xét xử. Đa số các quốc gia, trong đó Liên bang Nga cũng bắt buộc một số hoạt động ở giai đoạn điều tra phải có sự kiểm soát của Toà án, đó là những hoạt động liên quan đến quyền tự do của con ngƣời nhƣ việc bắt giam, khám xét, kiểm tra thƣ tín. Tổng thống Hoa Kỳ đang phải đối mặt với dƣ luận vì cơ quan an ninh nghe trộm điện thoại của dân chúng mà không có lệnh của Toà án.
Quyền tự do của công dân là quyền hiến định, đƣợc ghi nhận tại Điều 71 và Điều 73 Hiến pháp 1992 (đƣợc sửa đổi, bổ sung năm 2001) của Việt Nam. Việc bắt giữ ngƣời, khám xét chỗ ở, kê biên tài sản là hoạt động tƣ pháp, thuộc thẩm quyền của cơ quan tƣ pháp. Cơ quan tƣ pháp ở đây chỉ có thể là Toà án, Viện kiểm sát khi hoạt động tố tụng là cơ quan công tố, thực hiện chức năng của cơ quan hành pháp nên không thể phê chuẩn lệnh bắt giam hay lệnh khám xét, kê biên tài sản của công dân.
Thực tiễn pháp luật Việt Nam đã từng quy định thẩm phán mới có quyền quyết định bắt ngƣời phạm pháp: “Chỉ trừ khi nào có sự phạm pháp quả tang về khinh tội hay trọng tội còn bao giờ bắt ngƣời cũng cần phải có lệnh của thẩm phán viên. Lệnh đó phải viết ra giấy”. “Khi nào sự phạm pháp đƣơng xảy ra hoặc vừa xảy ra trƣớc mắt, hoặc khi nào kẻ phạm pháp còn đƣơng bị công chúng theo đuổi hay còn đƣơng cầm giữ tang vật thì gọi là phạm pháp quả tang. Trong trƣờng hợp đặc biệt ấy thì bắt ngƣời không cần phải có lệnh trƣớc của thẩm phán viên. Bất kỳ trƣờng hợp nào trong hạn 24 giờ kể từ lúc bắt, ngƣời bị bắt cũng phải đƣợc đem ra trƣớc mặt thẩm phán viên để lấy cung” (Điều thứ nhất và Điều thứ hai Sắc lệnh số 40/SL ngày 29/3/1946 về việc bắt ngƣời và giam cứu).
Thấy cần phải sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự về việc áp dụng các biện pháp ngăn chặn, theo hƣớng lệnh bắt giam, lệnh giam giữ ngƣời, lệnh khám xét của Cơ quan điều tra và Cơ quan công tố phải đƣợc Toà án cùng cấp phê chuẩn. Việc phê chuẩn các quyết định này không nhất thiết phải là Chánh án hay Phó Chánh án Toà án, mà nên giao cho thẩm phán. Thẩm phán đã thực hiện nhiệm vụ thuộc giai đoạn trƣớc xét xử thì không đƣợc tiến hành xét xử chính vụ án đó nữa.