Các cam kết WTO liên quan đến đầu tư

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.2.Các cam kết WTO liên quan đến đầu tư

Theo kết quả đàm phán với các thành viên WTO, chúng ta đã có Biểu cam kết cụ thể về thương mại và dịch vụ. Biểu cam kết này cho dù không trực tiếp ghi nhận sự điều chỉnh lên các quan hệ đầu tư, tuy nhiên trong các cam kết này hàm chứa một sự ảnh hưởng nhất định khác nhau đối với các quan hệ đầu tư tùy nội dung từng vấn đề được cam kết. Trong khuôn khổ của luận văn này, tác giả đề tài chỉ xin trình bày khái lược nội dung và mức độ cam kết của Việt Nam khi đàm phán ra nhập cũng như một số vướng mắc trong các quan hệ đầu tư khi triển khai thực hiện biểu cam kết trong thực tế.

Trong quá trình đàm phán, xây dựng các cam kết, hai phương pháp được sử dụng xuyên suốt trong biểu cam kết được thể hiên là: “được làm tất cả những gì không bị hạn chế” (negative approach) và “chỉ được làm những gì được phép làm” (positive approach). Phương pháp thứ nhất được sử dụng khi xác định phạm vi cam kết. Bên cam kết chỉ mở của thị trường cho các

dịch vụ đã xác định nói trên. Những dịch vụ không thuộc danh mục này thì bên cam kết không có nghĩa vụ mở của hay bất kỳ hỗ trợ nào khác trừ việc áp dụng các nguyên tắc chung mà GATS thể hiện. Phương pháp thứ hai được sử dụng khi đưa ra cam kết đối với các dịch vụ đưa vào biểu. Bên cam kết sẽ liệt kê các biện pháp hạn chế áp dụng cho dịch vụ tương ứng. Ngoài các hạn chế này, bên cam kết không được áp dụng bất kỳ hạn chế nào khác.

Nội dung của biểu cam kết cụ thể về thương mại và dịch vụ gồm 03 phần: phần cam kết chung, phần cam kết cụ thể và phần các biện pháp miễn trừ đối xử tối huệ quốc. Phần cam kết chung chủ yếu đề cập đến các vấn đề tổng quát về kinh tế, thương mại. Phần cam kết cụ thể gồm các cam kết cho từng dịch vụ. Mỗi dịch vụ sẽ có những cam kết riêng phản ánh các lợi ích kinh tế đặc thù và sự đàm phán trên từng nội dung cụ thể về: Viến thông, bảo hiểm, tài chính - ngân hàng, vận tải, giáo dục, y tế... nội dung cam kết chỉ áp dụng với các quan hệ này, nó thể hiện mức độ mở của thị trường đối với các dịch vụ và mức độ đối xử quốc gia đối với nhà cung cấp dịch vụ.

Trong biểu cam kết cũng thể hiện rất rõ ràng các mức độ cam kết của Việt Nam khi tham gia vào “sân chơi” WTO. Theo đó, các cam kết thể hiện ở các mức độ: Cam kết toàn bộ, cam kết có kèm theo những hạn chế và không cam kết.

Trong các cam kết toàn bộ, các thành viên không đưa ra bất kỳ một hạn chế nào đối với việc tiếp cận thị trường, đối xử quốc gia đối với một hoặc một số dịch vụ, phương thức cung cấp dịch vụ. Tuy nhiên điều này không loại trừ các hạn chế trong phần cam kết chung.

Cam kết kèm theo các hạn chế là việc thành viên chấp nhận mở cửa thị trường của mình đối với một hoặc một số ngành dịch vụ nào đó, tuy nhiên lại đưa ra các biện pháp hạn chế đối với nhà cung cấp dịch vụ nước ngoài.

Bên cạnh đó, các thành viên có thể đưa ra mọi biện pháp hạn chế tiếp cận thị trường và đối xử quốc gia đối với một hoặc một số phương thức cung cấp dịch vụ cụ thể. Theo đó, cụm từ “chưa cam kết” sẽ được thể hiện trong biểu cam kết. Trong trường hợp này, các cam kết trong phần cam kết chung vẫn được thực hiện.

Sau khi Việt Nam chính thức trở thành thành viên của WTO, Biểu cam kết cụ thể về thương mại và dịch vụ cũng bắt đầu một đời sống mới - đời sống thực tiễn của nó bên cạnh đời sống pháp lý vốn có. Khi này đã xuất hiện không ít các quan ngại về một số thực tiễn triển khai theo các cam kết WTO. Một nhận định chung được khẳng định, đó là việc thực hiện theo biểu cam kết có nhiều vướng mắc. Nhiều doanh nghiệp cũng như các cơ quan cấp chứng nhận đầu tư phản ánh ngôn ngữ trong biểu cam kết khó hiểu. Đơn cử như việc hiểu ngôn ngữ “không cam kết”, “không hạn chế” như thế nào vẫn có những ý kiến khác nhau và thậm chí không thống nhất cách hiểu ngay trong thành viên đoàn đàm phán.

Trong biểu cam kết về dịch vụ, rất nhiều ngành của chúng ta đưa ra các điều kiện hạn chế nhà đầu tư nước ngoài chặt chẽ hơn so với luật pháp hiện hành của Việt Nam. Trên thực tế, trong một số ngành trước khi gia nhập WTO, chúng ta đã mở cửa với mức độ rất cao, không hạn chế phần vốn của nhà đầu tư nước ngoài. Tuy nhiên, theo quy định của biểu cam kết này thì chúng ta hạn chế lại. Đơn cử như trong ngành dịch vụ giáo dục, y tế thì đến ngày 1/1/2009, nhà đầu tư nước ngoài mới được phép thành lập doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Trong khi đó, từ chục năm nay, chúng ta đã cho phép hình thức này. Thậm chí đối với dịch vụ giáo dục, Việt Nam còn đặc biệt khuyến khích đầu tư và dành nhiều ưu đãi. Cái khó đặt ra ở đây là chúng ta sẽ áp dụng cam kết như thế nào? Theo thực trạng pháp luật hiện hành hay áp dụng

theo cam kết. Hiện nay, các cơ quan cấp chứng nhận đầu tư ở các địa phương không có phương án xử lý cụ thể vấn đề này. Do đó, nhiều địa phương đã áp dụng biện pháp “an toàn” là từ chối cấp phép.

Một điểm khác nữa cũng gặp khó khăn là theo quy định một nước thành viên chỉ có nghĩa vụ mở các ngành dịch vụ được quy định tại biểu cam kết dịch vụ. Đối với các ngành dịch vụ khác thì chúng ta không có nghĩa vụ mở cửa. Riêng quy định này đã dẫn đến sự hiểu rất khác nhau giữa các cơ quan cấp phép đầu tư. Bộ Thương mại và Bộ Kế hoạch Đầu tư đôi khi không thống nhất với nhau. Căn cứ theo kỹ thuật đàm phán thì Việt Nam chỉ cam kết mở cửa những ngành chúng ta đưa vào biểu cam kết, khi nhà đầu tư nước ngoài xin phép đầu tư lĩnh vực ngoài biểu cam kết thì Bộ Thương mại trả lời không mở cửa. Đây là hiện tượng khiến rất nhiều sở kế hoạch đầu tư các tỉnh không biết xử lý thế nào và trên thực tế tồn đọng rất nhiều dự án. Đó là trường hợp cấp mới, còn đối với các dự án đang hoạt động muốn điều chỉnh chứng nhận đầu tư để mở rộng sang một hoạt động khác thuộc biểu cam kết dịch vụ thì có bị hạn chế hay không cũng đang gặp vướng mắc. Thực tế hiện nay, các cơ quan Nhà nước còn lúng túng chưa có phương án xử lý trong quá trình cấp phép. Các địa phương sẵn sàng từ chối cấp phép để giữ an toàn thay vì đi nghiên cứu các cam kết. Những hiện tượng đó dẫn đến sự xáo trộn rất lớn đến môi trường đầu tư.

Mức độ cam kết của Việt Nam trong khuôn khổ WTO và các hiệp định song phương không giống nhau cũng đang đặt ra không ít khó khăn trong quá trình triển khai. Các cam kết song phương nhiều khi thông thoáng hơn, ít hạn chế hơn so với cam kết trong WTO. Ví dụ như theo cam kết trong WTO liên quan đến dịch vụ giáo dục, từ 1/1/2009, Việt Nam mới cho phép nhà đầu tư nước ngoài thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài nhưng theo hiệp định song phương về đầu tư với Nhật, chúng ta không có hạn chế. Trong

trường hợp như vậy sẽ áp dụng cam kết nào? Đây cũng là một trong những vướng mắc phổ biến.

2.4. Các vấn đề pháp lý về đầu tƣ tại tỉnh Thái Nguyên

2.4.1. Sơ lược về tỉnh Thái Nguyên trong điều kiện phát triển kinh tế thị trường, đầu tư và hội nhập đầu tư và hội nhập

Thái Nguyên là một trung tâm của vùng Đông Bắc Việt Nam, tiếp giáp

với thủ đô Hà Nội, có diện tích gần 3.500km2

và dân số 1,2 triệu người. Thực hiện Nghị quyết số 37 của Bộ chính trị, tỉnh Thái Nguyên đang phấn đấu để xứng đáng là trung tâm của vùng Đông Bắc - Bắc Bộ về kinh tế, văn hoá, giáo dục và y tế, trở thành một trong những Trung tâm có uy tín của cả nước.

Trong những năm gần đây, tăng trưởng kinh tế (GDP) của tỉnh được giữ vững ở mức bình quân hàng năm từ 10-12%; Cơ cấu kinh tế theo hướng phát triển công nghiệp và dịch vụ, giảm dần tỷ trọng nông nghiệp. Năm 2008, dù bị ảnh hưởng nặng nề của cuộc khủng hoảng kinh tế toàn cầu và lạm phát gia tăng, GDP của tỉnh Thái Nguyên vẫn đạt 11,47%, thu ngân sách vượt kế hoạch 2 năm - đạt hơn 1.200 tỷ đồng. Đóng góp của những nhà đầu tư trong nước và quốc tế vào tỉnh Thái Nguyên có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

Tỉnh Thái Nguyên đang tích cực chỉ đạo thu hút đầu tư. Trong điều kiện nền kinh tế thị trường và hội nhập kinh tế quốc tế, trong 02 năm 2007- 2008, Thái Nguyên đã thu hút hàng trăm dự án của các nhà đầu tư hàng đầu quốc tế và trong nước đăng ký đầu tư vào các lĩnh vực như: Sản xuất lắp ráp ô tô, công nghệ điện tử, điện lạnh, cơ khí chế tạo, chế biến khoáng sản, lâm sản, du lịch, dịch vụ, xây dựng hạ tầng khu công nghiệp, đô thị mới… Đó là do môi trường đầu tư của tỉnh ngày càng được cải thiện, chính sách ưu đãi đầu tư cởi mở, thủ tục hành chính theo cơ chế liên thông đã được vận hành tốt và tạo được niềm tin đối với các nhà đầu tư. Đặc biệt, Thái Nguyên có những lợi thế

tiềm năng đầu tư mà không phải nơi nào cũng có, đó là:

Thái Nguyên có môi trường rất ổn định về an ninh, chính trị; điều kiện tự nhiên thuận hoà, ít bị ảnh hưởng của thiên tai; địa hình đặc trưng của vùng Trung du Bắc bộ tương đối bằng phẳng, địa tầng địa chất ổn định thuận lợi cho xây dựng phát triển kinh tế các loại hình công nghiệp.

Thái Nguyên có vị trí địa lý rất thuận lợi cho đầu tư phát triển các ngành nghề, lĩnh vực kinh tế đặc thù, vì tiếp giáp với thủ đô Hà Nội, gần sân bay quốc tế Nội Bài, cách không xa cảng biển Hải Phòng và kề cận với các tỉnh tiếp giáp với Trung Quốc về phía Bắc.

Hệ thống giao thông đường bộ, đường sắt và đường thuỷ liên tỉnh đều thuận tiện cho giao thương. Hiện nay, các tuyến Quốc lộ 3, Quốc lộ 37, Quốc lộ 1A chạy qua, là huyết mạch nối Tỉnh Thái Nguyên với thủ đô Hà Nội và các tỉnh lân cận, trong tương lai gần sẽ có Quốc lộ 3 mới đạt tiêu chuẩn đường cao tốc quốc tế. Hệ thống đường sắt đang nối Thái Nguyên với thành phố Hà Nội, Thái Nguyên với tỉnh Bắc Giang, tương lai sẽ có hệ thống đường sắt đi các tỉnh Lạng Sơn, Hải Dương, Hải Phòng, Quảng Ninh và một số tỉnh phía Bắc tiếp cận với các tỉnh giáp Trung Quốc. Hệ thống đường sông cũng thuận tiện, nối cảng sông Đa Phúc của Tỉnh đến cảng Hải Phòng và Quảng Ninh.

Dịch vụ điện, nước, Tài chính, Ngân hàng, bưu chính viễn thông trên địa bàn tỉnh đã đáp ứng rất tốt nhu cầu cho đầu tư phát triển mạnh mẽ của Thái Nguyên.

Bên cạnh đó, Thái Nguyên là một trong những cái nôi đào tạo của cả nước, có nguồn nhân lực lao động dồi dào, trình độ tay nghề cao. Tỉnh là trung tâm giáo dục thứ 3 của cả nước hiện có 01 Đại học vùng với 04 trung tâm, 02 khoa, 03 viện, 01 nhà xuất bản và 01 bệnh viện thực hành trực thuộc và 6 trường Đại học, 17 trường cao đẳng chuyên nghiệp, hàng năm đào tạo hàng trăm nghìn lao động cho vùng và cho cả nước, trong đó đào tạo nguồn

nhân lực có trình độ cao cho nhiều ngành nghề sản xuất như: Khai thác, chế biến, nông nghiệp, công nghiệp, luyện kim... Dự kiến Đến năm 2010, tỉnh sẽ có 10 trường Đại học và 17 trường cao đẳng chuyên nghiệp.

Đất đai cho mục đích phát triển công nghiệp tại Thái Nguyên còn nhiều, hiện nay đã có 08 Khu công nghiệp tập trung và 27 Khu Cụm công nghiệp nhỏ được quy hoạch với trên 10.000 ha đất dành cho thu hút đầu tư.

Thái Nguyên là một tỉnh có nhiều tiềm năng để các nhà đầu tư lựa chọn đầu tư phát triển đa dạng các lĩnh vực. Về công nghiệp, xuất nhập khẩu như: Sản xuất thép xây dựng, vật liệu xây dựng, may mặc, cơ khí, động cơ Diesel; Về sản xuất nông lâm nghiệp như: Sản xuất chè, đồ gỗ…; Về du lịch, dịch vụ như: Phát triển các Khu du lịch lịch sử, du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng với các địa danh nổi tiếng và đẹp như Hồ Núi Cốc, khu di tích lịch sử ATK, hang Phượng Hoàng… Ngoài ra Thái Nguyên còn có tiềm năng về đầu tư phát triển giáo dục, đào tạo và y tế mang tầm cỡ quốc tế.

Thái Nguyên có truyền thống văn hoá lâu đời, mang đậm bản sắc của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, có loài cây nổi tiếng như cây Chè, có nguồn nước và nguồn khí hậu nằm trong hệ sinh khoáng Thái Bình Dương, phù hợp cho việc phát triển trồng các loại cây dược liệu quý hiếm và phát triển các khu du lịch sinh thái.

Nắm bắt được nhu cầu của các nhà đầu tư, Thái Nguyên đang đẩy nhanh công tác quy hoạch chung và quy hoạch chi tiết, quy hoạch phân bổ sử dụng đất đai, quy hoạch khai thác và chế biến các nguồn tài nguyên quý hiếm để đáp ứng mọi nhu cầu của các nhà đầu tư khi đến với Thái Nguyên. Công tác quy hoạch được các nhà tư vấn quy hoạch nổi tiếng của thế giới như Hoa Kỳ, Anh quốc, Cộng hoà CZECH, Singapore,... đang giúp Thái Nguyên thực hiện công tác quy hoạch.

2.4.2. Khái quát chung về các vấn đề pháp lý về hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên Thái Nguyên

Các điều chỉnh pháp lý đối với hoạt động đầu tư là cơ sở quan trọng trong việc tạo điều kiện thúc đẩy sự phát triển của các hoạt động đầu tư nói chung và tại các địa phương nói riêng. Sự đón nhận các quy phạm pháp lý về đầu tư từ thực tiễn ở các địa phương khác nhau được thể hiện ở những mức độ, những phạm vi khác nhau. Thực tế này được quy định bởi các yếu tố kinh tế, chính trị, xã hội của từng địa phương cũng như việc triển khai thực hiện các quy phạm pháp luật về đầu tư ở các địa phương.

Việc triển khai thực hiện các chính sách, pháp luật về đầu tư là một hoạt quan trọng, động gắn liền với các hoạt động của cơ quan quyền lực và hành chính địa phương của tỉnh Thái Nguyên. Địa phương đã ban hành hàng loạt các chương trình, đề án cũng như các văn bản triển khai thực hiện pháp luật đầu tư nhằm cụ thể hóa các mục tiêu về đầu tư và thực hiện các chính sách, pháp luật về đầu tư một cách tối ưu trên cơ sở dẫn chiếu các đặc điểm kinh tế xã hội của địa phương. Bên cạnh đó, các chính sách, đề án về đầu tư cũng như các văn bản triển khai thực hiện pháp luật đầu tư đều nằm trong chỉnh thể chiến lược phát triển kinh tế xã hội của địa phương và là một bộ phận quan trọng, quyết định đến chất lượng của sự phát triển cũng như có ảnh hưởng một cách hữu cơ, mật thiết với các vấn đề kinh tế, xã hội khác của địa phương.

Nhận thức rất rõ về những thuận lợi, khó khăn của địa phương trong tiến trình hội nhập kinh tế trong nước và quốc tế, tỉnh Thái Nguyên đã chủ động trong việc tạo ra cơ chế thuận lợi và linh động nhất trong điều kiện cho

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 42)