tập trung làm tốt công tác giải phóng mặt bằng các khu công nghiệp nhằm tạo lập được quỹ đất tập trung đáp ứng tốt nhất về hạ tầng cho các nhà đầu tư trong và ngoài nước; quy hoạch chi tiết về hạ tầng thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và các thị trấn huyện lỵ. Lấy quy hoạch giao thông là điểm đột phá cho biệc bố trí không gian đô thị. Xây dựng cơ chế đấu giá quyền sử dụng đất kết hợp xây dựng các khu đô thị mới hiện đại đáp ứng các nhu cầu của các nhà đầu tư và thu hút các nhà đầu tư lớn vào tỉnh.

Hạ tầng thương mại dịch vụ được chú trọng đầu tư, triển khai xây dựng, điển hình như việc triển khai đầu tư các Trung tâm thương mại, các chợ đầu mối; xây dựng Đề án tổng thể quy hoạch khu du lịch Hồ Núi Cốc; đầu tư hạ tầng khu du lịch Hồ Suối Lạnh, khu du lịch ATK Định Hóa theo hướng làm tăng giá trị các khu nghỉ dưỡng sinh thái, hạn chế phá vỡ cảnh quan tự nhiên.

Chính quyền tỉnh cũng luôn chú trọng đầu tư phát triển du lịch trong đó lấy du lịch văn hóa lịch sử là trọng tâm. Các hạ tầng phục vụ đầu tư cho nội dung này được khai thác từ nhiều nguồn nhằm khai thác một cách tối ưu các lợi thế về lịch sử, địa lý, văn hóa của địa phương. Đây được đánh giá là một lợi thế so sánh về đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó là việc đẩy mạnh thu hút đầu tư vào phát triển công nghiệp trong đó chú trọng phát triển công nghiệp chế tạo cơ khí, công nghiệp luyện kim, công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, chế biến xuất khẩu khoáng sản, sản xuất lắp ráp đồ điện tử, đồ gia dụng, công nghiệp phụ trợ, dệt may; nâng cao năng lực chế biến chè xuất khẩu. Tỉnh đã có hàng loạt các quy hoạch, chương trình, đề án về vấn đề này như: Quy hoạch phát triển công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2015 có tính đến 2020; chương trình phát triển công nghiệp tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010... Lĩnh vực thương mại dịch vụ cũng là một bộ phận quan trọng trong việc thu hút đầu tư của tỉnh. Cụ thể đề án đã đề cập đến việc thu hút đầu tư vào các trung tâm thương mại lớn ở thành phố Thái Nguyên, thị xã Sông Công và khu vực Phổ Yên; thu hút các nhà đầu tư xây dựng và nâng cấp hệ thống nhà hàng khách sạn, xây dựng sân Golf trong quy hoạch phục vụ cho các hoạt động thể dục thể thao liên vùng.

Chất lượng các dịch dịch vụ về bưu chính viễn thông, cung cấp điện, nước cũng được đề án tính đến, đặt ra và yêu cầu các ngành, các cấp có liên quan tập trung triển khai các giải pháp nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu về vấn đề này của nhà đầu tư.

Ba là: Bổ sung, sửa đổi hệ thống chính sách ưu đãi đầu tư và điều chỉnh lại hệ thống các quy trình quản lý đầu tư

Việc sửa đổi, bổ sung các chính sách ưu đãi đầu tư đã ban hành được thực hiện theo hướng xây dựng cơ chế ưu đãi, khuyến khích các nhà đầu tư xây dựng hạ tầng khu, cụm công nghiệp; các dự án đầu tư có công nghệ cao; các dự án đầu tư sản xuất phụ trợ cho các ngành công nghiệp; nghiên cứu để tạo lập, huy động hình thành một số quỹ hỗ trợ doanh nghiệp như quỹ hỗ trợ đào tạo lao động; quỹ hỗ trợ xây dựng thương hiệu, quỹ xúc tiến đầu tư, quỹ khen thưởng về vận động đầu tư.

Bên cạnh đó, tỉnh chủ trương đẩy mạnh việc rà soát lại các cơ chế, quy định hiện hành liên quan đến đầu tư và phát triển doanh nghiệp trên địa bàn; sửa đổi, bổ sung các quy định về cấp chứng nhận đầu tư, cấp ưu đãi đầu tư, cấp đăng ký kinh doanh theo Luật đầu tư và Luật doanh nghiệp năm 2005. Quy định thống nhất trình tự, thủ tục giải quyết các vấn đề liên quan đến hoạt động đầu tư trong một văn bản, mô hình hóa các bước công việc trong thực hiện cơ chế “một cửa”.

Các thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư được giản tiện đến mức tối thiểu, đồng thời xác lập được chế độ trách nhiệm cụ thể trong từng bước công việc. Mở rộng và nâng cao chất lượng các hoạt động tư vấn, hoạt động đầu tư nhất là đối với đầu tư nước ngoài, tỉnh ngoài. Nhiệm vụ của các cơ quan nhà nước, các tổ chức tư vấn khi tiếp nhận đề nghị của nhà đầu tư được quy định cụ thể; xây dựng chế độ trách nhiệm đối với tổ chức, cá nhân khi để xảy ra sai sót hoặc chậm trễ khi giải quyết công việc, quy định rõ hình thức khắc phục.

Bốn là: Xây dựng chiến lược về xúc tiến đầu tư

Công tác xúc tiến đầu tư được nhìn nhận như một hoạt động không thể thiếu nhằm huy động các nguồn lực đầu tư trong và ngoài tỉnh cũng như đầu

tư nước ngoài. Công tác này được đề án đặt ra các nhiệm vụ trọng tâm cụ thể như sau:

- Lấy công tác tư vấn cho nhà đầu tư trong việc lập dự án, triển khai thực hiện dự án đầu tư và tư vấn để giải quyết các khó khăn vướng mắc cho nhà đầu tư là nội dung hoạt động chủ yếu của hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Xây dựng quy định về hoạt động tư vấn đầu tư của từng cơ quan chức năng và các tổ chức tư vấn đầu tư; củng cố tổ chức, bổ sung chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cho đơn vị làm tư vấn xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, dịch vụ khuyến công, dịch vụ việc làm.

- Mở rộng quan hệ với các cơ quan, tổ chức là đầu mối thông tin về đầu tư nước ngoài, các tổ chức phi chính phủ, các nhà tài trợ ODA, các hiệp hội doanh nghiệp… để có thông tin đáp ứng nhu cầu của hoạt động xúc tiến đầu tư.

- Tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư ở một số thành phố lớn, lập Văn phòng đại diện tại Hà Nội phục vụ các hoạt động xúc tiến đầu tư.

Năm là: Đẩy mạnh cải cách hành chính

Đây là vấn đề không còn mới và không chỉ đặt ra đối với riêng địa phương nào, với riêng lĩnh vực nào, tuy nhiên nó lại là vấn đề đặt ra một cách bức thiết đối với hoạt động đầu tư và không thể không tập trung tư duy, tinh thần, vật chất để đổi thay nhằm xác lập và hình thành một cơ chế hành chính chuyên nghiệp, trong sạch, hoạt động hiệu quả. Đề án cải cách các hoạt động cải cách hành chính theo hướng: Tổ chức lại hoạt động của các bộ phận thực hiện cơ chế một cửa; chuyên nghiệp hóa đội ngũ công chức, xây dựng quy chế trách nhiệm đối với từng ngành, từng cấp mà trước hết là trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, đơn vị trong điều hành giải quyết công việc liên quan đến các nhà đầu tư.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 53)