Kiến nghị với BIDV Việt Nam

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 85)

Để thực hiện các giải pháp trên đây, với mong muốn đẩy nhanh việc đổi mới công tác phát triển nguồn nhân lực. Tôi đề xuất, kiến nghị với BIDV những vấn đề sau:

Đẩy nhanh việc xây dựng chiến lƣợc phát triển NNL làm cơ sở để xây

dựng chƣơng trình, kế hoạch đào tạo phù hợp.

Kịp thời điều chỉnh chế độ đãi ngộ tài chính đối với mức thù lao cho

giảng viên mời ngoài phù hợp với mặt bằng giá thị trƣờng để có thể mời đƣợc giảng viên giỏi, kể cả giảng viên nƣớc ngoài. Có chủ trƣơng xây dựng đội ngũ giảng viên chuyên nghiệp, có chinh sách khuyến khích những cán bộ có trình độ, học vị, tâm huyết tham gia vào hoạt động đào tạo nhƣ giảng dạy, biên soạn tài liệu giảng dạy.

Sớm xây dựng quy trình và hƣớng dẫn quản lý sau đào tạo, trƣờng

hợp cần thiết cho thuê tƣ vấn để tiết kiệm thời gian và đảm bảo chất lƣợng

Xây dựng và ban hành quy định điều chỉnh các mối quan hệ giữa đào

tạo với sử dụng, đãi ngộ theo quy hoạch. Cán bộ trong diện quy hoạch phải đạt kết quả tốt trong các chƣơng trình đào tạo bắt buộc mới đƣợc xem xét đề bạt, bổ nhiệm. Có cơ chế đền bù kinh phí đào tạo để nâng cao trách nhiệm của ngƣời đƣợc đào tạo và hạn chế hiện tƣợng chảy máu chất xám đang có nguy cơ trở thành phổ biến. Ví dụ, xây dựng quy định yêu cầu cán bộ trong diện quy hoạch phải đạt loại khá trở lên trong các khóa đào tạo dành cho cán bộ trong diện quy hoạch theo quy định của BIDV thì mới đƣợc xem xét đề bạt, các cán bộ đƣợc xem xét đề bạt cũng phải tham gia đầy đủ các khóa học bắt buộc cho cán bộ nguồn. Áp dụng quy định đền bù kinh phí đào tạo khi ngƣời đƣợc đào tạo sau đào tạo không làm việc cho BIDV nữa. Tùy theo mỗi

chƣơng trình học quy định nhân viên đƣợc đào tạo phải phục vụ cho BIDV ít nhất bao nhiêu thời gian sau đào tạo căn cứ vào chi phí đào tạo và thời gian thu hồi vốn.

Học tập kinh nghiệm quốc tế trong việc xây dựng và áp dụng các

chuẩn mực đào tạo theo yêu cầu của công việc. Xây dựng mối quan hệ giữa cơ sở kinh doanh và cơ sở đào tạo, phối hợp với các tổ chức đào tạo để có đƣợc dịch vụ sát với yêu cầu của mình.

Công tác đào tạo phải đƣợc thực hiện thƣờng xuyên, đồng bộ từ trung

ƣơng đến địa phƣơng. Cần quy định rõ nội dung do trung ƣơng đảm nhận và nội dung do địa phƣơng tự đào tạo. Quy hoạch công tác đào tạo với thăng tiến và lộ trình công danh. Phải coi việc đào tạo liên tục cán bộ nhân viên là cách đầu tƣ để nâng cao chất lƣợng dịch vụ. Cần xây dựng chiến lƣợc đào tạo con ngƣời cụ thể và gắn với từng năm gắn với xây dựng lộ trình công danh cho cán bộ nhân viên để họ có định hƣớng phấn đấu rõ ràng và gắn bó lâu dài với ngân hàng.

Xây dựng chính sách khuyến khích đãi ngộ và thu hút cán bộ có năng

lực chuyên môn, có bằng cấp.

 Xây dựng chƣơng trình đào tạo và hệ thống đánh giá nhu cầu và

chất lƣợng đào tạo theo thông lệ quốc tế. Xây dựng giáo trình tự học và học qua mạng, học từ xa nhằm cập nhật bổ sung kịp thời các thông tin, kiến thức mới cũng nhƣ cung cấp cơ hội tự đào tạo rộng rãi cho CBCNV trong hệ thống BIDV.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực tại Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Hà Tĩnh (Trang 85)