6. Phương pháp nghiên cứu
3.2.1. Các giải pháp cải thiện môi trường đầu tư
Để triển khai một cách thuận lợi và đạt được những kết quả tối ưu trong việc cải thiện môi trường đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên, địa phương cần có một nhóm các giải pháp mang tính chiến lược nhằm thực hiện các vấn đề này. Theo quan điểm của tác giả luận văn, địa phương cần bắt tay vào thực hiện một số nhóm giải pháp sau:
Một là, có kế hoạch bồi dưỡng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ,
công chức về năng lực, chuyên môn nghiệp vụ, nhất là những cán bộ, công chức công tác liên quan trực tiếp đến các hoạt động đầu tư. Giải pháp này vừa có ý nghĩa sách lược, trước mắt khi vấn đề cán bộ thực hiện các công việc liên quan đến đầu tư còn có những hạn chế về năng lực, chuyên môn để đáp ứng với tính chất công việc trong thời kỳ mới - thời kỳ của hội nhập trong nước và quốc tế, hơn thế nó còn có ý nghĩa lâu dài - ý nghĩa ủa việc đầu tư cho nguồn
lực con người. Bên cạnh đó, địa phương cũng cần có chiến lược đối với vấn đề sử dụng cán bộ có năng lực. Thực tế hiện này cho thấy nguồn lao động có trình độ cao, chuyên môn vững thường không hứng thú với các công việc của công chức nhà nước. Thực tế này cũng không là ngoại lệ đối với đội ngũ cán bộ thực hiện các công việc hành chính nhà nước trong lĩnh vực đầu tư. Chính quyền địa phương cần có các chính sách đãi ngộ thỏa đáng và tạo các điều kiện thuận lợi nhất có thể để thu hút lực lượng lao động này. Theo quan điểm của tác giả đề tài, địa phương cần có một quy định về các chế độ đại ngộ theo kết quả công việc và cống hiến của cán bộ. Các đãi ngộ này nếu được ghi nhận bằng cách đó và được đầu tư, triển khai thực hiện thì sẽ tạo ra một sức hút đáng kể trong việc thu hút và giữ người có năng lực cho bộ máy hành chính địa phương. Để tạo ra một môi trường đầu tư thuận lợi vấn đề cán bộ làm công tác đầu tư là một vấn đề không thể bỏ qua. Hơn lúc nào hết địa phương cần có những con người có năng lực trong lĩnh vực này. Chính quyền tỉnh cần có một sự nhìn nhận thông suốt và có các chính sách, các đãi ngộ phù hợp trong vấn đề này. Nếu vấn đề con người chưa giải quyết tốt, lực lượng cán bô còn quá nhiều bất cập và hạn chế về chuyên môn, năng lực, đạo đức... thì sẽ là quá sớm để nói đến sự thành công của việc cải thiện môi trường đầu tư của tỉnh.
Hai là, tỉnh cần công bố rộng rãi những quy hoạch chủ yếu và những định
hướng lớn về phát triển kinh tế - xã hội các thời kỳ 2006 - 2010, 2011 - 2020 và định hướng thu hút đầu tư vào những ngành, lĩnh vực chủ yếu như: công nghiệp, nông nghiệp, thương mại, du lịch, giáo dục, y tế; Đa dạng hóa các hoạt động truyền thông quảng bá về môi trường đầu tư trên trang website của tỉnh, thường xuyên cập nhật thông tin mới, giới thiệu các dự án vận động đầu tư trên cơ sở đã khảo sát kỹ và công bố thông tin chính xác. Thực hiện các biện pháp kiên trì vận động, đàm phán với các nhà đầu tư, nhất là các nhà đầu
tư nước ngoài, nhà đầu tư lớn; Thường xuyên tổ chức tiếp xúc với cộng đồng doanh nghiệp, các cơ quan các nhà đầu tư, các tổ chức quốc tế để nắm bắt nhu cầu, tiếp thu kiến nghị, giải quyết kịp thời các vướng mắc, thúc đẩy hoạt động đầu tư. Các hoạt động này là các hoạt động mang tính tiên phong trong chiến lược cải thiện môi trường đầu tư, đẩy mạnh thu hút đầu tư vào Thái Nguyên. Nó thể hiện sự chủ động trong việc tạo ra các định hướng đầu tư, sự chủ động tìm đến nhà đầu tư của chính quyền thay vì ngồi đợi nhà đầu tư như trước đây.
Ba là, đẩy mạnh hơn nữa cải cách hành chính, tập trung vào các công
việc liên quan đến đất đai, giải phóng mặt bằng, quy hoạch khu tái định cư, thủ tục xây dựng cơ bản. Chính sách cần đảm bảo sự tập trung, thống nhất theo hướng “một cửa” trong đó nhà đầu tư chỉ tiếp xúc với một đầu mối. Cải cách các thủ tục hành chính là tiền đề trực tiếp quyết định đến sự chuyên nghiệp trong việc triển khai các hoạt động đầu tư. Cơ chế hành chính tốt sẽ góp phần tiết kiệm thời gian, tiền bạc cho nhà đầu tư và cho nhà nước, đẩy nhanh các hoạt động đầu tư vào nền kinh tế, giám sát hiệu quả các hoạt động đầu tư hình thành một môi trường thực sự công bằng, minh bạch cho các hoạt động đầu tư. Cải cách các thủ tục hành chính không còn là vấn đề mới, tuy nhiên nó vẫn là một điểm trọng yếu trong các vấn đề liên quan đến việc cải thiện môi trường đầu tư tại Việt Nam nói chung và tại Thái Nguyên nói riêng.
Bốn là, hàng năm dành một phần số vượt thu của ngân sách để chi hỗ
trợ phát triển các khu công nghiệp nhỏ; có nguồn bổ sung thường xuyên quỹ xúc tiến đầu tư và sử dụng một cách hiệu quả (có chỉ đạo rõ ràng, có giám sát thực hiện) quỹ vào các hoạt động liên quan thu hút đầu tư; có hình thức tuyên dương, khen thưởng về vật chất, tinh thần đối với những tập thể, cá nhân có đóng góp tích cực và hiệu quả cho công tác xúc tiến đầu tư đồng thời xử lý nghiêm minh những cá nhân gây phiền hà, thiếu trách nhiệm trong thực thi
công việc. Chính quyền địa phương cần nhìn nhận vấn đề này như một biện pháp kinh tế để thúc đẩy các hoạt động nhằm hoàn thiện môi trường đầu tư. Nâng cao hiệu quả của các hoạt động này sẽ tạo ra những động lực cho từng con người trong bộ máy hành chính liên quan đến hoạt động đầu tư và chính họ sẽ là những nhân tố tạo ra sự đổi thay. Vấn đề này cần thực hiện song song với việc minh bạch hóa trách nhiệm, nghĩa vụ của từng cơ quan, từng đơn vị, từng cá nhân. Khi thực hiện các biện pháp này một cách đồng bộ, nhịp nhà trên quan điểm đặt vấn đề con người vào trung tâm của các quy trình, các giải pháp thì sẽ tạo ra được một sức mạnh có thể đem tới một diện mạo mới về môi trường đầu tư.
Năm là, thực hiện chế độ báo cáo định kỳ về kết quả thu hút đầu tư để
nhà quản lý hành chính có phương hướng trong các chính sách vĩ mô một cách kịp thời nhằm tạo các điều kiện thuận lợi nhất có thể để nắm bắt các cơ hội thu hút đầu tư; tăng cường học tập kinh nghiệm các tỉnh bạn làm tốt công tác trong việc thu hút đầu tư, đẩy mạnh công tác nghiên cứu khoa học, học hỏi kinh nghiệm quốc tế về đầu tư. Các hoạt động này nếu thực hiện có hiệu quả sẽ có thể giải quyết một cách tối ưu các bài toán về đầu tư trong điều kiện hiện tại cũng như tạo ra những điều kiện xây dựng, củng cố môi trường đầu tư một cách bền vững, lâu dài cho địa phương.