Đánh giá về tính liên tục đổi mới

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Trang 46)

II. ĐÁNH GIÁ NĂNG LỰC CẠNHTRANH CỦA CÁC CÔNG TY BẢO HIỂM PH

2.3.Đánh giá về tính liên tục đổi mới

2. Đánh giá năng lực cạnhtranh của các công ty bảo hiểm nhân thọ trênthị trường

2.3.Đánh giá về tính liên tục đổi mới

- Về cơ cấu tổ chức

Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay có thể nói hầu hết các doanh nghiệp đều đang hết sức tích cực đổi mới. Các doanh nghiệp đang phải làm tất cả

những gì có thể để có thể sẵn sàng cho việc mở cửa thị trường bảo hiểm Việt Nam vào đầu năm 2008. Xu hướng các doanh nghiệp bảo hiểm liên kết với các ngân hàng thương mại đang trở nên phổ biến. Trong một vài năm gần đây một loạt các doanh nghiệp bảo hiểm đã tiến hành cổ phần hóa như Bảo Minh 2004, Bảo Việt thành lập tập đoàn tài chính bảo hiểm Bảo Việt, Công ty bảo hiểm dầu khí năm 2006…Có thể nói hai doanh nghiệp bảo hiểm tích cực thay đổi và làm mới mình nhất chính là PVI và PTI từ việc thay đổi cơ cấu tổ chức, đến việc thay đổi cách thức tổ chức hệ thống đại lý…đã đem lại co họ không ít thành công trong năm 2006 và hứu hẹn sẽ còn những thành công lớn hơn nữa trong tương lai. Vẫn biết là sự thay đổi và thích ứng liên tục với thị trường sẽ tạo ra nhiều thuận lợi cho doanh nghiệp trong cạnh tranh. Tuy nhiên muốn thay đổi cũng không phải là việc đơn giản. Với Bảo Việt hay Bảo Minh với hệ thống chi nhánh rộng khắp cả nước, tổ chức quản lý khá phức tạp họ không thể thay đổi trong thời gian ngắn. Bởi như vậy sẽ tạo ra sự sáo chộn lớn về nhân sự sẽ không đem lại kết quả tốt. Việc thay đổi có thể là con dao hai lưỡi, doanh nghiệp muốn có sự thay đổi hiệu quả họ phải có chiến lược dài hạn tốt.

- Về sản phẩm và dịch vụ mới

Có được sản phẩm và dịch vụ mới để tạo ra đột biết là sự sống còn của mỗi doanh nghiệp. Trong một vài năm gần đây có thể nói là thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam các doanh nghiệp đang rất tích cực tung ra thị trường những sản phẩm bảo hiểm mới. Nhờ đó mà doanh thu toàn thị trường liên tục tăng trưởng đều đặn trong các năm vưa qua mặc cho việc lĩnh vực bảo hiểm nhân thọ đang bị chững lại. Các doanh nghiệp đang chuyển hướng kinh doanh của mình sang các nghiệp vụ phức tạp hơn như bảo hiểm tàu biển, hàng hóa vận chuyển đường biển, bảo hiểm năng lượng… Tuy vẫn là nghiệp vụ có doanh thu lớn nhất nhưng bảo hiểm trách nhiện dân sự chủ xe cơ giới và bảo hiểm vật chất xe cơ giới trong hai năm trở lại đây đã không còn giữ được sự tăng trưởng như trước nữa thạm chí đang có xu hường giảm. Hầu hết các doanh nghiệp bảo hiểm thuộc ngành vẫn khảng định được thể mạnh của mình với các nghiệp vụ bảo hiểm liên quan đến ngành đó. Như PVI

vẫn khẳng định được vị thế thị trường trong nghiệp vụ bảo hiểm năng lượng, Bảo Việt với kinh nghiệp hoạt động lâu dài vẫn đang đứng đầu trong nghiệp vụ bảo hiểm kỹ thuật, Bảo Minh với bảo hiểm hàng hoa, PJICO với bảo hiểm xe cơ giới…

Đồng thời với việc cho ra đời các sản phẩm bảo hiểm mới là việc thay đổi về chất lượng dịch vụ của các doanh nghiệp. Do sức ép cạnh tranh nên các doanh nghiệp đã liên tục nâng cao chất lượng dịch vụ của mình. Và hiện nay thì PJICO đang khẳng định chỗ đứng của mình với việc được công nhận là nhà bảo hiểm có chất lượng dịch vụ tốt nhất. Họ làm tốt tất cả các khâu từ công tác tư vấn đề phòng hạn chế tổn thất, cho đến giám định bồi thường và chi trả tiền bồi thường nhanh chóng cho khách hàng.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Trang 46)