Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

6. Phương pháp nghiên cứu

2.3.1.4. Quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư

Trước khi xác định vấn đề quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư, chúng ta cần phải nhìn nhận một cách tường minh và thông suốt khái niệm “nhà đầu tư”.

Theo như cách định nghĩa tại Khoản 4 - Điều 3 - Luật đầu tư 2005 thì khái niệm nhà đầu tư có nội hàm rất hẹp, chỉ được giới hạn là các tổ chức tham gia vào quan hệ đầu tư. Tuy nhiên, nếu nhìn nhận một cách khái quát và dẫn chiếu tới “khái niệm đầu tư” thì khái niệm “nhà đầu tư” không chỉ được giới hạn như vậy mà còn một lớp các đối tượng khác - chính là các cá nhân đã bỏ vốn và các nguồn lực khác để thành lập ra các tổ chức kinh tế để thực hiện các hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung ứng dịch vụ theo Luật doanh nghiệp. Có thể nói rằng lớp nhà đầu tư này là lớp nhà đầu tư “sơ cấp”, còn lớp nhà đầu tư mà Luật đầu tư nêu ra tại Điều 3 là lớp “thứ cấp”. Phải chăng, các nhà xây dựng Luật đầu tư xuất phát từ một quan điểm điều chỉnh rằng luật này chỉ có chức năng điều chỉnh các hoạt động của lớp nhà đầu tư “thứ cấp” còn lớp các nhà đầu tư “sơ cấp” thuộc về bổn phận của Luật doanh nghiệp và các luật khác có liên quan? Theo quan điểm của tác giả luận văn thì nếu đã có sự phân biệt nội hàm của sự điều chỉnh của Luật doanh nghiệp và Luật đầu tư thì cần thiết phải điều chỉnh các hoạt động đầu tư của các cá nhân là thành viên của các tổ chức kinh doanh thành lập theo Luật doanh nghiệp với tư cách là các nhà đầu tư thay vì không có sự điều chỉnh hoặc phó mặc cho Luật doanh nghiệp như hiện nay. Có lẽ như vậy thì sẽ trả các nhà đầu tư này về đúng với định nghĩa về họ theo quan điểm kinh tế học vì xét cho cùng thì các

khái niệm pháp lý về vấn đề này cần được xây dựng trên nền tảng của các quan điểm, khái niệm kinh tế học. Đó cũng là cách làm cho các quan hệ pháp lý có được sức sống thực sự thay vì chỉ sống một đời sống ảo rồi sớm bị phủ nhận bởi các quan hệ kinh doanh, đầu tư diễn ra không cùng quỹ đạo với nó.

Theo quy định của pháp luật đầu tư hiện hành, các quyền và nghĩa vụ của nhà đầu tư được ghi nhận tại chương III - Luật đầu tư (từ điều 13 đến điều 20) và chương III Nghị định 108/NĐ-CP (từ điều 11 đến điều 21). Có thể nhận thấy rằng pháp luật hiện hành đã ghi nhận và hết sức tạo điện kiện cho việc tạo lập, duy trì và bảo hộ cho quyền lợi của nhà đầu tư. Nhà đầu tư khi tham gia vào các hoạt động kinh doanh họ đã nhận được những khích lệ, bảo hộ, cam kết pháp lý hết sức rõ ràng từ phía nhà nước. Có những lợi ích của nhà đầu tư được duy trì và bảo đảm ngay cả khi pháp luật và chính sách đầu tư thay đổi (nhưng gây thiệt hại cho nhà đầu tư), điều này hẳn là một cam kết, một sự khẳng định trước sau như một cho việc bảo vệ tối đa lợi ích của nhà đầu tư (Điều 20-Nghị định 108 NĐ-CP (Quyền được bảo đảm đầu tư trong trường hợp thay đổi pháp luật, chính sách). Có thể khẳng định rằng: hơn lúc nào hết lợi ích của nhà đầu tư được đánh giá cao và đảm bảo theo các quy phạm luật đầu tư hiện hành.

Đối với các ghi nhận về nghĩa vụ của nhà đầu tư của Luật đầu tư (Điều 20) và Nghị định 108 NĐ-CP (Điều 21) đều ghi nhận các nghĩa vụ của nhà đầu tư một cách khá sơ sài mang ý nghĩa định tính nhiều hơn định lượng trong khi để thực thi các nghĩa vụ, yếu tố định lượng là rất quan trọng và có ý nghĩa quyết định đến việc có thực hiện được hay không. Đơn cử như tại khoản 5 - Điều 20 - Luật đầu tư quy định: “Tôn trọng, tạo điều kiện thuận lợi

để người lao động thành lập, tham gia tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội”. Những quy định như thế này thực sự khó thực hiện và rất dễ gây tranh

định được mức độ hoặc một “khoảng” để thực hiện. Bên cạnh đó, chúng ta cũng thiếu những chế tài cần thiết cho các quy phạm về nghĩa vụ. Điều này gây khó khăn cho việc xử lý các vi phạm của các cơ quan bảo vệ pháp luật và cơ quan quản lý nhà nước về đầu tư. Chẳng hạn như ngay tại Khoản 1 - Điều 20 - Luật đầu tư quy định: “Nhà đầu tư phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của nội dung đăng ký đầu tư, hồ sơ dự án đầu tư và tính hợp pháp của các văn bản xác nhận”.

Tại sao chúng ta không ghi nhận trực tiếp hoặc viện dẫn một chế tài cụ thể trong trường hợp như thế này? Những quy định như thế này nhiều khi làm cho những quy phạm xa rời đời sống thực tế, chỉ tồn tại như những tuyên ngôn, rất khó khăn trong việc thực thi. Thiết nghĩ rằng, chúng ta tạo điều kiện bao nhiêu, ưu đãi bao nhiêu, bảo vệ bao nhiêu, nâng niu bao nhiêu các nhà đầu tư trong việc quy định quyền lợi của họ thì cũng phải nhìn nhận nghiêm khắc, thực tế và rõ ràng bấy nhiêu với các nghĩa vụ của họ.

Một phần của tài liệu Một số vấn đề pháp lý về đầu tư tại tỉnh Thái Nguyên (Trang 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)