III. PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NHÀ RỒNG
3. Phối hợp các chiến lược Marketing – Mix nhằm tăng cường giá thương hiệu công
công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng.
3.1. Chiến lược sản phẩm
3.1.1. Chất lượng sản phẩm
Việc đạt được mức độ hài long cao về giá trị cảm nhận từ phía khách hàng ngày càng trở nên khó khăn. Điều đó đòi hỏi Bảo Long phải không ngừng đổi mới, cải tiến chất lượng sản phẩm, thiết kế và cung ứng ngày càng nhiều sản phẩm mới, thỏa mãn ngày càng tốt hơn mong muốn và nhu cầu khách hàng là điều kiện quyết định sự thành công cho công ty. Mức độ phong phú, đa dạng về chủng loại sản phẩm của Bảo Long là không tốt bằng những công ty bảo hiểm lớn hơn như Bảo Việt, Bảo Minh hay PVI nhưng chiến lược đã vạch ra của Bảo Long là không đương đầu với các công ty này. Vì thế công ty cần nâng cao chất lượng về mọi mặt của các sản phẩm dịch vụ mà công ty đang cung cấp cho khách hàng, thường xuyên tổ chức các kênh thu thập thông tin phản hồi từ phía khách hàng để có thể có được sự thỏa mãn tốt nhất từ phía khách hàng. Để những sản phẩm đó thật sự trở thành thế mạnh của công ty tạo được sức mạnh cạnh tranh đủ lớn để đương đầu với các đối thủ cạnh tranh chính như Viễn Đông, VIA, UIC …
3.1.2. Giá trị dành cho khách hàng
Có thể chất lượn sản phẩm chính của công ty là cao song giá trị dành cho khách hàng không như họ mong đợi, đó cũng đã có thể co là một thất bại của công ty. Bởi suy cho cùng một sản phẩm chỉ có thể được coi là thành công nếu no tạo ra được giá trị cho khách hàng. Khách hàng thường kết hợp đánh giá giá trị của một sản phẩm mang lại. Sự đánh giá của mỗi đối tượng khách hàng về giá trị cảm nhận là khác nhau.
Với các sản phẩm bảo hiểm khách hang mua hàng mà đôi khi không cảm nhận được giá trị mà sản phẩm đó mang lại cho mình. Vậy nhiệm vụ của Bảo Long là làm sao để khi khách hàng chấp nhận đặt bút ký vào một hợp đồng bảo hiểm bất
kỳ, họ sẽ ngay lập tức cảm nhận được giá trị của chữ ký mà họ vừa ký. Để làm được như vậy Bảo Long cần phải tạo dựng được giá trị đó ngay từ khâu khai thác với thái độ tư vấn bảo hiểm của nhân viên, chất lượng của công tác tư vấn đề phòng hạn chế tổn thất, và sau cùng là công tác bồi thường cho khách hàng khi sự kiện rủi ro xảy đến với khách hàng.
3.2. Chiến lược kênh phân phối
Với bất kỳ một doanh nghiệp bảo hiểm nào hệ thống kênh phân phối là vô cùng quan trọng. Trên thị trường bảo hiểm Việt Nam hiện nay nói chung, hầu hết các công ty bảo hiểm đều đang sử dụng kênh phân phố gián tiếp. Đây là loại kênh phân phối tồn tại các trung gian phân phối, các công ty bảo hiểm thông qua hệ thống đại lý của mình để tiêu thụ các sản phẩm bảo hiểm. Cách thức phân phối này đảm bảo sự phân phố các sản phẩm một cách rộng rãi trên thị trường, sức đẩy trong quá trình tiêu thụ sản phẩm sẽ mạnh mẽ hơn. Mặt khác đây cũng là cách bán hàng hấp dẫn hơn bán hàng tại văn phòng công ty. Thông qua sự hoạt động tích cực của hệ thống đại lý của mình các công ty bảo hiểm không chỉ làm tốt hơn các dịch vụ chăm sóc khách hàng,mà còn thực hiện được mục tiêu phát triển và mở rộng thị trường của mình. Tính đến cuối năm 2006 con số đại lý bảo hiểm ở Việt Nam đang là hơn 120.000 và đang là lực lượng phân phối các sản phẩm bảo hiểm các loại năng động nhất ở Việt Nam.
Có thể nói Bảo Long là một trong những công ty bảo hiểm đang hoạt động tại các tỉnh phía Bắc có hệ thống đại lý mỏng nhất. Khách hàng của Bảo Long chủ yếu là đến từ các cổ đông của họ. Vậy muồn cho thương hiệu của mình có thể phát triển được Bảo Long cần phải xây dựng được một hệ thống kênh phân phối dày hơn, có thêm nhiều chi nhánh hơn. Vì ở nước ta hiện nay việc bán bảo hiểm qua các công ty môi giới là còn tương đối hạn chế, do đó kênh phân phối truyền thống là biện pháp tốt nhất để có thể đưa sản phẩm bảo hiểm đến tay khách hàng. Và đương nhiên không thể có được một thương hiệu mạnh nếu không có được một vị trí thị trường tốt, không có được một chỗ đứng tốt trong mắt khách hàng.
Công việc tuyển mộ đại lý là không đơn giản, phải mất công đào tạo, và phải đảm bảo được sự trung thành lâu dài của các đại lý đó đối với công ty. Vậy Bảo Long cần nâng cao hơn nữa quyền hạn và trách nhiệm cho các chi nhánh của mình ở phía Bắc.
Không những thế Bảo Long cũng cần phải triển khai liên minh liên kết chặt chẽ hơn với các công ty môi giới bảo hiểm. Vì kênh phân phối này sớm hay muộn cũng sẽ chở thành kênh phân phối cho các sản phẩm bảo hiểm, nhất là với các nghiệp vụ bảo hiểm có giá trị lớn như: Bảo hiểm hỏa hoạn, bảo hiểm hàng hải, bảo hiểm tàu thủy, bảo hiểm kỹ thuật.. .Khi thực hiện phân phối sản phẩm của doanh nghiệp qua kênh này, doanh nghiệp sẽ tiết kiệm được thời gian tiếp xúc với khách hàng bởi công việc này nhà môi giới đã làm thay doanh nghiệp rồi.
3.3. Chiến lược phí bảo hiểm
Cạnh tranh vè phí bảo hiểm đó chính là hình thức cạnh tranh phổ biến nhất của các công ty bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam hiện nay.
Như vậy để có thể có được một chiến lược phí cạnh tranh đối với khách hàng, Bảo Long sẽ phải cắt giảm chi phí từ những hoạt động khác. Bởi tiềm lực tài chính của công ty không cho phép công ty có được một chiến lược phí cạnh tranh lại vừa duy trì được đầy đủ tất cả các hoạt động khác. Tuy nhiên khi xác định chiến lược phí cạnh tranh đó Bảo Long cũng phải xác định mình sẽ cạnh tranh với ai, không thể cứ giảm phí theo Bảo Việt hay Bảo Minh được. Những công ty này có thể chịu lỗ trong kinh doanh bảo hiểm, nhưng kết quả hoạt động kinh doanh vẫn có lãi vì họ có hoạt động cho thuê tài chính hiệu quả và quan trọng nhất là họ có tiềm lực tài chính. Theo họ công ty sẽ không thể đứng được trên thị trường. Bảo Long cần phải có chiến lược phí cạnh tranh với các đối thủ mà công ty đã xác định là sẽ đương đầu như khi định vị thương hiệu đã đề ra.
Tuy là trươc mắt công ty cần phải cạnh tranh về phí. Nhưng khi đã xây dựng được cho công ty một thương hiệu mạnh công ty cần phải thay đổi chiến lược phí này để có thể kinh doanh có lãi hơn. Tóm lại chiến lược phí phải phù hợp với điều kiện thị trường, và điều kiện của công ty.
3.4. Chiến lược truyền thông
Chiến lược truyền thông là một chiến lược quan trọng nhằm trợ giúp cho quá trình tiêu thu sản phẩm. Để có một chiến lược truyền thông tốt Bảo Long cần phải quan tâm tới việc tuyên truyền quảng cáo, xúc tiến bán và quan hệ khách hàng.
Một thương hiệu mạnh có thể nói là luôn găn liền với các chiến lược truyền thông. Hiện nay trong thời đại bùng nổ thông tin như hiện nay, mỗi người đều có vô vần cách thức và phương tiện để có thể cập nhật thông tin cho mình. Nhưng điều quan trọng là trong những thông tin đó họ sẽ nhớ được gì, và trong những điều mà họ nhớ có gì liên quan đến Bảo Long hay không. Công ty muốn khách hàng nhớ tới mình thì cũng phải làm gì đó để họ nhớ.
Trong lúc mà công nghệ thông tin đang xuất hiện ngày càng nhiều trong các gia đình và mỗi người cũng dành nhiều thời gian hơn cho việc lướt Web và tìm kiếm thông tin. Vậy mà hiện nay Bảo Long chưa thể có một trang Web hay để khách hàng có thể thường xuyên truy cập. Với một trang Web có cái tên dễ nhơ, và được thiết kế thông minh rất có thể sẽ giúp khách hàng biết tới thương hiệu doanh nghiệp nhiều hơn so với các hình thức truyền thông tốn kém khác.
Thế nhưng làm thé nào để khách hàng có thể nhớ được tên trang Web của công ty. Đó lại là vấn đề của hoạt động quảng cáo, quảng bá thương hiệu qua báo đài và hoạt động tiếp xúc trực tiếp của nhân viên tư vấn với khách hàng, cũng như vị trí mà công ty dành để in địa chỉ trang Web của mình trên thu tin, phong bì, hợp đồng…
Như đã trình bày ở trên để có một chiến dịch truyền thông tốt, doanh nghiệp cần tích cực hơn trong hoạt động quang hệ khách hàng của doanh nghiệp. Tóm lại để có một chiến lược truyêng thông tốt phục vụ cho chiến lược thương hiệu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp cần tận dụng mọi cơ hội mà mình có được, tận dụng mọi phương pháp, thời gian và địa điểm để gửi gắm thương hiệu của mình đến khách hàng.