Xâydựng chiên dịch truyền thông

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Trang 69)

I. XÂYDỰNG THƯƠNG HIỆU

4.Xâydựng chiên dịch truyền thông

Đó là tổng thể các công việc lập kế hoạch về tài chính, nhân sự, cách thức… cho chiến dịch chuyền thông mà doanh nghiệp dự định tiến hành

Hiện nay việc quảng bá thương hiệu không còn quá phụ thuộc vào hoạt động tuyên truyền quảng cáo trên các phương tiện thong tin đại chúng nữa. Vì thực ra đây là biện pháp không máy hiệu quả mà lại tốn kém. Hầu hết các doanh nghiệp đang sở hữu một thương hiệu nổi tiếng họ thích dùng khái niệm quan hệ công chúng (PR) hơn trong việc quảng bá thương hiệu cho doanh nghiệp mình.

Trong cuốn sách Quảng cáo thoái vị và PR lên ngôi, tác giả Al Ries, một chuyên gia thương hiệu hàng đầu thế giới, đã viết: “Một thương hiệu tung ra mà không có hy vọng chiến thắng trên trận địa PR thì thất bại đã có thể nhìn thấy”. Ở đây không đề cập đến công cụ nào tốt hơn: PR, quảng cáo hay các kênh quảng bá khác… mà chỉ muốn nhắc lại tầm quan trọng chiến lược của PR trong xu hướng xây dựng thương hiệu mà thế giới đã nhìn nhận, nhưng chưa được các doanh nghiệp ở Việt Nam quan tâm đúng mức.

Thực ra khái niệm PR cung mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam trong một vài năm trở lại đây, khi mà các nhãn hàng nổi tiếng thê giới đang tiếp cận và thâm nhập thị trường Việt Nam nhiều hơn bằng công cụ này như: Omo với Omo – Áo trắng ngời sáng tương lai; Cô Gái Hà Lan với Đèn đom đóm, Honda với Tôi yêu Việt Nam, S- Fone với Đồng hành vì người nghèo, Mỗi bước chân một tấm lòng, P/S với Cười

lên Việt Nam. Gần đây, thương hiệu sơn 4 Oranges được nhiều người biết đến qua event Ấm áp mùa đông, tặng 10.000 tấm chăn cho đồng bào Tây Nguyên.

Tuy nhiên các doanh nghiệp khi sử dụng PR cũng cần phải thận trọng, chánh để khách hàng hiểu nhầm PR đơn giản chỉ là việc doanh nghiệp đang cố gắng để được xuât hiện trên truyền hình. Mỗi một chiến dịch PR doanh nghiệp cần phải truyền tải được thông điệp của mình vào đó.

Giả sử với một doanh nghiệp bảo hiểm như Bảo Long việc gắn thương hiệu của mình với các chiến dịch nhân đạo là rất hợp lý. Nó phù hợp với vai trò sản sẻ rủi ro cho mọi người khi rủi ro sảy đến với họ của một công ty bảo hiểm. Không những thế nó còn đánh chúng tâm lý tương thân tương ái của người dân Việt Nam, doanh nghiệp sẽ tạo dựng được nhiều thiện cảm hơn trong chiến dịch quảng bá thương hiệu của mình so với các chiến dịch quảng cáo thông thường.

Mặt khác quan hệ công chúng còn giúp doanh nghiệp tạo ra những giá trị bền vững hơn. Dù vậy nhưng có thể nói các doanh nghiệp Việt Nam còn ít kinh nghiệm hơn nhiều so với các doanh nghiệp nước ngoài khi tổ chức các sự kiện.

Đó là công cụ để tiến hành chiến dịch truyền thông,còn con người thì sao? Không có thương hiệu nào tự nhiên hình thành trong khách hàng cả. Tất cả các thương hiệu đều cần người tuyên truyền, nhưng với các công ty bảo hiểm kinh doanh các sản phẩm bảo hiểm không phải là những sản phẩm thiết yếu để khách hàng có thể thương xuyên nhắc tới nó. Vậy người tuyên truyền thế nào cho tốt, tìm ở đâu đây? Cũng dễ mà cũng khó, ngay trong mỗi doanh nghiệp đã có một đội ngũ cán bộ nhân viên đông đao, thêm vào đó mỗi doanh nghiệp bảo hiểm luôn có hệ thống đại lý rộng khắp. Vậy tại sao chúng ta không tận dụng lợi thế này. Đối với Bảo Long khi mà ngân sách cho hoạt động quảng bá thương hiệu và hoạt động marketing không phải là dồi dào, hơn thế nữa tại các chi nhánh của Bảo Long không có cán bộ nhân viên chuyên trách việc này. Vì vậy việc đào tạo sao cho tạo ra được sự trung thành, lòng nhiệt của nhân viên, của hệ thống đại lý. Để họ thường xuyên nói về thương hiệu của công ty những nơi, những lúc hợp lý là rất tốt và tiết kiệm chi phí rất đáng kể.

Ngoài ra công ty có thể gắn tên thương hiệu của mình với một tổ chức hay cá nhân nào đó, có quan hệ công chúng rộng dãi như trường hợp PJICO đã từng làm với đội bóng đá Sông Lam Nghệ An. Các hoạt động công chúng, đào tạo khách hàng, tài trợ, các hoạt động từ thiệt cũng là những công cụ tuyên truyền tuyệt vời đối với các công ty bảo hiểm.

Một phần của tài liệu báo cáo tốt nghiệp: Xây dựng và phát triển thương hiệu tại công ty cổ phần bảo hiểm Nhà Rồng (Trang 69)