KẾT LUẬN CHƢƠNG

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 29 - 30)

Xét xử vụ án hình sự là quyền năng của Nhà nƣớc, do Toà án thực hiện. Thẩm phán đại diện cho Toà án thực hiện nhiệm vụ đó. Chỉ có Thẩm phán cùng một Hội đồng xét xử hợp pháp mới có thẩm quyền tuyên bố một ngƣời có tội và phải chịu hình phạt. Để tránh lạm dụng quyền lực, việc xét xử vụ án hình sự bao giờ cũng đƣợc giao cho một tập thể (trừ những vụ án đơn giản, rõ ràng, có sự đồng ý của ngƣời bị xét xử) và do hai cấp Toà án thực hiện.

Thẩm phán là một chức danh tƣ pháp, đƣợc chọn lọc theo một trình tự chặt chẽ và thông thƣờng do ngƣời đứng đầu Nhà nƣớc bổ nhiệm. Thẩm phán khi làm nhiệm vụ xét xử nhân danh Nhà nƣớc, bản án đƣợc tuyên phải đƣợc các cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện nghiêm chỉnh.

Thẩm phán trong mô hình tố tụng nào cũng phải là những ngƣời khách quan, vô tƣ, trung thực và có tinh thần bảo vệ công lý, bảo vệ lẽ phải. Trong tố tụng hình sự, Thẩm phán luôn phải đứng giữa hai bên buộc tội và gỡ tội, đòi hỏi có sự công bằng trong việc tiếp nhận và đánh giá chứng cứ. Tố tụng hình sự cho phép nhƣng không bắt buộc bị cáo tìm mọi biện pháp chứng minh cho sự vô tội của mình. Ngƣợc lại, nếu cơ quan công tố không tìm đủ căn cứ thì Thẩm phán phải tuyên bố bị cáo vô tội.

Cải cách tƣ pháp diễn ra trong lĩnh vực tố tụng hình sự đòi hỏi Nhà nƣớc phải đấu tranh có hiệu quả với tội phạm nhƣng không cho phép kết án oan ngƣời vô tội. Khi chƣa có đủ chứng cứ buộc tội một ngƣời thì họ cũng là ngƣời vô tội. Tố tụng tại phiên toà cần tạo mọi điều kiện có thể để các bên đƣa ra lý lẽ của mình, mục đích cuối cùng là không bỏ lọt và không làm oan, bảo đảm đƣợc những quyền cơ bản của con ngƣời. Trách nhiệm này đƣợc giao cho Thẩm phán. Thẩm phán cần có bản lĩnh nghề nghiệp, lƣơng tâm và quan trọng hơn cả là năng lực thực hiện nhiệm vụ cao quý của mình.

CHƢƠNG 2

Một phần của tài liệu Vai trò của thẩm phán trong hoạt động tố tụng hình sự (Trang 29 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(95 trang)