Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.4.3.3.Quy hoạch khu công nghiệp, khu chế xuất, khu kinh tế, cụm

nghiệp tại tỉnh Thái Nguyên

Với lợi thế về quỹ đất, hệ thống giao thông, điện, nước, nguyên liệu đầu vào và nguồn lực lao động, Thái Nguyên đang có nhiều điều kiện để hình thành các khu, cụm công nghiệp tập trung. Tuy nhiên, để phát triển một cách bền vững, đòi hỏi công tác quy hoạch các khu, cụm công nghiệp phải mang tính bền vững, lâu dài.

Từ những năm 60 của thế kỷ trước, Thái Nguyên đã được chọn để quy hoạch xây dựng Khu công nghiệp (KCN) Gang thép-KCN luyện kim lớn nhất của cả nước. Sau đó, KCN Gò Đầm (Sông Công) cũng được hình thành. Năm 1996, Chính phủ đã cho phép Thái Nguyên quy hoạch xây dựng KCN luyện kim

Lưu Xá và KCN Sông Công. Đến nay, cùng với KCN Điềm Thuỵ (Phú Bình) và KCN Nam Phổ Yên, Thái Nguyên đang sở hữu hàng chục KCN lớn nhỏ, có sức hút đầu tư khá mạnh mẽ.

Tỉnh có trữ lượng khoáng sản (quặng sắt, titan, chì, kẽm, than, đá vôi…) lớn, là nguồn nguyên liệu đầu vào lý tưởng cho ngành công nghiệp chế biến. Thái Nguyên còn là tỉnh trọng điểm của cả nước về đào tạo nhân lực với hàng chục trường đại học, cao đẳng… Hơn thế nữa, tốc độ tăng trưởng kinh tế của Thái Nguyên đang có những bước bứt phá mạnh mẽ. Tất cả những điều kiện đó đòi hỏi công tác quy hoạch tổng thể kinh tế-xã hội, nhất là quy hoạch các khu, cụm công nghiệp của tỉnh phải thực sự phù hợp, phát huy hết tiềm năng, thế mạnh địa phương.

Ngày 09/10/2009 UBND tỉnh Thái Nguyên có Quyết định số 2564/QĐ- UBND phê duyệt Đề án quy hoạch phát triển khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020.

Mục tiêu chính của đề án là hình thành hệ thống các khu, cụm, điểm công nghiệp trên địa bàn, đảm bảo sự phát triển bền vững và thật sự trở trhành động lực cho sự phát triển chung của toàn tỉnh, tạo hạt nhân để phát triển đồng đều các tiểu vùng và các địa phương trong tỉnh, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, cơ cấu dân số và lao động, hiện đại hoá nông nghiệp và nông thôn. Tạo môi trường thuận lợi để thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, tăng tỷ lệ đóng góp của công nghiệp trong phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Diện tích đất dùng cho phát triển các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp tỉnh Thái Nguyên đến năm 2015 và định hướng đến năm 2020 là 2.661,13 ha; kinh phí đầu tư cho các khu công nghiệp, cụm công nghiệp, điểm công nghiệp từ năm 2009 đến năm 2020 là 40.000 tỷ đồng, trong đó vốn của các nhà đầu tư là 37.000 tỷ đồng, vốn NSNN là 3.000 tỷ đồng.

Bên cạnh đó, đối với từng KCN cụ thể, tỉnh cũng đã có quy hoạch cụ thể phù hợp trên cơ sở quy hoạch chung toàn tỉnh và toàn ngành công nghiệp. Cùng với đó, tại mỗi một địa phương, tỉnh cũng đã chọn những vị trí thuận lợi để quy hoạch các khu, cụm công nghiệp tiêu biểu, tạo môi trường thu hút đầu tư rộng khắp. Võ Nhai có KCN La Hiên (200ha), nằm sát Quốc lộ 1B; Phổ Yên xây dựng thêm KCN Bãi Bông (200ha), nằm gần đường sắt, tuyến Quốc lộ 3 và đường cao tốc Hà Nội-Thái Nguyên; Thành phố Thái Nguyên có KCN phía Tây (200ha) là KCN sạch và công nghệ cao; Thị xã Sông Công xây dựng thêm KCN nhỏ Khuynh Thạch (20ha); Phú Lương hình thành 3 KCN nhỏ là: Sơn Cẩm, Phấn Mễ và Động Đạt nằm sát Quốc lộ 3; Định Hoá với 4 KCN nhỏ: Trung Hội, Kim Sơn, Tân Thịnh và Bảo Cường; Phú Bình với KCN Điềm Thuỵ, KCN nhỏ Kha Sơn và Úc Sơn… Các KCN này đều được quy hoạch và định hướng phát triển trên cơ sở khai thác và phát huy tối đa tiềm năng thế mạnh của từng địa phương, có tính đến khả năng phát triển nhiều năm sau của địa phương đó và của cả tỉnh.

Trong quy hoạch định hướng phát triển các khu, cụm công nghiệp tập trung của tỉnh đến năm 2020 cho thấy, ngoài quỹ đất sạch, các nhà quy hoạch cũng đã tính tới vùng đệm cho KCN. Tức là dành ra một quỹ đất liền kề KCN, bình thường vẫn có thể canh tác nông nghiệp, nhưng khi cần đến sẵn sàng thu hồi để mở rộng KCN. Trong các KCN tập trung có bố trí lựa chọn xây dựng một KCN điểm, đạt các tiêu chuẩn quốc gia, có thể hấp dẫn được các nhà đầu tư lớn, các tập đoàn kinh tế xuyên quốc gia tới đầu tư vào những lĩnh vực công nghiệp quan trọng để tạo vị thế cho tỉnh. Cùng với đó, tiếp tục mở rộng diện tích, đầu tư hoàn chỉnh kết cấu hạ tầng, tăng tỷ lệ lấp đầy dự án trong các KCN đã quy hoạch và xây dựng.

Chƣơng 3

MỘT SỐ KIẾN NGHỊ HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT ĐẦU TƢ VÀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP TĂNG CƢỜNG THU HÚT ĐẦU TƢ, NÂNG CAO

HIỆU QUẢ ĐẦU TƢ TẠI THÁI NGUYÊN 3.1. Một số kiến nghị hoàn thiện pháp luật đầu tƣ hiện hành

Luật đầu tư sau khi được ban hành và triển khai thực hiện đã phát huy được những hiệu quả không nhỏ về việc tạo ra một môi trường pháp lý thống nhất điều chỉnh các hoạt động đầu tư, thể chế hóa và thực thi trong đời sống kinh tế những chính sách về đầu tư... Tuy nhiên sau một thời gian được thử thách bởi chính thực tế sôi động và những đòi hỏi điều chỉnh của các quan hệ đầu tư thì đạo luật này cũng đã bộc lộ không ít các vấn đề cần sớm được sửa đổi, hoàn thiện. Trong khuôn khổ cua luận văn này, với hiểu biết và khả năng có hạn của mình, tác giả luận văn xin được đề cập đến một số giải pháp và kiến nghị nhằm mục đích hoàn thiện pháp luật đầu tư hiện hành. Theo tác giả luận văn, các quy định pháp lý về đầu tư hiện hành cần được nhìn nhận lại, hoàn thiện theo các nội dung dưới đây:

Thứ nhất, cần nhìn nhận hoạt động đầu tư là một phần của hoạt động

kinh doanh không tách rời các hoạt động kinh doanh. Theo đó, khi doanh nghiệp đã được đăng ký thành lập, và đã ĐKKD ngành, nghề cụ thể nào đó, thì doanh nghiệp đã có quyền hợp pháp đầu tư phát triển hoạt động kinh doanh của mình trong ngành và lĩnh vực đó. Nói cách khác, doanh nghiệp sau khi đăng ký kinh doanh, thì đương nhiên có quyền đầu tư.

Các dự án đầu tư xây dựng công trình thì cần được áp dụng quy trình và thủ tục đầu tư một cách chặt chẽ, còn đối với các dự án đầu tư không xây dựng công trình thì không cần thiết phải áp dụng quy trình và thủ tục đầu tư nhằm đơn giản hóa, tạo điều kiện thuận lợi cho các hoạt động đầu tư. Cũng cần phải thống nhất khái niệm dự án đầu tư theo hướng này. Dự án đầu tư nên

quy định rõ gồm hai bộ phận là đầu tư xây dựng công trình và đầu tư không xây dựng công trình. Dự án đầu tư xây dựng công trình nên thiết kế theo ba nhóm A, B, C như quy định của pháp luật về xây dựng hiện hành nhằm tạo ra sự tương thích với pháp luật về xây dựng bởi vì các hoạt động đầu tư gắn với xây dựng công trình ngoài chịu sự điều chỉnh của Luật đầu tư còn được điều chỉnh một cách trực tiếp, sâu sắc bởi pháp luật xây dựng. Như đã trình bày ở các phần trên, nếu pháp luật về đầu tư và pháp luật xây dụng không có tiếng nói “đồng thanh” trong các vấn đề giao thoa giữa các đạo luật thì vô hình chung đã làm khó các nhà đầu tư và làm nản lòng họ. Vì thế mà các hoạt động đầu tư bị cản trở rất nhiều.

Thứ hai, pháp luật đầu tư hiện hành vẫn chưa khẳng định được một cách

rõ ràng ý nghĩa pháp lý của giấy chứng nhận đầu tư. Bên cạnh đó, các thủ tục đầu tư vẫn chưa thực sự giản tiện. Giấy chứng nhận đầu tư xét cho cùng chỉ là xác nhận chủ trương đầu tư cụ thể đối với dự án đầu tư, trong đó có xác định chủ trương về địa điểm đầu tư, cần xác định dựa trên các căn cứ như: Sự phù hợp với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội, với quy hoạch phát triển hạ tầng kỹ thuật, quy hoạch sử dụng đất, quy hoạch xây dựng tại những nơi đã có quy hoạch. Các dự án đầu tư xây dựng công trình có thể thực hiện ở trong hoặc khu công nghiệp, khu chế xuất, khu công nghệ cao...

Đối với dự án đầu tư trong khu công nghiệp, các khu kinh tế tương tự hay đã có trong nội dung của các quy hoạch, thì nhà nước đã có chủ trương tổng thể về đầu tư. Theo đó, giấy chứng nhận đầu tư là sự xác nhận của cơ quan nhà nước có thẩm quyền, “trao” cho nhà đầu tư quyền thực hiện dự án đầu tư cụ thể, nêu ra chủ trương về dự án đầu tư cụ thể. Từ đó, thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư tiếp theo; còn thực hiện như thế nào, thì nhà đầu tư phải tuân thủ các quy định pháp luật chuyên ngành liên quan.

Các dự án đầu tư ngoài khu công nghiệp, khu chế xuất, đặc khu kinh tế có thể chia hai loại đối tượng là đã có và chưa có giấy chứng nhận quyền sử

dụng đất hoặc được thuê đất. Đối với trường hợp đã có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất với mục đích sử dụng phù hợp với ngành, nghề kinh doanh và mục tiêu của dự án, thì thủ tục hành chính thực hiện dự án đầu tư nên áp dụng như sau:

- Không yêu cầu làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đầu tư;

- Đăng ký hoặc đánh giá tác động môi trường (đối với những dự án yêu cầu đăng ký hoặc thẩm tra đánh giá tác động môi trường);

- Lập thiết kế cơ sở và làm ngay thủ tục xin cấp phép xây dựng theo quy định của pháp luật về xây dựng.

Đối với nhà đầu tư chưa có giấy chứng nhận quyền sử dụng đất hoặc được thuê đất thì thủ tục đầu tư và xây dựng có thể được thực hiện như sau:

- Xin chấp thuận về chủ trương đầu tư hoặc/và địa điểm đầu tư;

- Đăng ký bảo vệ môi trường hoặc thẩm định đánh giá tác động môi trường; - Giao đất hoặc cho thuê đất;

- Thẩm định thiết kế cơ sở hoặc xin phép xây dựng.

Sau khi có được chủ trương đầu tư, hoặc địa điểm đầu tư, nhà đầu tư thực hiện các thủ tục hành chính về đầu tư theo quy định của pháp luật có liên quan. Xét từ lợi ích của nhà đầu tư, thì họ cần được cơ quan nhà nước xem xét, giao đất hoặc cho thuê đất; đăng ký bảo vệ môi trường hoặc thẩm tra đánh giá tác động môi trường và được cấp phép xây dựng. Đó là ba thủ tục hành chính mà nhà đầu tư phải hoàn thành trước khi khởi công xây dựng công trình của dự án đầu tư.

Thứ ba, cần tách biệt giấy chứng nhận đầu tư và giấy chứng nhận

ĐKKD cho doanh nghiệp mới thành lập có sở hữu nước ngoài trên 49% vì bản chất pháp lý của hai loại giấy chứng nhận nói trên là hoàn toàn khác nhau. Điều này có nghĩa là, đối với thành lập mới doanh nghiệp có sở hữu nước ngoài trên 49%, thì vẫn yêu cầu có dự án đầu tư và ĐKKD tiến hành

đồng thời với ĐKĐT. Tuy nhiên không cấp giấy chứng nhận đầu tư đồng thời là giấy chứng nhận ĐKKD như hiện nay; mà cần có sự tách biệt giữa giấy chứng nhận ĐKKD và giấy chứng nhận dự án đầu tư. Việc này sẽ có lợi cho công việc quản lý đầu tư, kinh doanh, hồ sơ giấy tờ cũng như tạo điều kiện thuận lợi cho sự nhập thị trường của nhà đầu tư nước ngoài. Việc này cũng không hề phát sinh thêm chi phí cho cơ quan nhà nước và nhà đầu tư có liên quan và hơn thế, như đã trình bày ở các phân trên của luận văn, việc tách biệt này đảm bảo được sự tương thích và thống nhất áp dụng trong các quy định về mã số ĐKKD, mã số dự án đầu tư, về đăng ký bổ sung sửa đổi về ĐKKD, lập chi nhánh, văn phòng đại diện, về chuyển đổi, chia tách, hợp nhất và mua lại doanh nghiệp, giải thể doanh nghiệp...

Thứ tư, đối với công tác đánh giá tác động môi trường; giao đất, cho

thuê đất.

Nên có quy định về công tác nghiên cứu đánh giá tác động môi trường theo hướng chỉ tập trung vào những tác động môi trường của dự án, không nhất thiết phải có báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án. Đánh giá hoặc đăng ký bảo vệ môi trường nên làm sau khi có chủ trương đầu tư và phải hoàn tất trước khi xem xét, chấp thuận cụ thể về giao đất hoặc cho thuê đất.

Đối với công tác giao đất, cho thuê đất, pháp luật đầu tư nên thống nhất chế độ cho thuê đất hoặc giao đất thống nhất đối với nhà đầu tư trong nước và nhà đầu tư nước ngoài. Đối với hồ sơ xin giao đất hoặc thuê đất nên thiết kế các nội dung sau:

- Báo cáo giải trình kinh tế-xã hội của dự án đầu tư và nhu cầu về sử dụng đất;

- Báo cáo giải trình năng lực và kinh nghiệm của nhà đầu tư;

- Kế hoạch chi tiết triển khai thực hiện dự án và cam kết thực hiện đúng tiến độ như đã cam kết;

- Kế hoạch về vốn thưc hiện dự án đầu tư;

Bên cạnh đó, nên quy định cụ thể nhà đầu tư được giao đất hoặc cho thuê đất để thực hiện dự án đầu tư, khi có đủ các điều kiện nhất định. Những điều kiện này chính là điều kiện đảm bảo cho các hoạt động đầu tư là khả thi, tránh tình trạng các chủ đầu tư cứ xin đất, còn việc đầu tư thì diễn ra chậm chạp, không tương xứng với quỹ tài nguyên được nhận, gây lãng phí và khó khăn cho công tác quy hoạch, thu hồi. Các điều kiện nên quy định như sau:

- Dự án đầu tư phù hợp với quy hoạch sử dụng đất hoặc yêu cầu sử dụng đất và góp phần phục vụ phát triển knh tế xã hội địa phương, vùng;

- Năng lực của nhà đầu tư phù hợp với dự án xét về quy mô vốn của dự án, tiến độ huy động vốn và tiến độ thực hiện dự án;

- Phương thức và mức đền bù hợp lý đối với những hộ gia đình phải trả lại đất;

- Mức độ đóng góp của dự án đầu tư vào phát triển kinh tế xã hội của địa phương; khả năng giải quyết việc làm cho những người bị mất đất;

- Đạt yêu cầu về bảo vệ môi trường.

Thứ năm, Đối với thiết kế cơ sở và giấy phép xây dựngvà thủ tục của dự

án đầu tư xây dựng trong khu công nghiệp.

Nên có sự phân cấp việc thẩm định thiết kế cơ sở về cho chính quyền địa phương cấp tỉnh nhằm rút ngắn thời gian và chi phí cho cả nhà đầu tư và cơ quan nhà nước trong việc thẩm định thiết kế cơ sở nói riêng và thủ tục hành chính về đầu tư nói chung. Bên cạnh đó, các cơ quan thuộc uỷ ban nhân dân cấp tỉnh nắm và hiểu rõ hơn quy hoạch tổng thể và quy hoạch chi tiết chi phối phát triển kinh tế-xã hội ở địa phương nên việc thẩm định cũng sát thực hơn. Việc trực tiếp thẩm định và chấp thuận cũng được gắn với trách nhiệm triển khai thực hiện. Vì lẽ đó, họ sẽ có trách nhiệm và có động lực hơn trong việc giám sát bảo đảm tuân thủ đúng thiết kế đã được duyệt.

Các bộ có liên quan nên chỉ tập trung vào việc quản lý vĩ mô, đưa ra có các quy định, quy trình lập và thẩm định thiết kế cơ sở chứ không nên trực

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 63)