6. Phương pháp nghiên cứu
2.4.3.1.1. án cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên
Nhận thức rất rõ ràng rằng môi trường đầu tư chính là yếu tố tiên quyết đối với chất lượng đầu tư cũng như việc thu hút đầu tư vào tỉnh, chính quyền địa phương đã sớm có những chủ trương nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư mà đầu tiên phải kể đến là các đề án của tỉnh về cải thiện môi trường đầu tư. Từ năm 2001, tỉnh đã cho ra đời Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2001 - 2005”. Đề án này được triển khai thực hiện từ tháng 6 năm 2001. Mục tiêu của Đề án là nhằm tạo được môi trường thông thoáng cho các nhà đầu tư trong nước và nước ngoài đầu tư vào sản xuất, phát triển kết cấu hạ tầng, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Thái Nguyên.
Trên cơ sở đánh giá thực trạng môi trường đầu tư của tỉnh tại thời điểm năm 2000, đề án đã xác định nội dung cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2001 - 2005 trên các mặt cơ bản sau:
- Thiết lập cơ chế chính sách về ưu đãi đầu tư của địa phương trên cơ sở vận dụng chính sách của Nhà nước vào điều kiện cụ thể của tỉnh;
- Xây dựng các quy định về trình tự thủ tục đối với các hoạt động liên quan đến các hoạt động đầu tư;
- Cải cách thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư trong đó trọng tâm là thiết lập cơ chế một cửa trong thẩm định, cấp phép đầu tư; cấp ưu đãi đầu tư; cấp đăng ký kinh doanh; giao đất, cho thuê đất;
- Tăng cường các hoạt động tư vấn xúc tiến đầu tư, xúc tiến thương mại, các hoạt động khuyến công, dịch vụ về lao động và việc làm… đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư trong và ngoài nước;
- Cải thiện điều kiện tiếp nhận dự án với các nội dung về phát triển kết cấu hạ tầng kỹ thuật, kết cấu hạ tầng xã hội, bảo đảm trật tự an toàn xã hội.
Đề án đã được triển khai thực hiện và đến hết năm 2005, các mục tiêu của đề án cơ bản hoàn thành. Cụ thể, sau khi tiến hành triển khai thực hiện đề án, đã đạt được những kết quả sau:
Một là, hành lang pháp lý về cải thiện môi trường đầu tư đã được xây
dựng tương đối đồng bộ từ cơ chế chính sách ưu đãi đến thủ tục hành chính và tổ chức liên quan đến hoạt động đầu tư. Sau 5 năm thực hiện đề án đã có 26 cơ chế, quy định được ban hành, 5 Trung tâm hỗ trợ tư vấn về đầu tư được thành lập (Gồm: Trung tâm Tư vấn và Xúc tiến đầu tư; Trung tâm Xúc tiến Thương mại và Du lịch; Trung tâm Trợ giúp pháp lý; Trung tâm Thông tin công nghệ; Trung tâm Khuyến công và Tư vấn phát triển công nghiệp) đã làm chuyển biến căn bản tư duy và hành động cụ thể để thu hút đầu tư, phát triển doanh nghiệp.
Hai là, trong 5 năm thực hiện Đề án, hoạt động đầu tư của khu vực dân
doanh có bước phát triển mạnh mẽ: Đã có 1.283 doanh nghiệp được thành lập với số vốn đăng ký 2.135,7 tỷ đồng, trên 18.000 hộ kinh doanh cá thể với số vốn đăng ký ước đạt 240 tỷ đồng và nhiều dự án có số vốn lớn như: Dự án mở rộng Công ty Gang thép Thái Nguyên, Nhà máy Nhiệt điện Thái Nguyên, Nhà máy Xi măng Thái Nguyên... Tạo ra những tiền đề mới cho phát triển kinh tế xã hội, giải quyết việc làm và tăng thu ngân sách của địa phương.
Ba là, đã thực hiện xong sắp xếp doanh nghiệp nhà nước do Tỉnh uỷ
mới quản lý kinh doanh, đã tạo ra sức sản xuất mới, khắc phục tình trạng kinh doanh kém hiệu quả kéo dài của phần lớn các doanh nghiệp nhà nước trên địa bàn tỉnh.
Bốn là, các thành phần kinh tế đều phát triển đã tăng phần đóng góp
cho ngân sách Nhà nước và giải quyết việc làm, thực hiện Đề án đã góp phần làm thay đổi bộ mặt nông thôn, đô thị đổi mới và phát triển, củng cố lòng tin của nhà đầu tư vào chính sách phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.
Năm là, cơ chế quản lý hành chính theo hướng gọn nhẹ về thủ tục và
rút ngắn về thời gian; cơ chế giám sát hoạt động hành chính và hành vi hành chính được thực hiện đã hạn chế các hành vi nhũng nhiễu trong thừa hành công vụ của cán bộ, công chức Nhà nước. Đây là một điểm nhấn quan trọng trong việc hướng đến một môi trường hành chính chuyên nghiệp, trong sạch hiệu quả của địa phương. Mặc dù đây mới là kết quả bước đầu, tuy nhiên đó là một tín hiệu khả quan đối với các hoạt động kinh tế nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng.
Sáu là, đã lập được danh mục các dự án kêu gọi đầu tư, tạo sự chuyển
biến về nhận thức của các cấp, các ngành về thu hút đầu tư; sự phân công và phối hợp giữa các ngành trong xúc tiến kêu gọi đầu tư đã mang lại kết quả bước đầu.
Bên cạnh những kết quả quan trọng vừa đề cập, việc triển kha thực hiện đề án vẫn gặp phải những khó khăn và hạn chế cần được xem xét đánh giá và tháo gỡ, cụ thể như sau:
Một là, nhận thức về trách nhiệm, về đổi mới tư duy, về các giải pháp
phối hợp để thực hiện Đề án chưa đồng bộ và chưa quyết liệt.
Hai là, một bộ phận công chức có năng lực chuyên môn hạn chế, một
bộ phận có thái độ thiếu trách nhiệm của khi thi hành công vụ đây là yếu tố cản trở và ảnh hưởng trực tiếp đến môi trường đầu tư của tỉnh. Hạn chế này
đã dần được khắc phục. Tuy nhiên sự khắc phục không thể thực hiện trong thời gian ngắn và mang tính cơ học được. Nó cần đến thời gian cho sự thay đổi tư duy, nâng cao trình độ và việc xử lý các khuyết tật này đôi khi cũng rất phức tạp.
Ba là, hệ thống trợ giúp doanh nghiệp hoạt động còn hạn chế cả về khả
năng tài chính, năng lực chuyên môn và công cụ hỗ trợ.
Bốn là, cải cách hành chính và thực hiện cơ chế “một cửa” đã được xác
lập, song hiệu quả đạt được chưa cao, nhà đầu tư còn phải qua nhiều khâu, nhiều công đoạn trong giải quyết công việc.
Năm là, sự tranh thủ các nguồn lực và hỗ trợ từ Chính phủ, ngành
Trung ương để xây dựng cơ sở hạ tầng nhất là về giao thông còn nhiều hạn chế; sự điều hành của một số sở, ngành chưa thật năng động, quyết liệt; một số quy định của tỉnh về ưu đãi cho doanh nghiệp chưa được thực hiện đầy đủ. Một số tiềm năng thế mạnh của tỉnh chưa được khai thác tốt, những hạn chế về giao thông là một trong những nguyên nhân làm giảm đáng kể thu hút các nhà đầu tư lớn vào tỉnh.
Đề án “Cải thiện môi trường đầu tư, giai đoạn 2001 - 2005” tuy còn một số hạn chế nhưng về cơ bản đã đạt được những kết quả rất quan trọng, từng bước tạo được môi trường đầu tư thuận lợi, thu hút được nhiều dự án vào địa bàn góp phần thúc đẩy kinh tế - xã hội của tỉnh phát triển. Việc triển khai thực hiện đề án có thể nói là đã thành công. Đây là cơ sở quan trọng tào tiền đề cho việc triển khai các kế hoạch, đề án tiếp theo về đầu tư, đặc biệt là sau khi luật đầu tư 2005 có hiệu lực và hàng loạt các vấn đề pháp lý mới được đặt ra và tư duy lại.