Giải pháp về cơ chế chính sách

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 80)

6. Phương pháp nghiên cứu

3.2.3.2. Giải pháp về cơ chế chính sách

Chính quyền địa phương cần triển khai thực hiện một cách chủ động, tích cực các chính sách, pháp luật liên quan đến đầu tư của Trung ương và tiếp tục hoàn thiện các chính sách của địa phương để thúc đẩy sự phát triển và nâng cao hiệu quả đầu tư trên địa bàn tỉnh. Cụ thể cần quan tâm đến các chính sách về đất đai, thị trường, khuyến khích đầu tư, khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, đào tạo và sử dụng lao động.

Đối với các chính sách về đất đai, tỉnh cần tăng cường sự lãnh đạo ở các cấp về quản lý đất đai, đẩy mạnh trong thực tiễn việc tuyên truyền, phổ biến pháp luật, chính sách về đất đai. Các hoạt động quản lý nhà nước về đất đai, quy hoạch sử dụng đất phải thực hiện đúng theo pháp luật hiện hành và Nghị quyết số 09/2006/NQ-HĐND ngày 07 tháng 11 năm 2006 của HĐND tỉnh về điều chỉnh quy hoạch sử dụng đất đến năm 2010 và kế hoạch sử dụng đất 5 năm (2006 - 2010) của tỉnh Thái Nguyên.

Các hoạt động đầu tư có hiệu quả hay không có vai trò rất quan trọng của yếu tố thị trường tiêu thụ sản phẩm và dịch vụ được cung ứng. Vấn đề thị trường là vấn đề không thể không nhắc đến khi đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả đầu tư vì nó liên quan mật thiết với sự quay vòng của các dòng tư bản và việc tái đầu tư của các dự án. Để có được một thị trường ổn định cũng như mở rộng và phát triển thị trường cho sản phẩm của các dự án sản xuất hàng hóa, cung ứng dịch vụ của tại địa phương, chính quyền tỉnh cần tổ chức một mạng lưới thông tin và dự báo thị trường một cách khoa học, sat thực kịp thời; tổ chức tốt các kênh thông tin điện tử, xây dựng kho dữ liệu, thông tin trên mạng; có các biện pháp kịp thời nhằm hướng dẫn các chủ đầu tư nắm bắt thị trường để tổ chức tốt hoạt động sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đối tượng chủ đầu tư là các doanh nghiệp vừa và nhỏ và chủ đầu tư các dự án sản xuất, kinh doanh hàng nông sản, các chủ đầu tư ở các huyện vùng sâu, vùng xa.

Đây là những đối tượng chưa thực sự nhạy bén trong việc tiếp cận, phân tích, xử lý thông tin để đưa ra các chiến lược kinh doanh của mình và cần được giúp đỡ hơn cả. Chính quyền địa phương cũng cần phải tổ chức thường xuyên hơn các Hội chợ trong tỉnh, trong và ngoài nước nhằm trưng bày và giới thiệu sản phẩm của địa phương, cung cấp thông tin và quảng bá về tiềm năng, thế mạnh của tỉnh.

Tỉnh cần có các kênh thông tin, các cơ chế về tài chính nhằm hỗ trợ các nhà đầu tư nước ngoài tìm kiếm thị trường tại địa phương và các nhà đầu tư địa phương tìm kiếm thị trường nước ngoài.

Đối với các chính sách khuyến khích đầu tư, chính quyền tỉnh cần tập trung thực hiện tốt đề án Cải thiện môi trường đầu tư và xây dựng, cập nhật, bổ sung các chính sách ưu đãi để thu hút nguồn vốn từ nhà đầu tư thuộc mọi thành phần kinh tế; thực hiện tốt quy chế quản lý đầu tư xây dựng trên địa bàn tỉnh và các quy định của Luật xây dựng, tăng cường năng lực cán bộ thực hiện và quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình tại các cấp các ngành, các dự án, nâng cao năng lực thẩm định, kiểm tra, giám sát chất lượng công trình của lực lượng cán bộ trực tiếp làm công tác này. Bên cạnh đó cần đẩy mạnh công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng, tái định cư cho các dự án đầu tư, giải quyết triệt để nhanh chóng các khiếu nại, tố cáo cũng như các vướng mắc của nhà đầu tư. Khi các vấn đề vùa trình bày được thực hiện một cách triệt để, đồng bộ thì các hoạt động đầu tư tại địa phương thực sự được đánh giá bằng cái nhìn trọng thị từ phía chính quyền và nhà đầu tư sẽ yên tâm hơn trong việc triển khai thực hiện các hoạt động đầu tư của mình trên địa bàn tỉnh.

Về các chính sách khoa học công nghệ và bảo vệ môi trường, chính quyền địa phương cần tập trung đẩy mạnh hơn nữa các hoạt động chức năng của Trung tâm thông tin, tư vấn và chuyển giao công nghệ tỉnh Thái Nguyên, tiếp tục hỗ trợ các doanh nghiệp, các nhà đâu tư xây dựng và áp dụng hệ

thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000, 9001, 2000 ... Bên cạnh đó, cần thực hiện mọt cách tích cực, chủ động “Đề án phát triển khoa học công nghệ tỉnh Thái Nguyên giai đoạn 2006 - 2010”; chú trọng việc nghiên

cứu, ứng dụng và sản xuất các loại vật liệu mới; phát triển các ngành công nghệ cao như công nghệ phần mềm, công nghệ sinh học, công nghệ vật liệu mới, công nghệ tự động hóa, công nghệ viễ thông... hướng đến việc xây dựng Thái Nguyên là một trung tâm phát triển công nghệ thông tin của vùng.

Tỉnh cần có chế độ ưu đãi đặc biệt nhằm thu hút các tri thức, chuyên gia giỏi đến làm việc tại địa phương và khuyến khích khích kiều bào đầu tư, chuyển giao công nghệ cho địa phương. Tỉnh cũng cần có sự liên kết chặt chẽ hơn với các cơ sở nghiên cứu khoa học, các nhà khoa học để tham gia giải quyết các vấn đề khoa học của địa phương.

Đối với vấn đề môi trường và bảo vệ môi trường, tỉnh cần triển khai thực hiện một cách chủ động, thiết thực các chính sách của nhà nước và những quy định của pháp luật hiện hành về môi trường. Các cơ sở sản xuất gây ô nhiễm nghiêm trọng cần được xử lý nhanh chóng, dứt điểm, kịp thời. Song song với việc đó, tỉnh cần có các chương trình, kế hoạch cho việc tuyên truyền, phổ biến, giáo dục nhằm nâng cao trách nhiệm xã hội về bảo vệ môi trường.

Về chính sách đào tạo và sử dụng lao động, tỉnh cần có các chiến lược về đào tạo nguồn lao động có chất lượng có thể đáp ứng được một cách tốt nhất các công việc liên quan đến mọi lĩnh vực kinh tế - xã hội nói chung và hoạt động đầu tư nói riêng. Là trung tâm lớn thứ 3 cả nước về giáo dục đạo tạo nhưng không phải vì thế mà tỉnh không thiếu nguồn lao động kỹ thuật cao và đội ngũ công nhân lành nghề. Tỉnh cần chú trọng hơn đến việc đào tạo theo nhu cầu xã hội (đa số các trường đại học thuộc Đại học Thái Nguyên đều đã có đề án về đào tạo theo nhu cầu xã hội nhưng mới ở giai đoạn đầu của việc

triển khai thực hiện) tỉnh cần có liên hệ chặt chẽ với các trường đại học tại Thái Nguyên và các đơn vị đào tạo trong và ngoài nước trong việc thực hiện chính sách đào tạo lao động của địa phương thông qua các chương trình hợp tác, các cơ chế hỗ trợ tài chính cho việc thực hiện các đề án về vấn đề vừa trình bày. Tỉnh cũng cần có những quy hoạch kịp thời đối với việc đào tạo đội ngũ công nhân để cung cấp nguồn lao động có chất lượng cho các khu, cụm công nghiệp trên địa bàn. Thực tế hiện nay, hệ thống các trường dạy nghề còn nhiều bất cập chưa đáp ứng được việc cung ứng nguồn lao động cho các hoạt động sản xuất, kinh doanh trên địa bàn tỉnh. Người lao động dù đã được đào tạo qua các trường dạy nghề nhưng cũng không thể thực hiện tốt được ngay công việc mà vẫn phải được người sử dụng lao động tổ chức đào tạo lại thì mới thực sự đáp ứng được yêu cầu công việc. Thực tế này gây không ít tốm kém về cơ hội, thời gian, tiền bạc của các doanh nghiệp đầu tư trên địa bàn tỉnh và là một trong những nguyên nhân làm giảm sút khả năng cạnh tranh, tăng chi phí giá thành của các đơn vị sản xuất, kinh doanhh, cung ứng dịch vụ trên địa bàn tỉnh. Khắc phục được vấn đề này là nâng cao được vị thế về môi trường đầu tư của tỉnh.

Bên cạnh đó, cần phải ghi nhận các chi phí về đào tạo và đào tạo lại của doanh nghiệp là chi phí họp lý làm căn cứ xác định thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp nhằm góp phần chia sẻ khó khăn trong vấn đề đào tạo lao động của doanh nghiệp. Các doanh nghiệp cũng cần có chiến lược xây dụng nguồn lao động của riêng mình thông qua các hợp đồng đào tạo theo địa chỉ với các trường đại học, cao đẳng, trường dạy nghề để có thể chủ động hơn, đỡ tốn chi phí đào tạo hơn trong việc đào tạo và đào tạo lại người lao động.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 80)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)