Giải pháp về phát triển khu, cụm công nghiệp

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 83)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.3. Giải pháp về phát triển khu, cụm công nghiệp

Các khu cụm công nghiệp có thể được xem như một bộ phận hạ tầng không thể thiếu để có thể diễn ra các hoạt động đầu tư một cách có hệ thống,

và hiệu quả. Tỉnh Thái Nguyên đã không ngừng tập trung mọi nguồn lực để phát triển các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh.

Tỉnh cần triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi đầu tư vào khu công nghiệp của Chính phủ và của UBND tỉnh. Việc xây dựng hạ tầng khu công nghiệp cần được hỗ trợ lãi suất nếu việc đầu tư đó cần tới các nguồn tín dụng thương mại, có các chính sách ưu đãi cụ thể, trực tiếp về vật chất và các cơ hội thực sự thuận lợi cho các nhà đầu tư đầu tư vào việc xây dựng kết cấu hạ tầng các khu cụm công nghiệp trong tỉnh. Bên cạnh đó cần có những đàm phán để huy động vốn đối ứng của nhà đầu tư để đầu tư cho hạ tầng tại các khu cụm công nghiệp. Ngoài ra, cần phải lập kế hoạch đầu tư và tổ chức xây dựng hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội ngoài khu công nghiệp và giám sat việc sử dụng các nguồn vốn hỗ trợ của Chính phủ để xây dựng kết cấu hạ tầng khu công nghiệp. Hàng năm, tỉnh cần dành khoảng 50% số vượt thu ngân sách dành cho xây dựng cơ bản để chi hỗ trợ phát triển các khu, cụm công nghiệp.

Khi các khu cụm công nghiệp được chú trọng đầu tư và được quy hoạch trên cơ sở các nghiên cứu, đánh giá khoa học trên cơ sở tính toán đến mối tương quan với các hạ tầng về giao thông, đô thị, đất đai, lao động... thì nó sẽ tạo điều kiện một cách tối ưu cho các hoạt động đầu tư; những trở ngại không đáng có về quy hoạch cũng như về đầu tư xây dựng là những trở ngại ảnh hưởng trực tiếp đến các hoạt động đầu tư như ảnh hưởng đến tiến độ, chi phí thực hiện dự án, hiệu quả đầu tư vì thế sẽ bị giảm sút không ít.

Trên đây là ba nhóm giải pháp liên quan đến các vấn đề tài chính, cơ chế chính sách và phát triển các khu cụm công nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên nhằm nâng cao hiệu quả đầu tư cho các hoạt động đầu tư trong tỉnh. Các giải pháp này được đưa ra trên cơ sở thực tiễn đầu tư, sản xuất, kinh doanh, các quy định của pháp luật và chính sách hiện hành liên quan đến đầu tư cũng như các điều kiện tự nhiên, xã hội tại Thái Nguyên.

KẾT LUẬN

Các hoạt động đầu tư ngày càng khẳng định là trọng tâm của đời sống kinh tế. Chất lượng của các hoạt động đầu tư chính là minh chứng cho sự thịnh vượng và phát triển của một nền kinh tế nói chung và của một địa phương nói riêng. Để nâng cao chất lượng của hoạt động đầu tư chúng ta cần đến nhiều nhân tố, từ vấn đề lao động, quản lý, vị trí địa lý, tài nguyên... trong đó một yếu tố quan trọng bậc nhất mang tính quyết định đó là môi trường pháp lý cho các hoạt động đầu tư. Có thể nói rằng môi trường đầu tư là nhân tố quyết định tới sự thành bại của hoạt động đầu tư. Trong luận văn này, tác giả luận văn cũng đã trình bày về quá trình phát triển của Luật đầu tư, các vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Qua đó có thể thấy được chính sách và pháp luật về đầu tư đã có ảnh hưởng thế nào đến sự phát triển của các hoạt động đầu tư.

Nhận thức về vai trò của pháp luật và chính sách về đầu tư đối với sự phát triển của nền kinh tế dù quan trọng đến đâu cũng chỉ là sự bắt đầu cho một hành trình - hành trình của sự tạo lập một hạ tầng pháp lý có thể nuôi dưỡng và thúc đẩy sự phát triển bền vững và hiệu quả của các hoạt động đầu tư của một đất nước, một địa phương. Pháp luật đầu tư trong suốt quá trình phát triển của nó xét cho cùng cũng là sự cố gắng tạo ra một môi trường đầu tư tích cực. Vấn đề tiếp sau đó cũng không kém phần quan trọng, đó là sự tạo lập, sự xây dựng các chế định sao cho tối ưu, sao cho có lợi nhất và hơn thế là có thể nuôi dưỡng trong nội hàm của các quy phạm, các chế định pháp luật một triết lý pháp lý mang tính chiến lược, có lợi cho sự phát triển chung trong mối quan hệ với các ngành luật khác. Đây là điều mà chúng ta đang tích cực hoàn thiện.

Với một nhìn nhận xuyên suốt như vậy, tác giả luận văn đã cố gắng tiếp cận, phân tích, các vấn đề pháp lý cơ bản nhất của Luật đầu tư cũng như môi

trường đầu tư tại Việt Nam và các yếu tố hình thành môi trường đầu tư cũng như các hoạt động đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên. Từ đó, tác giả tổng hợp và đưa ra một số các kiến nghị, đề xuất nhằm hoàn thiện chính sách, pháp luật đầu tư nói chung và nâng cao chất lượng đầu tư, thu hút đầu tư tại Thái Nguyên nói riêng.

Những quan điểm, nhìn nhận và kiến nghị của tác giả có thể chưa thực sự hoàn chỉnh và tối ưu; tư duy của tác giả có thể cần được bổ sung để hoàn thiện. Tuy nhiên, tác giả tin rằng những điều mình đã cố gắng thể hiện trong toàn bộ luận văn này mang một ý nghĩa khoa học nhất định và thực hiện nó sẽ mang tới một kết quả tốt hơn đối với sự hoàn thiện chung của pháp luật đầu tư hiện hành nói chung cũng như việc cải thiện môi trường đầu tư, nâng cao hiệu quả thu hút đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên nói riêng.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Thông tư 24/1998/TT-BTC của Bộ tài chính về việc hướng dẫn chế độ quản lý và sử dụng vốn đầu tư trong doanh nghiệp Nhà nước.

2. Thông tư 63/1998/TT-BTC của Bộ Tài chính “V/v hướng dẫn thực hiện một số quy định về thuế nhằm khuyến khích và bảo đảm hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài tại VN quy định tại Nghị định số 10/1998/NĐ-CP”.

3. Thông tư 03/TM-DT của Bộ Thương mại “V/v hướng dẫn thực hiện chương VII, Nghị định số 18/CP về tổ chức kinh doanh của các xí nghiệp vốn đầu tư nước ngoài”.

4. Thông tư 03/BXD/QLXD của Bộ Xây dựng “V/v hướng dẫn thủ tục cấp giấy

phép cho các hãng thầu nước ngoài vào nhận thầu xây dựng tại Việt Nam”.

5. Thông tư 09/BXD-VKT của Bộ Xây dựng “V/v hướng dẫn nguyên tắc và

phương pháp xác định giá xây dựng các công trình có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài”.

6. Thông tư 02/BXD/QLXD của Bộ Xây dựng “V/v hướng dẫn về quản lý xây

dựng các công trình có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

7. Nghị định 09/2009/NĐ-CP của Chính phủ “V/v ban hành Quy chế quản lý

tài chính của công ty nhà nước và quản lý vốn nhà nước đầu tư vào doanh nghiệp khác”.

8. Nghị định 131/2006/NĐ-CP của Chính phủ “V/v ban hành Quy chế quản lý

và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức”.

9. Nghị định 52/1999/NĐ-CP của Chính phủ “V/v ban hành Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng”.

10. Nghị định 78/2007/NĐ-CP của Chính phủ về đầu tư theo hình thức Hợp đồng Xây dựng-Kinh doanh-Chuyển giao, Hợp đồng Xây dựng-Chuyển giao- Kinh doanh.

11. Nghị định 58/2008/NĐ-CP của Chính phủ “V/v hướng dẫn thi hành Luật Đấu thầu và lựa chọn nhà thầu xây dựng theo Luật Xây dựng”.

12. Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ quy định về thành lập, hoạt động, chính. sách và quản lý nhà nước đối với khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, khu kinh tế cửa khẩu.

13. Nghị định 101/2006/NĐ-CP của Chính phủ quy định việc đăng ký lại, chuyển đổi và đăng ký đổi Giấy chứng nhận đầu tư của các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật Doanh nghiệp và Luật Đầu tư.

14. Nghị định 154/2005NĐ-CP, ngày 15 tháng 12 năm 2005 quy định chi tiết một số điều của Luật Hải quan về thủ tục hải quan, kiểm tra, giám sát hải quan 15. Nghị định 16/2005/NĐ-CP của Chính phủ “V/v quản lý dự án đầu tư xây

dựng công trình”.

16. Nghị định 108/2006/NĐ-CP của Chính phủ “V/v quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Đầu tư”.

17. Nghị định 29/CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước.

18. Nghị định 51/1999/NĐ-CP của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi 1998).

19. Nghị định 18-CP của Chính phủ quy định chi tiết việc thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

20. Nghị định 12/2009/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

21. Nghị định 61/2003/NĐ-CP của Chính phủ quy định chức năng nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

22. Nghị định 53/2007/NĐ-CP của Chính phủ “V/v quy định xử phạt vi phạm

hành chính trong lĩnh vực kế hoạch và đầu tư”.

23. Nghị định 03/2008/NĐ-CP của Chính phủ “V/v sửa đổi, bổ sung một số

điều của Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/6/2007 của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng công trình”.

24. Nghị định 112/2006/NĐ-CP của Chính phủ về sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 16/2005/NĐ-CP ngày 07/02/2005 của Chính phủ về quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình.

25. Nghị định 02/1999/NĐ-CP của Chính phủ “V/v sửa đổi, bổ sung một số

điều của Quy chế đầu tư theo hợp đồng xây dựng - kinh doanh - chuyển giao, hợp đồng xây dựng - chuyển giao - kinh doanh, hợp đồng xây dựng - chuyển giao áp dụng cho đầu tư nước ngoài tại Việt Nam”.

26. Nghị định 27/2003/NĐ-CP của Chính phủ sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 24/2000/NĐ-CP ngày 31/7/2000 quy định chi tiết thi hành Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

27. Nghị định 138/2007/NĐ-CP Chính phủ về tổ chức và hoạt động của Quỹ đầu tư phát triển địa phương.

28. Nghị định 04/2009/NĐ-CP của Chính phủ về ưu đãi, hỗ trợ hoạt động bảo vệ môi trường.

29. Quyết định số: 1520/QĐ-CT ngày 29 tháng 6 năm 2004 của Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên “/v cho thuê lại đất nông nghiệp tạo điều kiện cho sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp”.

30. PGS. TS. Nguyễn Văn Dần (2009), Cấu trúc thị trường - lý luận & thực tiễn ở Việt Nam (sách chuyên khảo), NXB Tài chính, Hà Nội.

31. TS. Nguyễn Thị Thu Hà (2009), Nâng cao năng lực cạnh tranh cấp tỉnh trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở Việt Nam hiện nay, NXB

Thông tấn, Hà Nội.

32. PGS.TS. Đinh Phi Hổ (2009), Nguyên Lý Kinh Tế Vi Mô, NXB Thống kê, Hà Nội.

33. Nghị quyết số 12/2009/NQ-HĐND ngày 28/7/2009 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên V/v Thông qua Quy hoạch phát triển các Khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

34. Nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh Thái Nguyên tỉnh Thái Nguyên khoá XI kỳ họp thứ 9 thông qua ngày 14/12/2007 về nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2008 của tỉnh Thái Nguyên.

35. TS. Đinh Sơn Hùng, TS. Trương Thị Hiền (2009), Những vấn đề cơ bản của các lý thuyết kinh tế, NXB Tổng Hợp, TP. Hồ Chí Minh.

36. TS. Đặng Thị Xuân Mai (Chủ biên), KS. Nguyễn Lương Hải, KS. Phạm Diễm Hằng (2009), Lựa chọn phương án đầu tư , NXB Xây Dựng, Hà Nội. 37. TS. Phạm Duy Nghĩa (2004), Chuyên khảo Luật kinh tế, NXB Đại học

quốc gia, Hà Nội.

38. PGS.TS. Nguyễn Bạch Nguyệt (2008), Giáo trình Lập dự án đầu tư, NXB Đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

39. Hiến pháp năm 1992 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

40. Luật Đầu tư số 59/ 2005.QH của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam. 41. Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam ngày 12 tháng 11 năm 1996 của

Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam. 42. Luật hải quan ngày 29 tháng 6 năm 2001.

43. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước ngày 22 tháng 6 năm 1994 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

44. Luật Khuyến khích đầu tư trong nước (sửa đổi 1998) của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

45. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1990 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

46. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 1993 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

47. Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam năm 2000 của Quốc Hội nước CHXHCN Việt Nam.

48. ThS. Lê Minh Toàn (Chủ biên), Ths Vũ Thị Anh Thư, CN. Lê Minh Thắng, CN. Lê Hải Hà (2005), Tìm hiểu đầu tư nước ngoài tại Việt Nam,

49. Thông tư 111/GSQL-TT của Tổng cục Hải quan về việc hướng dẫn thi hành Nghị định 12/CP ngày 18-2-1997 quy định chi tiết thi hành Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

50. Hoàng Tuyết Trân (Chủ biên),Nguyễn Tiến Chiêm, Nguyễn Văn Huệ, Trần Thị Minh Giới, Nguyễn Thị Ngọc Hân, Phân tích kinh tế các hoạt động đầu tư công cụ phân tích và ứng dụng thực tế (2003), NXB Văn Hóa

Thông Tin, Hà Nội.

51. Nhóm biên soạn: Trung tâm thông tin và tư vấn doanh nghiệp, Làm thế nào để dự án thành công (2009), NXB Lao động - Xã hội, Hà Nội.

52. Vũ Quốc Tuấn (2008), Doanh nghiệp dân doanh phát triển và hội nhập,

NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

53. Trần Xuân Tùng (2005), Đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam - Thực trạng và giải pháp, NXB Chính trị quốc gia, Hà Nội.

54. Chỉ thị số 20/CT-UBND của Uỷ ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên V/v xây dựng Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội và dự toán ngân sách Nhà nước năm 2009.

55. Thông tư 06/UB-QLKT của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về việc quy định trình tự, thủ tục cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư theo Luật khuyến khích đầu tư trong nước.

56. Đề án số: 02 ĐA/TU ngày 26 tháng 7 năm 2006 của Ủy ban nhân dân tỉnh Thái Nguyên về việc cải thiện môi trường đầu tư giai đoạn 2006 - 2010.

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan Luận văn này là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các kết quả nêu trong Luận văn chưa được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Các số liệu, ví dụ và trích dẫn trong Luận văn đảm bảo tính chính xác, tin cậy và trung thực. Tôi đã hoàn thành tất cả các môn học và đã thanh toán tất cả các nghĩa vụ tài chính theo quy định của Khoa Luật Đại học Quốc gia Hà Nội.

Vậy tôi viết Lời cam đoan này đề nghị Khoa Luật xem xét để tôi có thể bảo vệ Luận văn.

Tôi xin chân thành cảm ơn!

NGƢỜI CAM ĐOAN

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 83)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)