CÔNG TÁC QUẢNG BÁ THƯƠNG HIỆU TẠI BẢO LONG HÀ NỘI

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Trang 55)

1.Mục tiêu chiến lược và cam kết chất lượng dịch vụ của công ty

Với bất kỳ một doanh nghiệp nào khi quyết định xâm nhập thị trường mục tiêu. Họ chỉ có một mục tiêu duy nhất là có thể tìm được chỗ đứng trên thị trường đó, và để lại dấu ấn thương hiệu của mình trên thị trường đó.

Có thể nói ngay từ khi thành lập năm 1995 Bảo Long đã xác định rất rõ mục tiêu tồn tại hoạt động của mình.

Tầm nhìn – sứ mệnh

Trở thành nhà cung cấp dịch vụ bảo hiểm tin cậy nhất, an toàn nhất và hiệu quả nhât tại Việt Nam.

Trở thành nhà bảo hiểm chuyên nghiệp, và có uy tín tại Việt Nam ; dần khẳng định vị trí và năng lực của công ty trong thị trường bảo hiểm Việt Nam.

Chiến lược

Chiến lược 1: nâng cao chất lượng dịch vụ bảo hiểm, thỏa mãn tốt nhất mọi nhu cầu của khách hàng..

Chiến lược 2: Phát triển, đào tạo đội ngũ nhân viên ngày một chất lượng. Chiến lược 3: Thỏa mãn cổ đông

Chiến lược 4: Mở rộng phạm vi hoạt động của công ty trong cả nước.

Cam kết chất lượng dịch vụ

Chất lượng là yếu tố thành công mang tính quyết định để đạt được sự thỏa mãn của khách hàng. Để đạt được , công ty xác định và cam kết thực hiện theo chính sách chất lượng, cung cấp đầy đủ nguồn lực cần thiết để thực hiện hệ thống chất lượng nhằm thỏa mãn nhu cầu khách hàng trong hiện tại và tương lai.

Để triển khai và thực hiện hiệu quả chính sách chất lượng BẢO LONG thiết lập và duy trì thực hiện hệ thống Quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn Quốc tế ISO 9001:2000.

BẢO LONG xây dựng mục tiêu chất lượng hàng năm phù hợp và nhất quán với chính sách chất lượng, bảo đảm chính sách này được thấu hiểu, thực hiện trong toàn thể tổ chức. Mục tiêu Chất Lượng được xem xét hàng năm để cải tiến liên tục

Giá trị đối với xã hội

Hoạt động của bảo hiểm thâm nhập vào tất cả các lính vực của đời sống kinh tế - xã hội. Vì vậy, giá trị của công ty được xác đinh bởi khả năng cung cấp dịch vụ bảo hiểm đáp ứng được nhu cầu bảo hiểm của thị trường. Chúng tôi tin tưởng rằng, đóng góp hiệu quả nhất cho xã hội là củng cố một cách chiến lược về nguồn nhân lực, tri thức, tài chính của công ty cho việc đầu tư và phát triển loại hình sản phẩm bảo hiểm của các cá nhân, doanh nghiệp… một cách tốt nhất của như đáp ứng nhu cầu vốn không ngừng tăng lên của quá trình tái sản xuất trong nền kinh tế thị trường bằng cách đầu tư vào các lĩnh vực có hiệu quả.

2.Hoạt động quảng bá thương hiệu Bảo Long tại các tỉnh phỉa bắc

Với mục tiêu mở rộng hoạt động công ty trong phạm vi cả nước, Bảo Long Hà Nội đã ra đời năm 1996. Tuy nhiên trong 11 năm hoạt động trên thị trường Hà Nội và các tỉnh lân cận phía Bắc Bảo Long Hà Nội chưa để lại nhiều dấu ấn của mình tại thị trường nay. Khi nhắc đến Bảo Long tại các tỉnh phía Bắc người ta thường nghĩ đến Công ty Đông Nam Dược Bảo Long hơn là nghĩ đến công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng. Thực tế là trong 11 năm hoạt động của mình hoạt động tuyên truyền quảng cáo của Bảo Long gần như là không có gì. Bảo Long chỉ có một tấm biển quảng cáo lớn đặt tại khu công nghiệp Thăng Long Nội Bài, chi phí hàng năm vào khoảng 200 triệu đồng. Ngoài ra người ta thật ít khi thấy có sự xuất hiện của Bảo Long trên các phương tiện thông tin đại chúng, trong các trương chình truyền hình…

Một vấn đề khác cũng khiến Bảo Long gặp khó khăn trong việc quảng bá thương hiệu của minh ở phía Bắc đó là vấn đề phân cấp trách nhiệm. Sau 11 năm hoạt động mà Bảo Long Hà Nội vẫn chỉ là chi nhánh chưa thể trở thành một công ty. Cơ cấu phòng ban khá đơn giản và đương nhiên không có phòng chuyên trách về hoạt động Marketing và quảng bá thương hiệu cho công ty tại thị trường phía Bắc. Mới đây tuy Bảo Long mới có thêm một chi nhánh nữa của công ty tại Hải Phòng. Nhưng cũng như Bảo Long Hà Nội họ không thể tự quyết đến các vấn đề liên quan đến hoạt động quảng bá thương hiệu cho công ty.

Vậy một điều đơn giản mà chúng ta có thể thấy được đó là một doanh nghiệp bất kỳ nào đó muốn khẳng định được thương hiệu của mình thị họ phải có

đủ 2 yếu tố đó là con người và tài chính. Nhưng với Bảo Long không có được điều đó, trong cơ cấu chi phí quản lý cho các chi nhánh. Bảo Long không hề có chi phí cho hoạt động tuyên truyền quảng cáo hay hoạt động marketing. Đồng thời tại các chi nhánh của Bảo Long cũng không có nhân viên hay phòng chuyên trách cho hoạt động marketing.vậy là Bảo Long không có kinh phí cần thiết và cũng không có cả con người.

3. Vị trí của thương hiệu Bảo Long trên thị trường

Như trên chúng ta đã đánh giá một cách tổng quát về năng lực cạnh tranh của các công ty bảo hiểm đang hoạt động trên thị trương bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam. Và sau khi chúng ta xem xét hoạt động kinh doanh của bảo hiểm chúng ta sẽ biết được vị trí của Bảo Long đang ở đâu trên thị trường.

Bảng: Kết quả hoạt động kinh doanh Bảo Long

Chỉ tiêu Đơn vị 2003 2004 2005 2006 Doanh thu phí bảo hiểm gốc 1.000.00 0 VND 57.785,67 93.232,67 113.363,0 1 127.354,77 Chi phí quản lý 1.000.00 0 VND 14.042,73 22.586,39 29.061,74 33.873,94 Chi bồi thường

bảo hiểm gốc

1.000.00

0 VND 28.958,02 38.951,49 54.800,09 66.361,65 Lợi nhuận chưa

phân phối 1.000.00 0 VND 5.053,19 8.540,44 9.558,81 12.187,06 Tỷ lệ chi bồi thường % 67,34 63,30 65,35 66,21 Tỷ lệ chi quản lý % 32,66 36,70 34,65 33,79 Tỷ lệ bồi thường % 50,11 41,78 48,34 61,82 Thị phần % 1,49 1,95 2,06 2,16 Tăng trường % - 61,34 21,59 14,00

Theo bảng số liệu trên ta thấy:

Doanh thu phí bảo hiểm gốc của Bảo Long trong 3 năm từ 2003 đến 2005 với tốc độ tăng trưởng bình quân khá cao 25,66%. Từ 2003 đến 2004 là 61,34% tuy nhiên con số này có ý nghĩa không lớn lắm vì doanh số trong năm 2003 không cao. Sự tăng trưởng trong năm 2005 so với 2004 là khá tốt 21,59% nó cho thấy sự phát triển khá bên vững của Bảo Long, cho thấy công ty đang đi đúng hướng. Tuy nhiên trong năm 2006 doanh số của Bảo Long chỉ có thể tăng lên trên 5% so với năm

2005. Sự tăng trưởng không như ý như vậy trong năm 2006 đã làm cho thị phần của Bảo Long trên thị trường chỉ tăng lên 2,16%, đây rõ ràng là con số mà lãnh đạo công ty không hề mong muốn.

Tỷ lệ chi phí quản lý của Bảo Long là khá cao bình quân hàng năm là trên 34%, với mức chi phí quản lý cao như vậy chứng tỏ hệ thống quản lý của Bảo Long còn chưa thật hợp lý.

Mặt khác tỷ lệ chi bồi thường là khá cao nhất là trong năm 2006 lên tới 61,82%. Chứng tỏ công tác đánh giá rủi ro của công ty là chưa thật tốt. Việc chi bồi thường và tỷ lệ bồi thường trong năm 2006 của công ty làm cho lợi nhuận của công ty trong năm cũng giảm so với năm 2005.

Sau 11 năm hoạt động trên thị trường bảo hiểm phi nhân thọ Việt Nam, đến 2005 công ty vẫn cho thấy được sự ổn định và niềm tin của khách hàng vào chất lượng dịch vụ của mình nhưng sang năm 2006 mọi chuyện đã thay đổi. Thị phần của Bảo Long giảm xuống còn 1,64 với con số này thì dường như uy tín của Bảo Long đang bị giảm sút. Nguy hiểm hơn khách hàng của Bảo Long chủ yếu là có liên quan tới các cổ đông của họ, điều này thật sự không tạo ra được sự phát triển bền vững cho Bảo Long.

Con số 2,16% thị phần cũng chứng tỏ một điều khả năng thâm nhập thị trường của Bảo Long là không thật tốt. Cũng không có gì là quá lạ khi mà chi phí cho hoạt động tuyên truyền quảng cao, quan hệ khách hàng, quảng bá thương hiệu của họ là không nhiều.

Ngay cả Bảo Long Hà Nội, có thể nói là bàn đạp để Bảo Long thâm nhập thị trường bảo hiểm đầy tiềm năng ở phía bắc. Trong năm 2006 cũng có kết quả kinh doanh không thật tốt.

Trong 8 tháng đầu năm 2006 hầu hết các nghiệp vụ mà Bảo Long Hà Nội triển khai đều tăng trưởng không tốt so với cùng kỳ 2005

Bảng: Doanh thu 8 tháng đầu năm 2006 theo các nghiệp vụ

Nghiệp vụ Doanh thu 8 tháng 2005 Doanh thu 8 tháng 2006 Tăng trưởng so với 2005 Cơ cấu sản phẩm trong tổng doanh thu

BH hàng hóa 1.371.598.437 597.502.325 136,69% 18,74%

BH tàu thuyền 105.542.473 213.462.968 50,56% 1,44%

BH xây dựng lắp đặt 325.210.635 830.771.092 60,85% 4,44% BH hỏa hoạn & tài sản 633.526.459 759.499.625 16,59% 8,66% BH trách nhiệm 225.898.052 123.525.348 82,88% 3,09% BH xe cớ giới 4.086.512.827 4.707.441.404 13,19% 55,84%

BH con người 569.568.732 601.489.350 5.31% 7,78%

BH thuyền viên - 1.275.000 100,00% 0,00%

Tổng 7.317.857.615 7.816.967.112 6,38% 100%

Nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới vốn là thế mạnh của Bảo Long trong năm 8 tháng đầu năm 2006 cũng đã tăng trưởng không cao so với 2005. Tăng trưởng không đáng kể của nghiệp vụ này đã tác động khá lớn đến việc toàn chi nhánh Bảo Long Hà Nội có doanh thu không cao trong 8 tháng đầu năm 2006.

Nhìn vào cơ cấu sản phẩm trong tổng doanh thu có thể nói Bảo Long Hà Nội phụ thuộc khá nhiều vào nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới. Điều này không tốt cho sự phát triển của chi nhánh. Bởi khi nghiệp vụ này gặp khó khăn ngay lập tức chi nhánh cũng sẽ vấp phải những khó khăn.

Không những doanh thu tăng trưởng không cao mà trong 8 tháng đầu năm 2006 chi bồi thường và tỷ lệ chi bồi thường của Bảo Long Hà Nội cũng là khá cao. Tỷ lệ chi bồi thường bình quân cho tất cả các nghiệp vụ là 65,55%. Trong đó nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất là bảo hiểm tàu thuyền lên tới 96,57% tiếp đến là nghiệp vụ bảo hiểm xe cơ giới 83,68% và bảo hiểm hàng hóa 71,10%. Có thể thấy trong 3 nghiệp vụ có tỷ lệ bồi thường cao nhất thì có hai nghiệp vụ có cơ cấu trong doanh thu cao nhất trong công ty là bảo hiểm xe cơ giới và bảo hiểm hàng hóa. Đành rằng doanh thu cao là tốt nhưng công tác đánh giá rủi ro trước khi ký kết hợp đồng với khách hàng cũng là hết sức quan trọng. Nếu không doanh thu cao, rồi tỷ lệ chi bồi thường cũng cao cũng không đem lại hiệu quả cao cho công ty.

Như vậy nếu xét trên các khía cạnh thông thường để đo lường một thương hiệu như: Thị trường, sự ổn định, dẫn đầu, xu hướng lợi nhuận, sự hỗ trợ, giới hạn địa lý, sự bảo vệ thì vị trí thương hiệu của Bảo Long không thể so sánh được với các doanh nghiệp bảo hiểm khác trong nước như: Bảo Việt, Bảo Minh, PVI, PJICO

hay ngay cả PTI cũng vậy. Điều quan trọng là Bảo Long cần xác định rõ đối thủ cạnh tranh của mình là ai để có thể đưa ra chiến lược cạnh tranh, chiến lược xây dựng thương hiệu cho phù hợp.

CHƯƠNG IV

XÂY DỰNG VÀ PHÁT TRIỂN THƯƠNG HIỆU CÔNG TY CỔ PHẦN BẢO HIỂM NHÀ RỒNG.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Trang 55)